tool đánh giá năng lực nhân sự
Làm sao để đánh giá nhân sự chính xác và hiệu quả?

Đánh giá nhân sự là một trong những quy trình quan trọng trong vận hành doanh nghiệp. Vậy đánh giá năng lực nhân viên nhằm mục đích gì? Hãy cùng Testcenter đi tìm câu trả lời cho những vấn đề trên nhé!

Mục đích của đánh giá nhân sự là gì?

Mọi sự đánh giá đều phải hướng đến những mục đích rõ ràng. Nhà quản lý hay lãnh đạo doanh nghiệp thường nhằm vào những mục đích như sau:

  • Ghi nhận những nhân viên xuất sắc: sự công nhận về những đóng góp hay hiệu suất công việc là động lực số một để nhân viên nâng cao chất lượng công việc.
  • Xác định các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong tương lai: đánh giá năng lực nhân viên kịp thời giúp bạn xác định các ứng viên tốt để trở thành lãnh đạo trong tương lai.
  • Hỗ trợ nhân s thiếu kỹ năng: đánh giá năng lực là tiền đề để đề xuất các chương trình đào tạo và phát triển cho nhân sự còn yếu về chuyên môn hay kinh nghiệm.
  • Đặt kỳ vọng về chất lượng công việc trong tương lai: bạn có thể làm việc với nhân viên để thiết lập các mục tiêu sau quá trình đánh giá.
  • Đo lường tiến độ mục tiêu: Đánh giá nhân viên giúp nhân viên và người quản lý hiểu được họ đã đi được bao xa trong một khoảng thời gian cụ thể. 
  • Đánh giá các phương pháp tuyển dụng: đánh giá năng lực nhân viên mới có thể giúp bạn hiểu được hiệu quả của các phương thức tuyển dụng và giới thiệu .

Sự khác biệt giữa đánh giá năng lực và đánh giá hiệu suất

Đánh giá hiệu suất là quá trình đánh giá về tiến độ thực hiện công việc, đánh giá về kết quả công việc,… từ đó có cái nhìn chính xác về nhân viên, định hướng phát triển hoặc khen thưởng phù hợp.  Trong khi đó, đánh giá năng lực nhân viên được hiểu là đánh giá kiến thức, cũng như kỹ năng làm việc, hay thái độ làm việc, đánh giá được những giá trị tiềm ẩn bên trong của nhân viên, cũng như hiệu quả đạt được. 

Đánh giá hiệu suất nghiêng về hoạt động, trong khi đánh giá năng lực nhân viên lại nghiêng về chiến lược nhiều hơn. 

5 bước đánh giá năng lực nhân viên

công cụ đánh giá nhân sự
5 bước đánh giá nhân sự dành cho doanh nghiệp

Để quá trình đánh giá năng lực nhân viên đạt hiệu quả tối đa thì cần tuân thủ 5 bước cơ bản như sau:

1. Đưa ra các tiêu chí khách quan

Nhiều nhà quản lý gặp các lỗi trong đánh giá nhân sự. Quá trình đánh giá bắt đầu bằng việc vạch ra các tiêu chí rõ ràng và cụ thể. Đánh giá năng lực được thực hiện ở từng đối tượng nhân viên, từng thời điểm, lại có những tiêu chí đánh giá khác nhau. Vì vậy hãy đưa ra các tiêu chí trên cơ sở khách quan, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan của người đánh giá.

2. Xây dựng tần suất đánh giá hợp lý

Đánh giá năng lực nhân viên cần dựa trên một tần suất hợp lý, không nên quá dày đặc cũng không nên bị bỏ quên quá lâu. Mọi cá nhân đều cần thời gian để hoàn thiện các kỹ năng của bản thân của mình, hãy để họ có thời gian học hỏi, trau dồi và phát triển năng lực của bản thân, trước khi tiến hành đánh giá lại lần nữa.

Bất kể tần suất đánh giá của bạn là bao nhiêu, hãy đảm bảo rằng nhân viên của bạn hiểu được toàn bộ quá trình đánh giá sẽ được tổ chức như thế nào, khi nào và ở đâu.

3. Chọn mẫu đánh giá phù hợp với từng nhân viên

Như đã nói ở trên, tùy từng nhân viên, tùy từng vị trí đảm nhận của nhân viên mà người quản lý nên xây dựng mẫu đánh giá phù hợp. Ở các vị trí khác nhau, nhân viên sẽ phát huy những năng lực khác nhau của bản thân để có sự thích nghi và phát triển tốt nhất.

Tham khảo thêm: Cẩm nang đánh giá nhân sự dành riêng cho nhà quản lý

Và về người đánh giá, người quản lý trực tiếp là người tốt nhất để tiến hành đánh giá vì họ thường xuyên trao đổi với nhân viên, hiểu rõ vai trò và trách nhiệm cũng như phong cách làm việc của nhân viên. 

4. Lập mẫu đánh giá

Biểu mẫu đánh giá nhân viên của bạn nên chứa một bản đánh giá bằng văn bản với các nhận xét cụ thể, hành động và các mục tiêu rõ ràng trong tương lai. Đánh giá năng lực nhân viên cũng nên bao gồm một số nhận xét được viết riêng cho nhân viên đó. Cho dù họ tích cực, tiêu cực hay trung lập, điều này cũng sẽ cá nhân hóa đánh giá. Đó là một cách tuyệt vời để khen ngợi nhân viên có thành tích xuất sắc hoặc đưa ra những lời góp ý mang tính xây dựng.

5. Có chính sách thưởng, phạt rõ ràng

Và cuối cùng, đừng quên đưa ra một chính sách khen thưởng, xử phạt rõ ràng, dựa vào các chỉ số đánh giá năng lực nhân viên khi quá trình đánh giá kết thúc. Có như thế nhân viên của bạn sẽ cảm thấy được truyền cảm hứng, được đánh giá đúng, được chia sẻ và được thấu hiểu.

Các lưu ý khi tiến hành đánh giá năng lực nhân viên

Một số lưu ý bạn cần nắm vững nếu muốn quá trình đánh giá năng lực nhân viên đạt hiệu quả:

  • Hãy thẳng thắn: đưa ra những thông tin phản hồi và định hướng trung thực sẽ thúc đẩy hiệu quả công việc và nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên. 
  • Có dẫn chứng khách quan: Hãy dành thời gian tìm hiểu,  tổng hợp các dữ liệu khách quan, trước khi đưa ra bất kỳ đánh giá nhận xét nhân viên dù xấu hay tốt.
  • Làm cho nó trở thành một cuộc thảo luận hai chiều: hãy lắng nghe những gì nhân viên nói và đề xuất các giải pháp để cải thiện
  • Đặt kỳ vọng: hãy minh bạch và đảm bảo nhân viên hiểu rõ vai trò và trách nhiệm trong tương lai mà họ dự kiến ​​sẽ xử lý. 

Điều gì sẽ xảy ra sau khi kết thúc quá trình đánh giá

Quá trình đánh giá năng lực nhân viên sẽ kết thúc bằng hai tình huống: nhân viên đáp ứng hoặc vượt quá tiêu chuẩn của bạn và nhân viên không đáp ứng tiêu chuẩn của bạn.

Khi nhân viên đáp ứng hoặc vượt quá tiêu chuẩn của bạn:

  • Đảm bảo rằng họ được công nhận và khen thưởng cho những nỗ lực của họ
  • Đề xuất cơ hội thăng tiến nghề nghiệp
  • Đề nghị đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn của họ
  • Khuyến khích họ đảm nhận vị trí cao hơn

Khi nhân viên không đáp ứng tiêu chuẩn của bạn:

  • Xác định những nguyên nhân gây ra hiệu suất kém — họ có thiếu kỹ năng, động lực, công cụ hay thứ gì khác không?
  • Xây dựng kế hoạch cải thiện với các mục tiêu rõ ràng cho lần đánh giá công việc tiếp theo
  • Triển khai đào tạo, nâng cao kỹ năng để giúp họ phát triển hơn.
  • Nếu cần thiết, hãy chuyển đổi vị trí công việc hoặc bố trí nhân sự phù hợp hơn với kỹ năng và khả năng của họ
  • Tạo động lực giúp nhân viên cảm thấy cần cố gắng hơn

Kết luận

Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên từ Testcenter, bạn đã có thêm những gợi ý hữu ích để xây dựng phương pháp đánh giá năng lực nhân viên sao cho chính xác và đem lại những kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp của mình!

Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

tool đánh giá năng lực nhân sự toàn diện

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter