Sự gia tăng tỷ lệ Staff Turnover là điều không mong muốn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp khái niệm Staff Turnover là gì và 5 nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của tỉ lệ này. Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây!

Staff Turnover là gì?

Tham khảo thêm:

>> 9 cách giúp giảm tỉ lệ nhân viên nghỉ việc dành cho doanh nghiệp

>> 10 dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc nhà quản lý nên chú ý

>> 5 cách giúp hoàn thiện quy trình cho nhân viên nghỉ việc

employee turnover rate là gì
Staff Turnover là gì?

Lượng nhân viên nghỉ việc (tiếng Anh là Staff Turnover) là số lượng nhân viên rời khỏi công ty và cần thay thế bởi người mới trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).

Khi nhắc đến khái niệm Staff Turnover, người ta sẽ thường đề cập đến Turnover Rate (tỷ lệ thôi việc). Tỉ lệ thôi việc là số lượng nhân viên nghỉ việc trên số nhân viên bình quân trong một khoảng thời gian nhất định (năm hoặc quý hoặc tháng). Chỉ số này nhằm mục đích giúp nhà quản trị nhân lực đo lường được tốc độ thay đổi nhân viên trong doanh nghiệp.

Nhân viên nghỉ việc gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của công ty, đặc biệt khi nhân viên đó giữ vai trò trọng yếu trong sự thành công của công ty và là cầu nối trong hoạt động kinh doanh. Nhưng mọi thực thể kinh doanh đã nhận ra một thực tế rằng, sẽ là có lợi về chi phí và hiệu quả khi giữ chân nhân viên hiện tại hơn là thuê người mới. 

Việc nhân viên bị sa thải hay từ chức tự nguyện không phải là vấn đề cuối cùng, bởi vì trong cả hai trường hợp, công ty phải thiết lập lại quy trình tuyển dụng. Điều này đồng nghĩa với việc tốn thêm chi phí tuyển dụng mới.

5 nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của Staff Turnover là gì?

Vậy đâu là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc gia tăng của Staff Turnover trong doanh nghiệp? Dưới đây là 5 nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của Staff Turnover thường gặp nhất ở hầu hết các tổ chức, công ty.

5 nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của Staff Turnover là gì
5 nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của Staff Turnover

1. Môi trường làm việc không lành mạnh

Hành vi thô lỗ xuất hiện tại nơi làm việc như nói xấu sau lưng, đổ lỗi, thô lỗ là một số lí do quan trọng có thể dẫn đến cảm giác bị ngược đãi và phẫn nộ ở nhân viên. Bên cạnh đó, thiếu sự bình đẳng thường đóng vai trò là tác nhân trực tiếp trong việc ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên về môi trường làm việc.

Vấn đề bị đối xử thiếu công bằng tương đối dễ nhận ra thông qua cách ứng xử hằng ngày. Một vài cá nhân không thật sự xuất sắc nhưng nhận được sự thiên vị đặc biệt sẽ khiến những người còn lại không hài lòng, thậm chí dẫn đến bất mãn. Nếu bạn là đối tượng trực tiếp chịu đựng sự bất công ấy, về lâu dài chắc chắn sẽ dẫn đến năng suất làm việc giảm sút và không còn hứng thú với công việc.

2. Thiếu sự gắn kết giữa sếp với nhân viên 

Ở một cố công ty, nhân viên không có được cảm giác thân thuộc và họ vẫn là người ngoài cuộc ngay cả sau khi làm việc trong một thời gian đáng kể. Mặc dù họ thể hiện một vai trò tâm huyết và nhiệt tình, nhưng ý tưởng của họ không được đánh giá cao hoặc họ cũng không nhận được đủ sự hỗ trợ từ những người khác tại nơi làm việc. Cảm giác gắn kết của nhân viên ở mức tối thiểu và điều này có thể dẫn đến nhân viên nghỉ việc.  

Cách giảm tỷ lệ nghỉ việc hiệu quả
Thiếu sự gắn kết giữa sếp với nhân viên 

3. Mức lương, chế độ đãi ngộ không thỏa đáng 

Ai cũng đang tìm kiếm những cơ hội sẽ giúp mình có địa vị cao hơn. Nhân viên nào cũng mong muốn sẽ được nhận một mức lương tương xứng với công sức mình bỏ ra trong công việc. Đơn giản là để đáp ứng nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hàng ngày một cách đầy đủ nhất. 

Vì thế, nếu công ty trả lương quá rẻ, cộng với các chế độ đãi ngộ không tốt thì việc nhân viên nhảy việc sẽ sớm muộn xảy ra mà thôi. Nếu một nhân viên được đề nghị một mức lương tốt hơn mức lương hiện tại của họ, thì người này sẽ lựa chọn nó và rời khỏi công ty. Đây luôn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất từ trước đến nay.

4. Nhân viên cảm thấy không có tương lai

Các nhân viên cần được gắn kết với tập thể để họ có thể đạt được sự phát triển chuyên nghiệp. Nếu một nơi làm việc không cung cấp đủ cơ hội cho nhân viên, thì họ sẽ chán công việc của mình và sự không hài lòng này cuối cùng sẽ dẫn đến nghỉ việc.

Bất kỳ một nhân viên nào khi cống hiến sự sáng tạo, sức lực, thời gian vào làm việc cho công ty đều mong muốn công sức đó được nhìn nhận một cách xứng đáng. Do đó, nếu công ty thờ ơ với những nỗ lực không biết mệt mỏi của họ thì dần dần tâm lý muốn tìm một nơi làm việc mới sẽ xuất hiện.

5. Không có lộ trình phát triển

Tìm hiểu thêm:

>> Xu hướng quản trị doanh nghiệp mới nhất dành cho nhà quản lý

>> Nghệ thuật sa thải nhân viên với 7 bước mà nhà quản lý nào cũng nên biết

>> 5 bước xây dựng chương trình đào tạo nội bộ dành cho doanh nghiệp

staff turnover là gì
Người quản lý kém

Với những nhân viên có tham vọng và tố chất, mong muốn làm lãnh đạo thì trong quá trình làm việc, nếu nhận thấy công ty không thể tạo cho mình một con đường tương lai rộng mở thì sẽ nhanh chóng tìm một lối đi mới cho bản thân. Ngoài ra, những lý do như sự bất ổn trong tổ chức, thiếu thông tin phản hồi và đào tạo, huấn luyện cũng là những nguyên nhân thiết yếu để nhân viên nghỉ việc. 

Ngoài ra, từ phía nhân viên, nếu họ phải đối mặt với sự mất cân bằng giữa cuộc sống và công việc, sự không phù hợp giữa các kỳ vọng công việc, hoặc khi họ bị đánh giá thấp vì công việc, không được công nhận hoặc khen thưởng, khối lượng công việc tăng nhưng lương không tăng… cũng dẫn đến quyết định nghỉ việc.

Kết luận

Có thể thấy, yếu tố lớn nhất dẫn đến sự gia tăng của Staff Turnover đó là do nhân viên không được đánh giá đúng năng lực của mình. Điều này được hình thành bởi nhiều yếu tố. Nhận thấy vấn đề, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả nhìn nhận năng lực nhân sự hơn.

Trong đó, không thể bỏ qua công cụ đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.vn đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Chỉ với 5 phút tạo bài test online trên nền tảng TestCenter.vn, nhà quản lý có thể đánh giá được chất lượng của một cá nhân hay cả đội nhóm theo mong muốn.

Hy vọng rằng sau khi hiểu được khái niệm Staff Turnover là gì cũng như 5 nguyên nhân chính dẫn đến Staff Turnover, bạn sẽ có những thông tin hữu ích để kiểm soát tốt lượng nhân viên nghỉ việc. Từ đó, giúp công ty hoạt động vững vàng hơn và xây dựng được đội ngũ nhân viên nòng cốt, chất lượng.

TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

hệ thống đánh giá năng lực nhân sự

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter