Kỹ năng quản lý là một kỹ năng quan trọng và cần thiết với tất cả mọi người, kể cả khi bạn có đang ở vị trí nhà quản lý hay không. Việc trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết như phân tích, giải quyết vấn đề, lên kế hoạch, kiểm soát tiến độ… chắc chắn sẽ giúp bạn thăng tiến hơn trong sự nghiệp của mình. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về kỹ năng quản lý là gì và 3 kỹ năng quan trọng hiện nay.

Kỹ năng quản lý là gì?

Tìm hiểu thêm:

>> 7 kỹ năng quản lý nhân viên hiệu quả cho nhà lãnh đạo

>> Bạn đã biết hết các kỹ năng quản lý nhân sự chuẩn xác này?

>> 9 giải pháp quản lý nhân sự hiệu quả trong thời đại số 4.0

khái niệm kỹ năng quản lý là gì
Bật mí 3 kỹ năng quản lý của nhà quản trị là gì?

Có thể nói, kỹ năng quản lý là tập hợp các đặc tính và khả năng mà một nhà quản trị cần sở hữu nhằm thực hiện các công việc cụ thể trong tổ chức. Chúng bao gồm khả năng thực hiện những nghĩa vụ quản trị tại tổ chức, đồng thời tránh được các tình huống khủng hoảng và giải quyết kịp thời các vấn đề có phát sinh.

Đây là tập hợp kiến thức và khả năng của mỗi nhà quản lý trong việc thực hiện các công việc cụ thể của công ty. Đó có thể là các hoạt động quản lý công việc hay con người. Kỹ năng quản lý được hình thành thông qua hoạt động tự học và rèn luyện mỗi ngày. Hoặc là thông qua việc thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ chuyên môn cần thiết. Nó sẽ dần phát triển khi bạn liên tục học tập và trau dồi kinh nghiệm thực tế mỗi ngày.

Ví dụ về kỹ năng quản lý điển hình

Kỹ năng quản lý sẽ giúp bạn nâng cao giá trị bản thân và có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Dưới đây là một số ví dụ về những kỹ năng quản lý điển hình.

Khả năng giao tiếp

Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng và gần như là tiêu chí bắt buộc khi bạn ở vị trí nhà quản lý. Bạn cần phải giao tiếp rõ ràng và hiệu quả với nhân viên, đồng nghiệp, sếp, khách hàng, đối tác,… Cả kỹ năng giao tiếp bằng lời nói hoặc bằng văn bản đều rất quan trọng đối với việc giao tiếp đối nội và đối ngoại.

Chẳng hạn như trong các cuộc đàm phán và trong các cuộc họp với khách hàng hoặc đồng nghiệp, giao tiếp hiệu quả sẽ giúp người khác hiểu được ý kiến của bạn, rút ngắn thời gian trao đổi và có thể khiến nhân viên thực hiện các công việc một cách đúng hướng, đúng lộ trình.

kỹ năng quản trị nhân sự của nhà quản lý
Khả năng giao tiếp

Có nhiều cách để rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt. Trước hết là tôn trọng khi nói chuyện với người khác, kiên nhẫn và lắng nghe trong quá trình giao tiếp. Trong khi nói chuyện, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách khéo léo, tạo sự gần gũi và chinh phục người đối diện.

Khả năng lãnh đạo & Quản lý ngân sách

Các nhà quản trị thường phải xử lý nhiều vấn đề trong công ty mỗi ngày và việc theo dõi chúng có thể là một thách thức lớn. Tuy nhiên, kỹ năng lãnh đạo có thể giúp họ hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả. Nhờ có kỹ năng lãnh đạo bạn sẽ biết khi nào thì tự giải quyết các vấn đề và khi nào thì giao quyền và trách nhiệm cho cấp dưới. Nó cũng thúc đẩy tinh thần của nhân viên, vì họ cảm thấy mình là một phần của nhóm khi được đặt vào vai trò ra quyết định.

Bên cạnh đó, là người quản lý doanh nghiệp, hãy đảm bảo nhân viên bám sát ngân sách khi sử dụng tiền của công ty để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bạn nên biết cách lập kế hoạch ngân sách và có kiến ​​thức về phần mềm tài chính để theo dõi việc chi tiêu tiền trong công ty.

Khả năng truyền động lực

Để trở thành một nhà quản trị kinh doanh hiệu quả, bạn phải là người không ngừng thúc đẩy tinh thần của nhân viên. Những nhân viên có động lực sẽ cảm thấy mình là những thành viên có giá trị trong nhóm. 

Bạn có thể tương tác với nhân viên một cách gần gũi để hiểu nhu cầu và tính cách của họ. Điều này sẽ dạy bạn cách tạo động lực cụ thể cho từng người. Cung cấp cho nhân viên cơ hội nâng cao năng lực nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp và tạo cơ hội cho họ thử nhiều công việc khác nhau để xây dựng kỹ năng mới.

Thường xuyên ghi nhận thành tích của nhân viên bằng cách cảm ơn và khen thưởng. Bạn có thể ghi nhận thành tích công khai trước các nhân viên khác trong các cuộc họp nhóm và bản tin nội bộ,…

khái niệm về kỹ năng quản trị là gì
Khả năng truyền động lực

3 kỹ năng quản lý cần có của mọi nhà quản trị

1. Khả năng tổ chức

Là một nhà quản lý kinh doanh, kỹ năng tổ chức của bạn cần đảm bảo rằng các mục tiêu kinh doanh của công ty được đáp ứng đầy đủ. Việc có tổ chức khoa học sẽ giúp bạn chuẩn bị một kế hoạch để theo dõi các dự án của công ty và những nhân viên nào đang phụ trách từng nhiệm vụ. Điều này cho phép bạn dễ dàng theo dõi các nhân viên cụ thể khi bạn cần biết tiến độ của dự án.

Kỹ năng tổ chức như vậy cũng sẽ giúp bạn đánh giá năng suất của nhân viên để đảm bảo rằng mọi người đều đang thực hiện các nhiệm vụ công việc thiết yếu của họ một cách hiệu quả.

2. Lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưu tiên

Với mỗi kế hoạch, nhà quản lý cần phải đảm bảo rằng mọi nhiệm vụ đều được giải quyết đúng thời hạn. Bạn cần chắc chắn rằng những nhiệm vụ quan trọng nhất của công ty được hoàn thành trước trong thời gian ngắn nhất có thể. Hãy trao đổi rõ ràng với nhân viên những công việc cần ưu tiên để đạt được các mục tiêu trước mắt.

kỹ năng quản trị nhân sự hiệu quả nhất
Lập kế hoạch và biết sắp xếp thứ tự ưu tiên

Tham khảo thêm:

>> Đánh giá nhân sự trong 5 bước hiệu quả cho doanh nghiệp

>> Quản trị nhân sự là gì? Những điều cần biết về số hóa quản trị nhân sự

>> Cẩm nang đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả

Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ tâm thế cởi mở với những đề xuất hoạt động được đưa ra bởi nhân viên. Sự cởi mở này có thể tạo ra một môi trường đổi mới và thực hiện các quy trình kinh doanh tốt hơn. Các quy trình mới này có thể tác động tích cực đến năng suất của công ty, cải thiện việc cung cấp dịch vụ và giảm chi phí hoạt động.

3. Giải quyết xung đột một cách nhanh chóng

Trong một doanh nghiệp, xung đột hay mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng với tư cách là người quản lý doanh nghiệp, bạn cần giải quyết chúng nhanh chóng trước khi chúng ảnh hưởng đến sự hợp tác và năng suất của nhóm. Bạn có thể giải quyết bằng cách lắng nghe và suy xét vấn đề một cách thấu đáo.

Bạn cần giữ được sự công bằng với tất cả các nhân viên cũng như giữ bình tĩnh trong suốt quá trình để có thể giải quyết một cách tích cực. Hãy cố gắng giữ vai trò là người hoà giải, giải quyết thỏa đáng mọi xung đột phát sinh, một cách nhanh nhất và thấu tình đạt lý nhất. 

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn có những hiểu biết tổng quan về kỹ năng quản lý là gì. Bên cạnh việc trang bị những kỹ năng quản lý thì để quản trị doanh nghiệp thực sự đạt hiệu quả thì thấu hiểu năng lực và mong muốn của nhân viên là không thể thiếu. Với việc sử dụng các giải pháp quản lý thì bạn hoàn toàn có thể nhận thêm sự hỗ trợ từ nhiều công cụ khác nhau nhằm tăng tính hiệu quả cho quy trình quản trị.

Trong rất nhiều giải pháp trên thị trường hiện nay thì công cụ đánh giá nhân sự TestCenter.vn là giải pháp hàng đầu giúp nhà quản lý đánh giá chính xác năng lực nhân viên. Sở hữu tính năng tạo bài test online và tổ chức kỳ thi đánh giá với số lượng ứng viên lên đến hàng ngàn người cùng lúc, doanh nghiệp có thể tổ chức các kỳ đánh giá định kỳ hoặc nâng cao chất lượng ứng viên đầu vào cho từng vị trí tuyển dụng.

TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

giải pháp tạo bài test online nhanh chóng cho doanh nghiệp

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter