Tình trạng nhân viên nghỉ việc quá nhiều chắc hẳn là điều không ai mong muốn. Nhưng bằng cách để ý các dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc, nhà quản lý sẽ có được sự chuẩn bị tốt nhất cho các tình huống nhân viên nghỉ việc ồ ạt, mất kiểm soát. Bài viết này TestCenter.vn sẽ giới thiệu10 dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc nhà quản lý nên chú ý.

Thực trạng nhân viên muốn nghỉ việc hiện nay

Tham khảo thêm:

>> 5 cách giúp hoàn thiện quy trình cho nhân viên nghỉ việc

>> Mẫu thông báo nhân viên nghỉ việc dành cho mọi doanh nghiệp

>> 5 bước xây dựng chương trình đào tạo nội bộ dành cho doanh nghiệp

quy trình cho nhân viên nghỉ việc
Thực trạng nhân viên muốn nghỉ việc hiện nay

Một điều dễ nhận thấy là khi một nhân viên muốn nghỉ việc, họ không bao giờ nói ra lý do thật sự của mình. Sẽ có hàng chục lý do được nhân viên đưa ra, chẳng hạn như cảm thấy công việc không thích hợp, năng lực của mình không phù hợp với yêu cầu của công việc, không hòa đồng được với văn hóa, môi trường của công ty. Ngoài ra, còn có những lý do hết sức cá nhân như lập gia đình, muốn đi học thêm, muốn nghỉ việc ở nhà để có thời gian chăm lo cho con cái, nhà cửa… 

Tất cả đều là những lý do mang tính ôn hòa, không làm mất lòng người ở lại nhưng với tư cách là nhà quản lý, bạn cần phải biết lý do thật sự để không chỉ giữ được nhân viên đó ở lại công ty, mà còn để tránh những trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.

10 dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc nhà quản lý nên chú ý

Việc sớm nhận ra những dấu hiệu nhân viên muốn xin nghỉ việc sẽ giúp các lãnh đạo có thêm thời gian, cơ hội để giữ nhân viên ở lại hoặc sắp xếp người thay thế hợp lý. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để các nhà quản lý lắng nghe những góp ý chân thực từ nhân viên. Từ đó, ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám hàng loạt. Sau đây là 10 dấu hiệu thường gặp nhất.

1. Xin nghỉ nhiều hơn thường lệ

Xin nghỉ nhiều hơn là một trong những dấu hiệu cho thấy nhân viên có thể đang tìm kiếm một công việc mới. Lời khuyên cho bạn trong trường hợp này chính là có một cuộc trao đổi thẳng thắn với nhân viên của mình. Hỏi họ xem liệu họ có cảm thấy hài lòng với vị trí hiện tại và họ có cần doanh nghiệp cải thiện điều gì hay không.

2. Đột nhiên chuyển giao quyền hạn của mình cho người khác

Ủy quyền là một yếu tố quan trọng đối với những vai trò lãnh đạo, nhưng nó cũng là một dấu hiệu sơ hở cho thấy một người đang muốn chuyển sang một công việc mới. Khi nhận thấy những dấu hiệu này, bạn nên có những cuộc trò chuyện tích cực với nhân viên của mình để tìm hiểu được nguyên nhân và giải quyết vấn đề tận gốc.

thông báo nhân viên nghỉ việc chuẩn
Nhân viên nghỉ việc thường chuyển giao quyền hạn của mình cho người khác

3. Trốn tránh trách nhiệm

Nếu đột nhiên nhân viên của bạn trốn tránh hoặc không nhiệt tình khi được phân công những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hay một dự án mới thì chắc chắn họ đang có suy nghĩ muốn thay đổi công việc. Với suy nghĩ “chẳng còn làm việc ở đây lâu nữa’’, họ sẽ không muốn dính dáng đến một công việc hoặc dự án dài hạn để tránh những ràng buộc có thể có. Hơn nữa, họ sẽ nhẹ nhàng hơn trong việc bàn giao công việc cho người khác trước khi nghỉ việc.

4. Hiệu quả làm việc suy giảm

Nhìn nhận từ phía nhân viên, nếu bạn sắp sửa nghỉ việc thì chắc chắn sẽ không có cảm hứng và không dành nhiều thời gian vào để giải quyết những nhiệm vụ hiện tại. Họ thường mong được hết giờ làm sớm, không tập trung vào nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, nếu nhà quản lý nhận thấy hiệu quả làm việc của nhân viên mình quản lý thấp hơn hẳn giai đoạn trước thì có đến 80% là nhân viên đó muốn nghỉ việc.

5. Kêu than về công việc

Trong một cuộc khảo sát, có rất nhiều nhân viên không thích ít nhất một điều gì đó ở môi trường công sở hiện tại đang làm việc. Nhưng nếu họ thực sự muốn gắn bó với công việc thì họ sẽ chẳng than thở công khai về những vấn đề mình gặp phải. Thay vào đó, nhân viên sẽ tìm cách giải quyết để hiệu suất công việc không bị ảnh hưởng.

Vậy nên nếu nhân viên của bạn thường xuyên có những suy nghĩ hoặc “kêu than” ngoài miệng về công việc hàng ngày trên các trang mạng xã hội hoặc với các nhân viên khác thì bạn nên cảnh giác về nguy cơ nghỉ việc của họ.

quà tặng nhân viên nghỉ việc cái gì
Nhân viên muốn nghỉ việc thường êu than về công việc

6. Không tuân thủ quy định công ty

Nếu xuất hiện tình trạng nhân viên thường xuyên vi phạm quy định của công ty, xin nghỉ việc bất thường và đi làm muộn thì đó có thể là dấu hiệu của việc họ đã chán việc hàng ngày phải đến công ty làm việc. Ngoài ra, họ thường cố kéo dài thời gian nghỉ giải lao, hay xin phép ra ngoài trong giờ làm việc và thường làm việc riêng trong giờ làm việc. Có thể đó là lúc họ đi phỏng vấn ở một công ty khác hoặc gặp gỡ nhà tuyển dụng mà bạn không hề biết.

7. Không thân thiện với đồng nghiệp

Ít trò chuyện, ít giao tiếp, không kết nối cùng với đồng nghiệp có thể là một dấu hiệu nhận biết nhân viên nghỉ việc. Biểu hiện là nhân viên không cảm thấy vui vẻ, thoải mái và nhiệt huyết để chia sẻ cũng như lắng nghe những câu chuyện xung quanh. Lúc này, sự quan tâm của họ đang dành cho những việc khác, và rất có thể là đang nghĩ đến cuộc phỏng vấn sắp diễn ra tại một công ty khác. Lúc này nhà quản lý doanh nghiệp nên chủ động bắt chuyện hỏi thăm nhân viên của mình trước khi họ quyết định rời doanh nghiệp.

8. Bất hợp tác trong công việc

Khi nhân viên không hài lòng với công việc hiện tại họ thường tỏ ra nổi nóng, bất hợp tác với những người xung quanh. Có thể những bất mãn trong công việc và suy nghĩ muốn cắt liên lạc với công ty cũ khiến họ có thái độ không thân thiện. Bên cạnh đó, những người này còn ít tiếp xúc với đồng nghiệp và rút lui khỏi những cuộc vui chung của phòng hay công ty.

9. Thường xuyên truy cập các trang tìm việc

Một nhân viên có dấu hiệu nhảy việc sẽ dành nhiều thời gian để truy cập các trang web tìm kiếm việc làm. Hiện nay, có rất nhiều trang tuyển dụng việc làm online, chứa đựng hàng vạn cơ hội việc làm, giúp ứng viên có thể dễ dàng tìm việc như mong muốn. Chính vì vậy, khi nhân viên của bạn thường xuyên tìm kiếm thông tin trên các trang này đồng nghĩa với việc họ muốn nhanh chóng tìm kiếm công việc thay thế để tránh lãng phí thời gian vô ích.

Bạn có thể nhận ra điều này thông qua xu hướng tham gia các hội nhóm, fanpage, LinkedIn hay chia sẻ trên Facebook của nhân viên. Điều này chứng tỏ nhân viên của bạn đang đẩy mạnh các mối quan hệ, tìm kiếm thông tin để chuẩn bị cho công việc mới.

10. Tận dụng mọi phúc lợi của công ty

Tìm hiểu thêm:

>> Đào tạo nội bộ là gì? Vai trò của đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp

>> 9 cách giúp giảm tỉ lệ nhân viên nghỉ việc dành cho doanh nghiệp

>> Xu hướng quản trị doanh nghiệp mới nhất dành cho nhà quản lý

dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc
Bất hợp tác trong công việc

Chắc chắn một nhân viên trước khi nghỉ việc sẽ cố gắng sử dụng hết mọi quyền lợi, phúc lợi của mình ở công ty cũ, ví dụ như dịch vụ y tế hay sử dụng hết ngày phép. Đây là tâm lý chung và phổ biến của nhiều người. Bởi khi bắt đầu một công việc mới đồng nghĩa là họ sẽ bắt đầu lại từ đầu, bao gồm những lợi ích đi kèm. Chính vì vậy, họ sẽ tận dụng tối đa những gì công ty cũ mang lại để sắp xếp những công việc riêng và đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Kết luận

Có thể thấy, thực hiện các cách cho nhân viên nghỉ việc là điều mà không một nhà quản lý nào mong muốn. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ nhiều phía, nhưng phần nhiều vì người lao động không thấy được con đường phát triển lâu dài. Từ đó, nảy sinh trạng thái chán nản, không muốn cố gắng.

Do đó, quá trình xây dựng lộ trình phát triển công việc cho nhân viên là điều hết sức cần thiết. Trong đó, sử dụng hệ thống đánh giá năng lực nhân viên TestCenter.vn đang được ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp. Với hình thức đánh giá nhân viên qua tạo bài test online, tạo đợt thi trực tuyến giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi năng lực nhân sự theo khung cụ thể.

Tóm lại, bên cạnh các công việc liên quan tuyển dụng hay onboarding, nhà quản lý cũng cần phải quan tâm đến những dấu hiệu nhân viên nghỉ việc để có thể xây dựng quy trình nhân viên nghỉ việc một cách tối ưu nhất.

TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

hệ thống đánh giá năng lực nhân sự

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter