hệ thống đánh giá năng lực nhân sự dành cho doanh nghiệp
3 hệ thống đánh giá năng lực nhân sự dành cho doanh nghiệp

Hệ thống đánh giá năng lực nhân sự có vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá nhân viên. Do đó, mỗi một doanh nghiệp cần phải chú trọng xây dựng thật chi tiết, khoa học và phù hợp với mô hình văn hóa của doanh nghiệp mình.

Hệ thống đánh giá năng lực nhân sự là gì?

Xây dựng một hệ thống đánh giá năng lực nhân sự là một trong những quy trình cần thiết của doanh nghiệp. Nó bao gồm các nội dung đánh giá, phương pháp đánh giá, cách thức triển khai và đánh giá kết quả nhằm phục vụ cho công việc đánh giá nhân viên. 

Có thể nói, hệ thống đánh giá năng lực nhân viên cần được đầu tư xây dựng một cách hoàn chỉnh. Bởi đánh giá nhân viên là một công việc hết sức quan trọng nhưng không hề đơn giản. Đặc biệt là với công ty có quy mô lớn, công ty đa chi nhánh, đa quốc gia, có mạng lưới nhân sự rộng khắp. Chính vì vậy, nhà quản lý cần chú trọng xây dựng hệ thống đánh giá nhân viên một cách tối ưu nhất.

>> Xem thêm: Top 4 bước xây dựng hệ thống đánh giá nhân sự dành cho nhà quản lý

Hệ thống đánh giá năng lực nhân sự quan trọng thế nào?

Đánh giá nhân sự là một việc làm cần thiết để nhà quản lý đánh giá lại kết quả hoàn thành và chất lượng công việc của nhân viên. Cũng như mức độ phù hợp của nhân viên với văn hóa công ty và với vị trí hiện tại. Từ đó, doanh nghiệp có thể kịp thời đưa ra những hình thức khen thưởng đối với nhân viên để khích lệ, động viên nhân viên hoàn thành công việc tốt hơn trong tương lai.

Ngoài ra, hệ thống đánh giá năng lực nhân sự còn có những vai trò quan trọng cụ thể hơn.

Hệ thống đánh giá năng lực nhân sự quan trọng thế nào
Hệ thống đánh giá năng lực nhân sự quan trọng thế nào?

Giúp nhân viên nhìn nhận lại năng lực làm việc của mình

Hệ thống đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên sẽ cho ra kết quả về sự tiến bộ của nhân viên trong quá trình thực hiện công việc. Kết quả này sẽ là bằng chứng để người lao động tự đánh giá xem bản thân mình đã làm việc tốt chưa? Có xứng đáng với mức lương đang hưởng hay không?

>> Tham khảo thêm: Quản trị nhân sự thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?

Từ đó, nhân viên có thể xác định và sửa chữa các lỗi sai, yếu điểm của mình. Tạo cho nhân viên cơ hội chia sẻ, trao đổi thông tin với các cấp quản lý và tự trau dồi thêm chuyên môn thông qua học hỏi hoặc đào tạo.

Tăng cường khả năng hoàn thành công việc của nhân viên

Sử dụng công cụ đánh giá thực hiện công việc là cơ sở giúp nhân viên có thể nhìn nhận lại thực tế công việc của bản thân. Đồng thời, bạn cũng có thể theo dõi và quan sát hiệu suất làm việc của nhân viên để xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp. Qua đó, nhân sự có động lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao và hiểu hơn về năng lực làm việc của mình.

Việc tự nhận thức được điều này sẽ giúp nhân viên có thể đánh giá được mức độ tiến bộ của mình cũng như so sánh với các đồng nghiệp khác, từ đó có kế hoạch để phát triển bản thân. Hơn thế, bạn cũng có thể sử dụng những kỹ thuật đánh giá ứng viên để hiệu quả đuộc nâng cao hơn.

Giúp doanh nghiệp đánh giá khách quan về nhân sự

Trong hệ thống đánh giá năng lực nhân sự, người đánh giá có thể áp dụng các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo tính khách quan về sự đánh giá.

>> Bạn muốn xem: Ưu và nhược điểm của bài test trong quá trình tuyển dụng

Điều này khi thực hiện hiệu quả sẽ giúp nhà quản lý nói riêng và doanh nghiệp nói chung nhìn nhận rõ ràng và khách quan hơn về nhân sự. Từ đó, có thể đưa ra các chế độ khen thưởng hay xử phạt khách quan và công bằng.

3 hệ thống giúp đánh giá nhân viên hiệu quả

Có rất nhiều các hệ thống đánh giá nhân sự tại các doanh nghiệp. Mỗi hệ thống đánh giá năng lực sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Nhà quản lý hay nhà quản trị doanh nghiệp phải biết lựa chọn được các hệ thống đánh giá phù hợp với thực trạng doanh nghiệp của mình.

Hệ thống đánh giá năng lực nhân sự phù hợp cho mọi doanh nghiệp
Hệ thống đánh giá năng lực nhân sự phù hợp cho mọi doanh nghiệp

Sau đây là một vài hệ thống đánh giá nhân sự phổ biến và hữu ích nhất mà nhà quản lý có thể tham khảo:

Hệ thống đánh giá 360 độ

Với hệ thống đánh giá này mọi nhân viên sẽ được đánh giá dựa trên nhận xét của người: từ quản lý trực tiếp, đồng nghiệp, nhân viên, phòng ban khác mà đối tượng đánh giá làm việc cùng thường xuyên, khách hàng,… Mỗi nhân viên sẽ được đưa một bảng hỏi, trong đó bao gồm danh sách tên của các đồng nghiệp cùng một loạt năng lực để đưa ra các đánh giá tương ứng. 

Bằng cách này, nhân viên không chỉ được đánh giá về năng lực chuyên môn mà cả về thái độ và sự phù hợp. Đánh giá đa chiều sẽ đem lại sự khách quan. Tuy nhiên đôi lúc điều này cũng mang đến sự phức tạp, khó kiểm soát hơn.

>> Không thể bỏ lỡ: Cẩm nang đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Hệ thống đánh giá theo checklist

Checklist này là một loạt các câu hỏi nhằm đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên, do đội ngũ nhân sự đặt ra cho người quản lý trực tiếp. Các câu hỏi này sẽ được đặt dưới hình thức “Yes/No”. Nhằm thu thập ý kiến của người quản lý về năng lực của một nhân viên cụ thể nào đó. 

Hệ thống đánh giá này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện nhưng cũng ẩn chứa nguy cơ về tính khách quan, trung thực của sự đánh giá. 

Hệ thống đánh giá bằng quản trị bằng mục tiêu

Các hình thức phổ biến của hệ thống này chính là các phương pháp đánh giá như KPI hay OKR. Trong phương pháp này, nhân viên cùng người quản lý trực tiếp sẽ cùng làm việc với nhau để xây dựng một danh sách mục tiêu cần đạt cho nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu được đặt ra cần phải thỏa mãn các tiêu chí SMART: tính cụ thể (specific), có thể đo lường được (measurable), tính khả thi (attainable), tính có liên quan (relevant) và có giới hạn về thời gian thực hiện (time-bound). 

>> Tham khảo thêm: 7 phương pháp đánh giá nhân sự – Ưu điểm và nhược điểm

Ngoài ra còn có các hệ thống đánh giá khác như: hệ thống theo dõi các sự việc quan trọng (critical incident method), hệ thống tự đánh giá, hệ thống đánh giá theo thang điểm năng lực,… mà nhà quản lý có thể linh hoạt áp dụng sao cho phù hợp nhất.

Hệ thống đánh giá năng lực nhân sự phù hợp cho mọi doanh nghiệp

Để tự nghiên cứu và phát triển một hệ thống đánh giá năng lực nhân viên không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đầu tư và dành thời gian rất lâu. Do đó, tìm đến các bên thứ 3 cung cấp các dịch vụ sẵn có sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể.

Trong số nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay, công cụ đánh giá năng lực nhân sự toàn diện TestCenter.vn cung cấp cho doanh nghiệp một nền tảng gồm nhiều tính năng nổi bật. Có thể kể đến tính năng tạo bài test online, tổ chức kỳ thi đánh giá với số lượng ứng viên lớn, hệ thống tự động chấm điểm và thống kê kết quả trực quan.

Bên cạnh đó, TestCenter.vn cung cấp cho bạn một ngân hàng đề với hơn 300 đề test online mẫu, được nghiên cứu và phát triển bởi những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm. Doanh nghiệp có thể giảm tỉ lệ tuyển dụng sai, nâng cao hiệu quả lựa chọn ứng viên và đánh giá ứng viên chính xác hơn với nền tảng này.

Kết luận

Hy vọng là bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức cơ bản nhất về hệ thống đánh giá nhân sự. Chúc bạn sẽ sớm hoàn thành hệ thống đánh giá chuyên nghiệp và tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình.

Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

hệ thống đánh giá năng lực nhân sự

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter