bài test online đánh giá năng lực
3 bước hoàn thiện quy trình đánh giá ứng viên

Quy trình đánh giá ứng viên hoàn thiện sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí về nguồn lực. Hơn nữa là nâng cao trải nghiệm ứng viên.

Tại sao cần có quy trình đánh giá hoàn thiện?

Xây dựng quy trình đánh giá ứng viên hoàn chỉnh là một trong những bước đầu để nhà tuyển dụng tuyển dụng nhân sự thành công. Bên cạnh đó, xây dựng được đội ngũ nguồn nhân lực vững mạnh cho doanh nghiệp. Quy trình đánh giá ứng viên thì không nên quá khó khăn hay phức tạp. Khi mà hiện nay có rất nhiều công cụ hữu ích hỗ trợ.

Một quy trình đánh giá ứng viên hoàn thiện sẽ giống như một bản đồ hướng dẫn. Cho phép ta biết được có những bước triển khai thực hiện ra sao? Làm thế nào để thực hiện từng bước thật hiệu quả và tối ưu để có thể lựa chọn được ứng viên tài năng và xuất sắc nhất cho doanh nghiệp.

Nếu không, bạn sẽ thực hiện mọi việc một cách rời rạc, không đúng trình tự, không đúng cách thức. Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy, tiêu tốn thời gian và chi phí một cách vô bổ. Trong khi đó, hoạt động tuyển dụng nhân sự thì không hiệu quả. Quy trình đánh giá hiện tại không thể phản ánh được chính xác năng lực của ứng viên. Còn nhà tuyển dụng thì cứ mãi loay hoay, bất lực. Lời khuyên là đừng bao giờ thực hiện hoạt động tuyển dụng khi chưa hiểu rõ quy trình tuyển dụng là gì

Việc chưa hiểu rõ việc mình làm cũng giống như “cầm đèn chạy trước ô tô”. Nó sẽ khiến bạn rất dễ mắc phải các sai lầm đáng tiếc như sau:

Đánh giá cao hơn năng lực

Đây là sai lầm thường thấy khi các nhà tuyển dụng không nắm vững quy trình phỏng vấn. Một quy trình phỏng vấn hoàn chỉnh sẽ liệt kê đầy đủ các cách thức, hình thức để có thể khai thác ứng viên.

Bỏ sót bất kỳ bước đánh giá nào thì khó khai thác được thông tin chân thực nhất về ứng viên. Nếu chỉ đọc thông tin ứng viên cung cấp, bạn sẽ dễ đánh giá ứng viên cao hơn năng lực. Do đó, khi gia nhập công ty, họ sẽ bộc lộ lỗ hổng, điểm yếu mà bạn chưa nhìn thấy. Từ đó, công ty lại tốn thời gian một lần nữa để đào tạo cũng như tốn các chi phí ẩn khác. 

Đánh giá thấp hơn năng lực

Trái ngược với tình huống trên, khi đánh giá ứng viên thấp hơn năng lực thật sự, nhà tuyển dụng sẽ rất dễ bỏ lỡ ứng viên tài năng. Có thể thấy, sai lầm này bắt đầu từ việc không có một quy trình đánh giá tối ưu. Nhà tuyển dụng không có đủ kỹ năng để khai thác tốt về ứng viên. Ứng viên không có cơ hội thể hiện hết khả năng thì đây là thiệt hại của doanh nghiệp.

Để tránh mắc sai lầm này, nên tạo cơ hội để ứng viên được bộc lộ nhiều hơn. Thôi thúc họ bộc lộ được con người, cá tính và khả năng của mình. Đừng bao giờ biến cuộc phỏng vấn ứng viên thành cuộc hội thoại một chiều. Và nhà tuyển dụng chỉ coi đây là cơ hội để quảng bá công ty mình. Có thể bạn mới có thể tuyển chọn được những ứng viên tiềm năng.

3 bước hoàn thiện quy trình đánh giá

Để giúp nhà tuyển dụng có thể tránh được các sai lầm trên, Testcenter sẽ gợi ý 3 bước hoàn thiện quy trình đánh giá, giúp bạn xây dựng một quy trình đánh giá ứng viên phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.

Xác định mục tiêu

Đầu tiên, bạn phải xác định được mục tiêu của quy trình đánh giá. Mục tiêu này có thể bao gồm mục tiêu chính và nhiều mục tiêu phụ. Dựa trên kết quả mong muốn, hãy vạch ra những mục tiêu tuyển dụng bạn muốn đạt được. Nhưng dù xác định bao nhiêu mục tiêu ra sao, thì bạn cũng nên ghi nhớ:

  • Mục tiêu chính: để có được những ứng viên chất lượng
  • Mục tiêu phụ: đưa ra quyết định công bằng. Cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho ứng viên và giúp việc tuyển dụng của bạn tiết kiệm chi phí hơn

Xác định phương thức đánh giá tốt nhất

Những phương thức đánh giá tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được các mục tiêu mà mình đưa ra. Xác định phương pháp đánh giá phù hợp cũng sẽ giúp đánh giá tính cách và khả năng của ứng viên một cách tốt nhất.

Bạn có thể cân nhắc lựa chọn các phương thức đánh giá phổ biến sau: khả năng nhận thức, phán đoán tình huống, kỹ năng giao tiếp, mô phỏng công việc và đánh giá nhân cách.

Tham khảo thêm: Tài liệu về quản trị nhân sự mà nhà tuyển dụng cần biết

Mỗi vị trí sẽ phù hợp với những phương thức đánh giá riêng, từng bài test tuyển dụng riêng. Ví dụ, các bài kiểm tra kỹ năng kỹ thuật thường được sử dụng cho các vai trò phát triển phần mềm. Trong khi các bài kiểm tra phán đoán tình huống thường được sử dụng cho các vai trò dịch vụ khách hàng. Tùy thuộc vào vị trí tuyển dụng mà bạn nên áp dụng cho hợp lý.

Xác định tiêu chí trong quy trình đánh giá ứng viên

Đừng quên tiêu chí đánh giá ứng viên cũng là yếu tố cần lưu ý. Có rất nhiều tiêu chí ứng viên mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn và phối hợp sử dụng như: đánh giá theo thái độ, năng lực và hình thức.

Ngoài ra còn rất nhiều tiêu chí khác mà nhà tuyển dụng có thể tham khảo hoặc đề xuất theo thực trạng của doanh nghiệp mình.

Chiến lược để quy trình đánh giá hiệu quả 

Quy trình đánh giá hiệu quả chính là quy trình giúp bạn có thể đánh giá đúng nhất, chân thực nhất về ứng viên của mình. Để làm được điều đó, ngoài việc xây dựng một bộ câu hỏi tuyển dụng hay, sử dụng nhiều thủ thuật phỏng vấn thì bạn không nên bỏ sót việc: phỏng vấn sơ bộ trước buổi phỏng vấn và thực hiện các bài test kết hợp.

Phỏng vấn sơ bộ trước buổi phỏng vấn

Trước khi buổi phỏng vấn chính thức diễn ra, nhà tuyển dụng nên có một cuộc phỏng vấn sơ bộ ứng viên trước, để hình dung bước đầu về ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể phỏng vấn bằng hình thức gọi điện, email hay sắp xếp một buổi tiền phỏng vấn, để đánh giá khái quát về ứng viên, như thái độ, hành vị, chuyên môn khái quát,…

Đa số nhà tuyển dụng hay bỏ qua bước này mà bắt đầu phỏng vấn chính thức ngay. Làm như thế sẽ khiến bạn ít đi cơ hội được nhìn ngắm chân dung ứng viên một cách đa chiều và chân thực nhất. Vì vậy nếu muốn xây dựng quy trình phỏng vấn hiệu quả, đừng bỏ qua bước này nhé.

Kết hợp các bài test đánh giá

Cũng như phỏng vấn sơ bộ trước phỏng vấn, việc cho ứng viên thực hiện các bài test tuyển dụng, các bài trắc nghiệm tính cách ứng viên như test MBTI, trắc nghiệm DISC, test chỉ số cảm xúc EQ, test trí tuệ IQ,… đều sẽ giúp bạn đánh giá đúng hơn, khách quan hơn về ứng viên trước mặt. Thông qua kết quả các bài test kết hợp này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế của ứng viên. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí đang tuyển dụng, với văn hóa doanh nghiệp, để quyết định chấp nhận hay từ chối ứng viên.

Kết luận

Quy trình đánh giá ứng viên được xem là một quy trình quan trọng trong hoạt động nhân sự của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quy trình đánh giá ứng viên hiện nay còn nhiều hạn chế cần được hoàn thiện. Chính vì thế, Testcenter hy vọng rằng, những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những gợi ý hữu ích, để bắt tay vào hoàn thiện quy trình đánh giá ứng viên cho doanh nghiệp mình.

Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

công cụ đánh giá năng lực nhân sự


TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter