Micromanagement là gì? Dấu hiệu của Micromanagement

Hiểu rõ Micromanagement là gì sẽ giúp nhà quản lý biết cách áp dụng phương pháp này đúng thời điểm, tránh gây nên tác động xấu tới doanh nghiệp của mình. Vậy, thực hư cách thức quản lý vi mô này thế nào và nên tiến hành ra sao, Testcenter.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này ngay trong bài viết thuộc chuyên mục tin tức sau đây!

Micromanage là gì?

Micromanagement (Quản lý vi mô) là cách thức quản lý nhân sự cực đoan với sự chú ý rất nhiều đến các chi tiết nhỏ. Thông thường, một Micromanager sẽ luôn soi xét mọi hành động của cấp dưới và đưa ra nhận xét, phê bình thay vì hướng dẫn họ cách hoàn thành nhiệm vụ hay đưa ra deadline phù hợp.

Trong phần lớn các trường hợp, quản lý vi mô không được xem như hình thức quản lý tốt nhất do nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần nhân viên. Cũng theo đó, các nhà quản lý vi mô cũng cảm thấy rất khó buông bỏ ham muốn kiểm soát cấp dưới chặt chẽ cũng như gặp nhiều khó khăn trong việc ủy thác trách nhiệm.

Họ mong muốn tự mình làm mọi thứ. Tuy nhiên tới cuối cùng, cả họ và nhân viên đều cảm thấy áp lực và nản lòng. Trên thực tế, phương pháp quản lý vi mô không hoàn toàn xấu. Micromanagement có thể mang lại lợi ích thiết thực cho tổ chức khi được xử lý và áp dụng đúng cách ở một vài tình huống nhất định.

Micromanage là mô hình quản lý nhân sự một cách cực đoan
Micromanage là mô hình quản lý nhân sự một cách cực đoan

Dấu hiệu nhận biết Micromanagement

Micromanagement có một số dấu hiệu tương đối điển hình. Việc phát hiện ra chúng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc nghiên cứu tác động của mô hình này đối với tổ chức.

  • Nhà quản lý vi mô không bao giờ để cấp dưới hoạt động một cách độc lập mà liên tục kiểm soát quá trình làm việc của họ, quan sát chi tiết mọi lúc rồi đưa ra đánh giá, nhận xét, đề xuất ngay cả khi không cần thiết.
  • Nhà quản lý vi mô không thể quan tâm tới công việc của chính mình do trong hầu hết thời gian, họ bị “mắc kẹt” trong những chi tiết không cần thiết và từ chối nhìn vào tổng thể “bức tranh” thực tế.
  • Nhà quản lý vi mô không khuyến khích cấp dưới đưa ra sáng kiến. Đồng thời, họ cũng không đánh giá cao việc nhân viên đưa ra quyết định độc lập mà chưa có sự đồng ý của họ.
  • Nhà quản lý vi mô thường xuyên tham gia vào những việc làm của người khác mà không liên quan tới họ do bản tính tự mãn, luôn có xu hướng chê bai kiến thức và kinh nghiệm của người khác.
  • Nhà quản lý vi mô thường không được đồng nghiệp và nhân viên yêu thích bởi họ không có đủ lòng trung thành cũng như sự gắn kết đội nhóm cần thiết.
Mô hình quản lý vi mô có một số dấu hiệu nhận biết tương đối điển hình
Mô hình quản lý vi mô có một số dấu hiệu nhận biết tương đối điển hình

Tác động tiêu cực của Micromanagement đến doanh nghiệp

Nếu không được áp dụng một cách có chọn lọc, mô hình quản lý vi mô có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới doanh nghiệp như:

Hạn chế sự sáng tạo của nhân viên

Khi một nhân viên nhận thấy những ý kiến, đóng góp của họ thường xuyên bị phê bình, đánh giá, họ sẽ có xu hướng ngừng sáng tạo. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người nhân viên chỉ bị động thực hiện nhiệm vụ được cấp trên yêu cầu mà không cố gắng tạo nên sự đột phá.

Khiến nhân viên mất lòng tin vào doanh nghiệp

Trong bất kỳ tập thể nào, nhân sự cũng cần được tự chủ trong một phạm vi nhất định để có thể sắp xếp và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Vậy nhưng với Micromanagement, vấn đề này sẽ bị cản trở và cấp dưới luôn phải chờ đợi sự đồng ý từ cấp trên, gây nên cảm giác khó chịu hay thậm chí chống đối, không muốn tiếp tục cống hiến cho doanh nghiệp.

Suy giảm năng suất lao động

Dưới sự tác động của phương pháp quản lý vi mô, nhân viên thường có xu hướng bị lệ thuộc vào nhà quản lý. Từ đây, khả năng chủ động và linh hoạt làm việc trong họ sẽ dần suy giảm, khiến nhà quản lý trở nên bận rộn hơn khi liên tục phải giải quyết và xem xét từng đầu việc nhỏ.

Micromanage làm suy giảm năng suất làm việc của nhân viên
Micromanage làm suy giảm năng suất làm việc của nhân viên

Gây khó khăn trong công tác đánh giá năng lực nhân viên

Trong trường hợp Micromanagement bị áp dụng sai cách, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác đánh giá năng lực làm việc nhân viên do nhà quản lý không cho phép họ tự giải quyết vấn đề, tự học hỏi.

Đánh mất nhân tài

Tại các tổ chức có nhà quản lý đi theo “đường lối” Micromanagement, hoạt động của nhân viên sẽ luôn bị cản trở, khiến họ cảm thấy chán nản và không còn hứng thú làm việc. Dù là những người tài năng, sở hữu kiến thức chuyên môn tốt nhưng với quản lý vi mô, họ cũng sẽ phải lựa chọn việc rời bỏ doanh nghiệp do áp lực.

Việc sử dụng mô hình quản lý vi mô có thể khiến doanh nghiệp đánh mất nhân tài
Việc sử dụng mô hình quản lý vi mô có thể khiến doanh nghiệp đánh mất nhân tài

Những tình huống doanh nghiệp nên áp dụng mô hình quản lý vi mô là gì?

Như đã đề cập ở phần trên, khi được tiến hành một cách đúng đắn, mô hình quản lý vi mô có thể mang lại hiệu quả cao và giúp ích nhiều cho doanh nghiệp. Nếu tổ chức đang triển khai một trong các hoạt động sau, việc áp dụng Micromanagement sẽ góp phần tạo nên kết quả tích cực:

  • Doanh nghiệp đang mở đợt tuyển dụng ứng viên.
  • Doanh nghiệp đang trong quá trình định hướng và onboarding cho nhân viên mới.
  • Doanh nghiệp đang bắt đầu một quy trình hoặc dự án mới.
  • Doanh nghiệp đang phải đối mặt với các vấn đề tài chính hoặc pháp lý.
  • Doanh nghiệp đang có nguy cơ phải sa thải nhân sự.
  • Doanh nghiệp đang tham gia vào những hoạt động có tính rủi ro cao.
  • Doanh nghiệp đang trong quá trình thay đổi chiến lược hoạt động, kinh doanh.
  • Doanh nghiệp đang có những thay đổi với nhóm quản lý cấp cao.
Áp dụng đúng Micromanage mang lại cho tổ chức nhiều lợi ích
Áp dụng đúng Micromanagement mang lại cho tổ chức nhiều lợi ích

Những tình huống doanh nghiệp không nên áp dụng mô hình quản lý vi mô

Ngược lại với thực tế ở phần trên, Micromanagement có thể biến thành một vấn đề vô cùng nan giải nếu tổ chức đang tiến hành một trong những hoạt động là:

  • Doanh nghiệp đang cần tạo điều kiện để nhân viên không ngừng học tập và phát triển bản thân.
  • Doanh nghiệp đang cần đánh giá năng lực nhân sự một cách chính xác để phân bổ công việc phù hợp.
  • Doanh nghiệp đang có nhu cầu ổn định và dần gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên.
  • Doanh nghiệp đang trong quá trình khơi dậy ở nhân viên động lực làm việc và khả năng sáng tạo.
  • Doanh nghiệp đang cần giảm thiểu tỷ lệ nhân viên thôi việc.
  • Doanh nghiệp đang muốn thu hút thêm đối tác kinh doanh.
  • Doanh nghiệp đang có nhu cầu hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn.
Lạm dụng mô hình quản lý vi mô sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực
Lạm dụng mô hình quản lý vi mô sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực

Cách áp dụng thành công Micromanagement

Như vậy, để có thể đưa quản lý vi mô vào quy trình vận hành của doanh nghiệp một cách phù hợp và cho hiệu quả cao, nhà quản lý có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:

Hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp

Micromanagement sẽ phát huy ưu thế một cách tối đa nếu nhà quản lý trang bị đầy đủ kiến thức, hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp cũng như công việc của mình. Lúc này, bạn được ví như một chuyên gia và cần nhanh chóng phát hiện vấn đề, sau đó hướng dẫn cấp dưới loại bỏ những rắc rối ấy thay vì trở thành người soi xét, đưa ra mệnh lệnh khắt khe.

Cống hiến hết mình vì doanh nghiệp

Thông qua việc chăm chỉ lao động và cống hiến hết mình, nhà quản lý sẽ có cơ hội xem xét tất cả các chi tiết dù là nhỏ nhất trong quy trình doanh nghiệp vận hành mà không cần phải thực hiện những hoạt động gây ảnh hưởng tiêu cực tới nhân viên.

Cống hiến hết mình vì tổ chức là cách áp dụng hiệu quả Micromanage
Cống hiến hết mình vì tổ chức là cách áp dụng hiệu quả Micromanagement

Tôn trọng và kết nối thường xuyên với nhân viên

Tương tác một cách thân thiện và mạnh mẽ là điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp “biến” Micromanagement trở thành phương pháp quản trị tích cực đối với nhân viên. Theo đó, nhà quản lý nên đưa ra những hướng dẫn mang tính tích cực thay vì chỉ trích, xúc phạm tới vị trí công việc, kinh nghiệm hay kiến thức của cấp dưới. Ngoài ra, hãy kiên trì, bình tĩnh và tôn trọng trong bất kỳ tình huống nào tại công ty.

Sẵn sàng lắng nghe nhân viên

Học cách lắng nghe và giao tiếp với nhân viên cũng được xem như một trong những phương pháp ứng dụng mô hình quản lý vi mô cho hiệu quả rõ rệt. Đây chính là nhóm người đang làm việc cho doanh nghiệp và hiểu rõ nhất vấn đề mà bản thân đang gặp phải.

Chính vì vậy, nhà quản lý không được bỏ qua bất cứ thắc mắc hoặc mối quan tâm nào của họ. Tương tự, bạn cũng nên sẵn sàng sẻ chia chân thành với một nhân viên khi người này có dấu hiệu đi chệch hướng so với mong đợi của bạn từ lúc ban đầu.

Xác định mục tiêu và kết quả mong đợi rõ ràng cho nhân viên

Các mục tiêu công việc và kết quả mong đợi dành cho từng nhân viên cần phải được nhà quản lý xác định một cách rõ ràng. Sau đó, trách nhiệm từ nhà quản lý mới được chuyển giao cho các trưởng nhóm.

Đối với những trường hợp đã có sẵn khung quy chuẩn để đánh giá năng lực làm việc của nhân viên, việc doanh nghiệp cho phép họ tự chủ trong một vài đầu mục công việc nhất định sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Nhà quản lý vi mô thành công nên xác định mục tiêu làm việc rõ ràng cho cấp dưới
Nhà quản lý vi mô thành công nên xác định mục tiêu làm việc rõ ràng cho cấp dưới

Nắm rõ năng lực của cấp dưới

Sau cùng, nắm rõ năng lực của từng nhân viên cấp dưới sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp giữ chân nhân tài vô cùng hiệu quả. Trong đó, Testcenter.vn – nền tảng đánh giá năng lực nhân sự hàng đầu Việt Nam – chính là công cụ trợ giúp đắc lực để nhà quản lý đạt được thành công này.

Thông qua thư viện 300+ mẫu đề thi online, Testcenter.vn có thể áp dụng rộng rãi tại mọi mô hình tổ chức, góp phần tiết kiệm lên tới 50% thời gian đánh giá nhân viên và 30% chi phí thuê cơ sở vật chất, trang thiết bị và xây dựng kỳ thi cho hoạt động này.

Được trang bị hệ thống chấm điểm và tổng hợp kết quả nhanh chóng, Testcenter.vn cho khả năng hạn chế tối đa nguy cơ sai sót và đưa ra những chiến lược, chính sách phù hợp nhất với tình hình doanh nghiệp thực tế nhằm khai thác tối đa tiềm lực của mỗi nhân viên, mở ra cho họ cơ hội phát triển thuận lợi.

Tổng kết

Hy vọng rằng thông qua bài viết do Testcenter.vn mang đến ngày hôm nay, bạn đã hiểu được Micromanagement là gì cũng như cách áp dụng mô hình quản lý vi mô hiệu quả cho doanh nghiệp. Nhìn chung, Micromanagement không hoàn toàn tiêu cực và nhà quản lý sẽ cần đặt bản thân vào vị trí của từng nhân viên để nắm bắt tâm lý, đối xử công bằng và tôn trọng vị trí công việc, kiến thức và kinh nghiệm của họ!

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter