Áp dụng các bài kiểm tra năng lực trong tuyển dụng và đánh giá ứng viên đã trở thành một khâu không thể thiếu trong tuyển dụng. Thông qua việc sử dụng các nhóm bài kiểm tra đánh giá năng lực, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được nhân viên một cách đa chiều nhất về khả năng của họ. Từ đó, nâng cao chất lượng đánh giá trong tuyển dụng nói chung. Vậy các bài test tuyển dụng có thể chia làm mấy nhóm và nội dung cụ thể ra sao.

Bài kiểm tra năng lực nhân viên là gì?

Tham khảo thêm:

>> 4 cách đánh giá ứng viên hiệu quả phù hợp cho mọi doanh nghiệp

>> Mẫu câu hỏi phỏng vấn giúp đánh giá ứng viên tiềm năng hiệu quả

>> 3 bước hoàn thiện quy trình đánh giá ứng viên dành cho nhà tuyển dụng

Bài kiểm tra năng lực nhân viên là gì
Bài kiểm tra năng lực nhân viên là gì?

Bài kiểm tra năng lực chính là một bài test được xây dựng dựa trên nhu cầu cho doanh nghiệp. Nhằm đánh giá đánh giá khả năng xử lý, kỹ năng và trình độ chuyên môn của ứng viên trên nhiều phương diện. Đây là một trong những phương pháp đánh giá được sử dụng trong quá trình tuyển dụng để chọn ra ứng viên phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Những dạng bài kiểm tra cung cấp thêm cho nhà tuyển dụng cũng như quản lý một cái nhìn toàn diện hơn về những tố chất khác nhau ở ứng viên. Từ đó, giảm rủi ro phát sinh từ những nhận định chủ quan, giúp tuyển dụng hiệu quả và chính xác hơn.

Vì sao bài kiểm tra năng lực nhân viên là cần thiết?

Bài test trong tuyển dụng có nhiều loại khác nhau và tùy vào mục đích sử dụng của từng doanh nghiệp mà lựa chọn mẫu đề test sao cho phù hợp. Các bài test đánh giá này sẽ góp phần giúp việc tuyển chọn trở nên khách quan và chính xác hơn. Từ đó, góp phần giảm tỉ lệ tuyển dụng sai và tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp.

Việc áp dụng các mẫu test tuyển dụng này còn hiệu quả trong trường hợp doanh nghiệp cần chọn lọc trước một số lượng lớn ứng viên. Các bài test này sẽ góp phần tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho bộ phận tuyển dụng. Bên cạnh đó nó còn mang đến nhiều lợi ích khác như:

  • Giảm tỷ lệ tuyển dụng sai gây ảnh hưởng đến thương hiệu tuyển dụng và gia tăng các chi phí ẩn của doanh nghiệp
  • Giảm tỷ lệ nhân viên bỏ việc và nhảy việc giữa chừng.
  • Tối ưu hóa quy trình đánh giá ứng viên của doanh nghiệp.

4 nhóm bài kiểm tra năng lực trong tuyển dụng

nhóm bài kiểm tra năng lực
4 nhóm bài kiểm tra năng lực trong tuyển dụng

1. Bài kiểm tra năng lực tư duy

Đúng như tên gọi, bài kiểm tra năng lực tư duy là loại bài kiểm tra nhằm đánh giá khả năng tư duy và nhận thức, nhằm xác định xem ứng viên có đủ những kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc đó hay không. Bài kiểm tra năng lực có nhiều dạng khác nhau nhằm đánh giá khả năng xử lý những thông tin khác nhau của ứng viên.

Việc sử dụng các loại bài kiểm tra năng lực tư duy còn giúp doanh nghiệp đánh giá sơ bộ về tốc độ xử lý thông tin và các khía cạnh tư duy, giúp sàng lọc ứng viên một cách nhanh chóng và khách quan, đặc biệt là đối với các kế hoạch tuyển dụng số lượng lớn.

2. Bài kiểm tra năng lực chuyên môn

Bài kiểm tra này nhằm mục đích đánh giá, xác nhận kiến thức chuyên môn cần thiết của một ứng viên cho một vị trí cụ thể. Ví dụ, một người kế toán cần có được kiến thức kế toán, kiểm toán, kiến thức cơ bản bên cạnh khả năng tính toán. Một người quản lý nhân sự sẽ cần nắm kiến thức về luật lao động và những chính sách trong công ty, bên cạnh những kỹ năng về giao tiếp hay nắm bắt tâm lý ứng viên. Hay nhân viên pháp chế cần phải có chuyên môn về hệ thống luật pháp và các luật liên quan.

Ngoài ra, những hình thức phổ biến khác của việc đánh giá kiến thức chuyên môn là chứng chỉ hoặc bằng cấp cần thiết mà doanh nghiệp yêu cầu, hoặc thậm chí đối với nhiều vị trí là bắt buộc phải có theo quy định của pháp luật.Tùy vào vị trí tuyển dụng và yêu cầu cụ thể mà doanh nghiệp có thể phát triển bộ câu hỏi phù hợp để đánh giá ứng viên. Liên quan khá chặt chẽ với kiến thức chuyên môn, kiểm tra kỹ năng chuyên môn hay tay nghề khác nhau tùy theo vị trí và ngành nghề.

Dạng kiểm tra này giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng hoàn thành những nhiệm vụ mà vị trí yêu cầu. Chẳng hạn như: một nhân viên làm việc trong ngành bán lẻ hoặc dịch vụ ăn uống sẽ cần biết cách dùng hệ thống POS, một nhân viên kế toán sẽ cần có kỹ năng Excel, hay một kiến trúc sư cần biết cách sử dụng những phần mềm và công cụ thiết kế.

3. Bài kiểm tra tính cách

Tìm hiểu thêm:

>> 3 công cụ đánh giá ứng viên và cách sử dụng hiệu quả cho doanh nghiệp

>> Tạo bài test online đơn giản và dễ dàng dành cho doanh nghiệp

>> Bí kíp quản trị nhân sự hiệu quả nhất dành cho nhà quản lý

hệ thống đánh giá ứng viên online
Vì sao bài kiểm tra năng lực nhân viên là cần thiết?

Những bài kiểm tra tính cách để đánh giá hành vi và phân loại nhóm tính cách của một người tại nơi làm việc, từ đó giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp với đội nhóm cũng như văn hóa của doanh nghiệp mình. Việc xác định nhóm tính cách của ứng viên giúp cấp quản lý xác định được bước tiếp cận và quản lý phù hợp, tạo điều kiện để nhân viên phát huy khả năng, cũng như có sự định hướng nghề nghiệp, có kế hoạch đào tạo, bố trí phân công công việc và xây dựng đội nhóm hiệu quả.

Đối với mỗi câu hỏi trong bài kiểm tra, thường có nhiều lựa chọn trả lời được đưa ra và người làm bài phải chọn câu trả lời phù hợp trong số này. Khác với những dạng kiểm tra trên, câu trả lời sẽ không có đúng hoặc sai, dù trên thực tế, không ít trường hợp ứng viên cố tình trả lời để xây dựng hình ảnh một tính cách mà họ cho là tốt.

Những bài test phổ biến nhất trên thế giới có thể kể đến như: The Caliper Profile, The Hogan Personality Inventory (HPI), The DiSC Behavior Inventory, The SHL Occupational Personality Questionnaire, 3E-IP Test (được phát triển bởi tập đoàn en-japan)

4. Các bài kiểm tra khác

Ngoài những nhóm bài kiểm tra phổ biến trên, còn có những dạng kiểm tra như: kỹ năng tin học văn phòng, khả năng ngoại ngữ, bài kiểm tra sức khỏe, kiểm tra tính trung thực, kiểm tra khả năng làm việc nhóm, mô phỏng công việc,…

Hiện nay có nhiều nhóm bài đánh giá khác nhau, mỗi loại bài test đều có ưu và khuyết điểm riêng và không có phương pháp nào là duy nhất và hoàn hảo. Những bài kiểm tra năng lực nhận thức và xử lý thông tin (thuộc về trí tuệ) có tính chính xác khá cao, do dễ dàng đưa ra kết luận từ điểm số, tuy nhiên, những bài test dạng này lại bỏ qua yếu tố con người như năng lực giao tiếp, xu hướng nghề nghiệp, …Hay những bài kiểm tra và đánh giá tính cách sẽ có tính chính xác ở mức tương đối. Đây là điều mà các nhà tuyển dụng nên hết sức lưu ý.

Kết luận

Trên đây, TestCenter đã chia sẻ 4 nhóm bài kiểm tra đánh giá ứng viên. Việc hiểu về mục đích của từng loại mẫu bài test tuyển dụng và nhu cầu của chính doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để lựa chọn để lựa chọn được bài test phù hợp, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả chi phí đã bỏ ra và nâng cao chất lượng tuyển dụng trong doanh nghiệp.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp quản lý nhân sự dành riêng cho doanh nghiệp mình thì TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá nhân sự hàng đầu Việt Nam, là một gợi ý cực hữu ích đấy. Nền tảng hỗ trợ quản lý nhân sự hiệu quả dành riêng cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, với nhiều tính năng tiện ích. Giải pháp quản lý nhân sự TestCenter.vn giúp doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí, thời gian và thao tác xử lý nghiệp vụ thủ công, phức tạp trong quy trình và tạo mẫu tiêu chí chuẩn khi đánh giá thử việc của ứng viên.

TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

tool đánh giá năng lực nhân sự

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter