Cách khai thác tố chất của nhân viên giỏi nhà quản lý nên biết

Làm thế nào để phát hiện ra một người có tố chất của nhân viên giỏi? Làm thế nào để giúp nhân viên phát huy những tố chất ấy và cống hiến hết mình cho công việc? Bài viết sau đây chính là lời giải đáp chi tiết cho những thắc mắc trên.

Những tố chất của nhân viên giỏi

Nhân viên giỏi không những mang lại hiệu quả công việc cao. Họ còn dẫn dắt và hướng dẫn đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt công việc với mình. Những nhân viên giỏi thường sở hữu một số đặc điểm không dễ tìm thấy trong số đông. Sau đây sẽ là 5 tố chất của nhân viên giỏi mà bạn cần lưu ý.

Tính trách nhiệm

Trách nhiệm là tố chất quan trọng hàng đầu
Trách nhiệm là tố chất quan trọng hàng đầu

Có trách nhiệm trong công việc là tố chất quan trọng hàng đầu. Tính trách nhiệm sẽ quy định phong cách làm việc của mỗi người. Nếu là người có trách nhiệm, họ sẽ nỗ lực hết mình trong công việc. Đổi lại, những nhân viên thiếu trách nhiệm sẽ làm việc với thái độ hời hợt và qua loa.

Tại sao nói tính trách nhiệm là một trong những tố chất của nhân viên giỏi? Bởi nhận trách nhiệm đồng nghĩa với việc mang gánh nặng cho bản thân. Nhưng khi biết nhận trách nhiệm, nhân viên sẽ ngày càng hoàn thiện mình hơn. 

Khi sở hữu một nhân viên có trách nhiệm, nhà quản lý sẽ bớt gánh nặng bởi:

  • Công việc ít khi bị đình trệ.
  • Không có nhiều phát sinh về thời gian và chi phí.
  • Uy tín của công ty được nâng cao
  • Không cần quá sát sao về tiến độ và chất lượng công việc.

Một số biểu hiện rõ ràng nhất của một nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao là:

  • Tôn trọng deadline.
  • Không ngại khi được giao việc.
  • Biết nhận sai.
  • Biết quản lý thời gian.

>> Tham khảo thêm: Nhóm tính cách ISTJ – Người trách nhiệm

Tính chủ động

Những nhân viên sở hữu tố chất này sẽ không ngừng tìm cách để cải thiện bản thân và đóng góp nhiều hơn cho công ty. Họ không đợi giao việc mà tự đặt câu hỏi và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. 

Cách khai thác tố chất của nhân viên giỏi nhà quản lý nên biết
Cách khai thác tố chất của nhân viên giỏi nhà quản lý nên biết

Những nhân viên có tính chủ động sẽ:

  • Mang lại chất lượng công việc cao: Bởi họ làm việc có kế hoạch, không phụ thuộc vào sự giao phó của người khác. Họ có thể tự tìm ra cách thức phù hợp nhất để giải quyết công việc của bản thân.  
  • Biết đứng lên nhận trách nhiệm: Vì là người chủ động, họ thường không thích chờ đợi và đùn đẩy qua lại. Họ sẽ nhận trách nhiệm khi thấy đây là việc nên làm.
  • Đóng góp nhiều ý tưởng mới cho công ty: Những nhân viên chủ động sẽ luôn muốn tìm ra những giải pháp mới lạ trong công việc. Sự sáng tạo ấy là cần thiết. Bởi công việc có thể sẽ được giải quyết theo hướng tích cực hơn, hiệu quả hơn.
  • Giảm áp lực cho nhà quản lý: Nhà quản lý không phải quá sát sao, theo dõi nhân viên trong quá trình làm việc. Nhờ vậy mà mối quan hệ giữa sếp và nhân viên cũng dễ chịu hơn rất nhiều. 
  • Giảm thiểu rủi ro cho công ty: Việc mắc sai lầm trong công việc là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khi chủ động xem xét lại vấn đề, lường trước hệ quả và tìm phương án phòng tránh sẽ hạn chế phần lớn rủi ro cho công ty. 

Kỹ năng làm việc nhóm

Trong môi trường công sở hiện nay, không có vị trí nào là làm việc độc lập hoàn toàn. Công ty luôn cần những người biết kết nối, trao đổi để hoàn thành tốt công việc chung. 

to-chat-cua-nhan-vien-gioi-4
Cách khai thác tố chất của nhân viên giỏi nhà quản lý nên biết

Kỹ năng làm việc nhóm là một tố chất của nhân viên giỏi mà bạn không thể bỏ qua.

Những người sở hữu kỹ năng này sẽ thích ứng nhanh với môi trường làm việc. Họ biết cách điều tiết bầu không khí, hỗ trợ và tôn trọng đồng nghiệp. Có một người như vậy trong team, hiệu quả công việc sẽ tăng lên đáng kể. 

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng phân tích tình huống, đưa ra giải pháp cho những phát sinh trong công việc. Không phải chỉ có các vị trí quản lý mới cần kỹ năng này. Hầu hết các nhân viên đều cần chủ động giải quyết những phát sinh trong nhiệm vụ của mình. 

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một tố chất của nhân viên giỏi bởi nó giúp nhân viên làm chủ các tình huống khác nhau. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, họ cũng hướng đến việc tìm cách giải quyết vấn đề thay vì ngồi một chỗ chờ chỉ đạo. Nhờ vậy mà giao việc cho những người này, nhà quản lý sẽ cảm thấy an tâm hơn. 

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp hiệu quả có vai trò rất quan trọng
Giao tiếp hiệu quả có vai trò rất quan trọng

Cuối cùng, đặc điểm giúp bạn nhận ra một nhân viên giỏi là kỹ năng giao tiếp. Có những người bản chất rất ít nói bởi tính cách hướng nội. Vậy họ có thể trở thành nhân viên giỏi không? 

Câu trả lời là hoàn toàn có. Bởi giao tiếp hiệu quả là truyền tải đầy đủ, chính xác nội dung cần nói với một thái độ phù hợp. Vì vậy, chỉ cần biết lắng nghe, đặt câu hỏi và trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm là đã giao tiếp hiệu quả. 

Giao tiếp hiệu quả có vai trò rất quan trọng. Trong công việc, nếu thông tin không chính xác sẽ dẫn đến nhiều sai lầm. Từ đó làm giảm hiệu quả, phát sinh nhiều mâu thuẫn.

Cách đánh giá tố chất của nhân viên giỏi

Bạn sẽ không thể đánh giá được hết tố chất của nhân viên giỏi chỉ qua quan sát. Cần có tiêu chí đánh giá cụ thể, việc đánh giá cũng phải diễn ra thường xuyên. Có như vậy bạn mới hiểu rõ khả năng của từng người. 

Sau đây là một số tiêu chí đánh giá tố chất của nhân viên giỏi trong quá trình phỏng vấn và làm việc mà bạn có thể tham khảo:

Đánh giá tố chất ứng viên trong quá trình phỏng vấn

Phải đặt câu hỏi như thế nào mới khiến ứng viên bộc lộ được tố chất?
Phải đặt câu hỏi như thế nào mới khiến ứng viên bộc lộ được tố chất?

Để chọn được ứng viên phù hợp cho vị trí tuyển dụng, nhà quản lý thường có các tiêu chí riêng. Cần phải đặt câu hỏi như thế nào mới khiến ứng viên bộc lộ được tố chất của mình? Đây chính là điều khiến nhiều nhà tuyển dụng đau đầu nhất.

Sau đây là một số câu hỏi phỏng vấn mà Testcenter gợi ý cho bạn. 

>> Tìm hiểu thêm: 5 kỹ năng phỏng vấn và đánh giá ứng viên chính xác nhất

Giới thiệu về bản thân

Giới thiệu về bản thân tưởng chừng là điều đơn giản trong mỗi cuộc phỏng vấn. Tuy vậy, câu trả lời của ứng viên sẽ nói lên rất nhiều điều về con người họ. Cụ thể, qua phần giới thiệu bản thân, bạn đã có thể đánh giá ứng viên:

  • Là người tự tin hay khiêm tốn
  • Có kinh nghiệm hay không
  • Kỹ năng giao tiếp có tốt hay không…

Để đánh giá được ứng viên chính xác nhất trong phần này, nhà tuyển dụng nên tạo không khí gần gũi, thân thiện. Hai bên trao đổi với tâm thế cởi mở sẽ giúp ứng viên thoải mái bày tỏ về bản thân.

Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Những nhân viên giỏi đa số đều có mục tiêu làm việc rõ ràng
Những nhân viên giỏi đa số đều có mục tiêu làm việc rõ ràng

Đa số những người có tố chất của nhân viên giỏi đều có mục tiêu cụ thể cho mình. Việc đặt câu hỏi về mục tiêu của ứng viên sẽ giúp bạn xác định được hai yếu tố quan trọng sau:

  • Thứ nhất, nhân viên có định hướng phát triển rõ ràng hay không? Việc có định hướng công việc rõ ràng rất quan trọng. Đây là tiền đề để nhân viên làm việc có trách nhiệm và chủ động đóng góp cho công ty. 

Chẳng hạn một ứng viên ứng tuyển vị trí kế toán chỉ với mục đích kiếm tiền chi trả sinh hoạt phí. Cô ấy không có định hướng sẽ theo đuổi công việc kế toán lâu dài. Vậy khi đi làm, rất có thể cô ấy sẽ không sẵn sàng học thêm các kỹ năng mới, không chủ động nâng cao kiến thức chuyên môn. Đây chắc chắn là điều mà các chủ doanh nghiệp đều e ngại.

  • Thứ hai, định hướng của nhân viên có phù hợp với sự phát triển của công ty hay không. Nếu định hướng của ứng viên và tổ chức trùng khớp, cả hai sẽ đi được đường dài. Nếu không, dù sở hữu nhiều tố chất của nhân viên giỏi, ứng viên cũng sẽ không phát huy được năng lực. Hoặc ứng viên cảm thấy không phù hợp mà sớm rời bỏ công ty.

>> Tham khảo thêm: Câu hỏi phỏng vấn nhân viên nhân sự hay dành cho nhà tuyển dụng

Khai thác tố chất trong lĩnh vực chuyên môn

Mỗi ngành nghề, công việc lại có yêu cầu riêng về chuyên môn. Khi được đặt đúng chuyên môn của mình, nhân viên sẽ phát huy hết khả năng và giải quyết công việc hiệu quả hơn.

Cách giải quyết vấn đề rõ ràng cho thấy ứng viên chuyên môn tốt
Cách giải quyết vấn đề rõ ràng cho thấy ứng viên chuyên môn tốt

Nhà tuyển dụng nên xoáy sâu vào kinh nghiệm làm việc của ứng viên để khai thác xem họ có tố chất của nhân viên giỏi hay không. Chẳng hạn:

  • Doanh thu cao nhất mà bạn từng đạt được khi làm việc ở vị trí A là bao nhiêu?
  • Bạn đã làm thế nào để đạt được mức doanh thu ấy?
  • Nếu cho bạn cơ hội cải thiện, bạn sẽ cải thiện điều gì để nâng cao hơn nữa doanh thu?

Câu trả lời của ứng viên sẽ cho thấy kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc. Nếu có tố chất của nhân viên giỏi, họ sẽ đưa ra cách giải quyết rõ ràng, khúc chiết cho từng vấn đề.

Cách giải quyết những rắc rối từng gặp 

Cách một nhân viên đối mặt với những rắc rối trong công việc sẽ phản ánh: Họ có chủ động nhận trách nhiệm không? Họ có hướng giải quyết cho vấn đề đó không? Có kỹ năng làm việc nhóm hay kỹ năng giao tiếp hay không? 

Tổng kết lại những câu trả lời trên, phần lớn tố chất của ứng viên đã được bộc lộ. 

Đánh giá tố chất của nhân viên trong quá trình làm việc

Chỉ đánh giá nhân viên trong buổi phỏng vấn xin việc là không đủ. Những tố chất của nhân viên giỏi có thể được rèn giũa trong thời gian làm việc. Bởi vậy, bạn cần đánh giá thường xuyên, liên tục để khuyến khích nhân viên phát huy những tố chất tốt.

Việc đánh giá cần diễn ra thường xuyên, liên tục
Việc đánh giá cần diễn ra thường xuyên, liên tục

Để có cái nhìn toàn diện và khách quan về tố chất của nhân viên, bạn nên kết hợp nhiều hình thức đánh giá khác nhau, gồm:

  • Tự đánh giá: Giúp nhân viên tự nhìn nhận lại năng lực của mình. Trực tiếp tham chiếu trên các tiêu chí của công ty sẽ giúp họ định hình rõ hơn điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
  • Cấp trên đánh giá: Cái nhìn của cấp trên là rất quan trọng. Vì cấp trên là người trực tiếp quan sát nhân viên thực hiện công việc mỗi ngày nên sẽ có nhận định chính xác nhất về từng người.
  • Đồng nghiệp đánh giá: Cho biết nhân viên có tinh thần tập thể hay không? Có kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả hay không?
  • Cấp dưới đánh giá: Đôi khi, tố chất của nhân viên giỏi được bộc lộ qua việc dẫn dắt, hướng dẫn cấp dưới. Ý kiến của cấp dưới về từng nhân viên cũng là nhận định cần được xem xét.

>> Tìm hiểu thêm: Top các câu hỏi đánh giá năng lực nhân viên nhà quản lý cần biết.

Hiện nay có khá nhiều phần mềm hỗ trợ đánh giá nhân viên, giúp sàng lọc những người có tố chất của nhân viên giỏi. Trong đó, Testcenter nổi bật hơn cả bởi kho ngân hàng lên tới hơn 300 đề mẫu. Bên cạnh đó tính năng làm bài test đồng thời với quy mô hàng ngàn người và tự động tổng hợp dữ liệu chắc chắn sẽ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc đánh giá nhân viên. Tìm hiểu ngay Testcenter để tối ưu hóa hoạt động quản lý nhân sự của mình nhé!

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter