Mục tiêu của hầu hết nhà tuyển dụng là mong muốn có thể tìm được những ứng viên tiềm năng bổ sung vào bộ máy nhân sự của tổ chức. Thế nhưng điều này không đơn giản, nhà quản lý cần phải có những tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, để có thể tuyển chọn được nhiều ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp. Bài viết dưới dây, Testcenter sẽ bật mí cho bạn ứng viên là gì và những phương pháp đánh giá ứng viên hiệu quả nhất nhé.

Ứng viên là gì? 

Trong cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực nhân sự, tuyển dụng chúng ta nghe rất nhiều về ứng viên. Đây là một khái niệm rất quen thuộc. Vậy ứng viên là gì?

Ứng viên chính là những người tham gia ứng tuyển cho một vị trí, công việc nào đó trong một tổ chức, doanh nghiệp hay cơ quan làm việc bất kỳ. 

Khi cần tuyển nhân sự cho một vị trí nào đó, doanh nghiệp sẽ đề ra những tiêu chí để lựa chọn người phù hợp nhất. Những ai đáp ứng được các tiêu chí, yêu cầu của doanh nghiệp thì sẽ được nhận vào làm việc trong tổ chức.

“Ứng viên” còn được hiểu rộng hơn, đề cập đến lực lượng lao động tìm việc làm trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Cùng với sự phát triển trong lĩnh vực quản trị nhân sự thì các doanh nghiệp ngày nay khá quan tâm đến trải nghiệm ứng viên cũng như các cách có thể giúp nâng cao trải nghiệm, sự hài lòng của ứng viên.

ung-vien-la-ai
Ứng viên là gì? 

>>> Xem thêm: 5 địa chỉ “săn” ứng viên miễn phí mà nhà tuyển dụng nên biết

Tầm quan trọng của xây dựng chân dung ứng viên

Việc tìm hiểu ứng viên là gì và xây dựng là một quy trình không thể thiếu đối với những người làm trong bộ phận nhân sự. Việc xác định rõ ràng những yêu cầu cần ở một ứng viên sẽ giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn, sàng lọc những ứng viên phù hợp nhất, việc này sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Tiết kiệm chi phí: Có thể bạn sẽ thắc mắc ở đây nhưng rõ ràng việc xây dựng chân dung ứng viên sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm các chi phí hữu hình lẫn vô hình. Ví dụ như bạn cần đến sự hỗ trợ của các website việc làm như TopCV để đăng thông báo tuyển dụng thì việc hiểu rõ chân dung ứng viên cần tìm sẽ giúp bạn mau chóng tìm được ứng viên phù hợp, tiết kiệm chi phí đăng tin tuyển dụng đấy. 
  • Nâng cao chất lượng ứng viên: Rõ ràng, việc đưa ra các tiêu chí một cách chi tiết, rõ ràng sẽ giúp xác định ứng viên tiềm năng dễ hơn so với việc chỉ tìm kiếm bằng các yêu cầu chung chung. Việc này còn giúp bạn có thể đưa ra các nội dung phỏng vấn, nội dung bài test phù hợp nhất với vị trí cần tuyển dụng. 

Ngược lại, nếu bạn chỉ đưa ra những yêu cầu cơ bản thì sẽ không kiểm soát được chất lượng của ứng viên. Điều này sẽ tác động đến chất lượng tuyển dụng cũng như thương hiệu tuyển dụng của công ty.

>>> Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp sàng lọc ứng viên hiệu quả nhất

Dấu hiệu nhận biết ứng viên tài năng/ tiềm năng

Có nhiều dấu hiệu để bạn có thể đánh giá sự phù hợp với ứng viên cũng như nhận biết xem ứng viên đó có tiềm năng hay không. Nhưng bạn không nên bỏ lỡ những dấu hiệu cơ bản dưới đây nhé:

nhung-phuong-phap-danh-gia-ung-vien
Dấu hiệu nhận biết ứng viên tài năng/ tiềm năng

Mức độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Đôi khi ứng viên mà công ty, doanh nghiệp bạn cần không phải là người giỏi nhất mà chính là người phù hợp nhất. Kiến thức là điều vô cùng cần thiết nhưng sự hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp lại là điều quan trọng hơn nữa. Việc ứng viên có khả năng thích nghi với môi trường làm việc tại công ty sẽ là nền tảng để người đó gắn bó lâu dài và phát triển, tạo ra nhiều giá trị hơn.

Để có thể nhận biết điều này, nhà tuyển dụng có thể quan sát sát cách ứng xử, làm việc và quan điểm sống của ứng viên. Hãy nhìn xem họ có yêu thích môi trường làm việc hay không, họ có tâm thế hào hứng để gia nhập công ty hay không cũng như những quan sát về cách giao tiếp, thái độ,… Những điều này là không khó nếu bạn chịu để ý một chút thôi.

Sự phù hợp giữa năng lực ứng viên với vị trí công việc

Đối với một ứng viên năng lực làm việc đã rất quan trọng, nhưng sự phù hợp giữa năng lực ấy với vị trí công việc mà doanh nghiệp đang tuyển, là điều mà nhà tuyển dụng cũng cần chú ý. Sự phù hợp là yếu tố rất quan trọng, dự báo khả năng làm được việc, hoàn thành công việc xuất sắc của ứng viên. 

Thông thường, các công ty sẽ ưu tiên cho người có kinh nghiệm dày dặn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cũng có thể tuyển dụng những ứng viên ít kinh nghiệm hơn để đào tạo thêm, nếu như người này phù hợp với vị trí công việc hơn, đặc biệt là những ngành nghề đòi hỏi cao về kiến thức chuyên môn, kỹ năng đặc thù.

nhung-phuong-phap-danh-gia-ung-vien
Hãy xem xét sự phù hợp giữa năng lực ứng viên với vị trí công việc

Nhà tuyển dụng có thể đánh giá điều này thông qua các thông tin cơ bản trong CV như học vấn, kinh nghiệm làm việc… Hay trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng có thể kiểm tra năng lực bằng một số câu hỏi tình huống đối với ứng viên để xác nhận lại những nhận định của bản thân.

Tinh thần sáng tạo trong công việc

Công việc luôn phát triển không ngừng, do đó đòi hỏi các ứng viên phải sáng tạo không ngừng, đặc biệt là thế hệ gen Z. Sáng tạo là tố chất mà không phải ai cũng có được. Do đó những ứng viên có sự sáng tạo có thể giúp doanh nghiệp sẽ mở ra hướng đi mới và hoạt động hiệu quả hơn nữa trong tương lai. Vì vậy, các nhà tuyển dụng cần đặc biệt lưu ý phần này khi cân nhắc tuyển dụng một ứng viên nào đó. 

Gợi ý cách lọc CV ứng viên chất lượng

Khi các thông báo tuyển dụng tiếp cận ứng viên và thu hút họ, nhà tuyển dụng có thể sẽ nhận được nhiều CV. Lúc này bài toán cho các nhà tuyển dụng là làm thế nào để tìm ra ứng viên tài năng. Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể áp dụng và sau đây là các gợi ý từ Testcenter dành cho bạn.

Để tối ưu hóa, bạn cần có quy trình lọc CV. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà còn giúp bạn đánh giá được tình hình tuyển dụng. 

Về cơ bản, quy trình lọc hồ sơ ứng viên sẽ có 2 bước sau:

  • Lọc hồ sơ ứng viên không đáp ứng được các yêu cầu cơ bản: Đây là bước lọc ứng viên ban đầu, nhằm loại bỏ bớt những ứng viên không đạt được các yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Dựa trên chân dung ứng viên, yêu cầu công việc, JD có sẵn, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên nào không hội tụ được những điều doanh nghiệp cần và loại bỏ ra khỏi quy trình tuyển dụng tiếp theo. Điều này sẽ giúp bạn có thể rút ngắn thời gian và công sức cho quy trình tuyển dụng tiếp theo.
  • Sàng lọc hồ sơ ứng viên dựa theo tiêu chí ưu tiên: Sau khi đã trải qua vòng đầu tiên, bạn sẽ có được những hồ sơ đạt được một số tiêu chí ban đầu. Từ đây bạn có thể tiếp tục đánh giá kỹ hơn để lựa chọn ra những ứng viên xuất sắc nhất. Những điều cần xem xét kỹ hơn ở bước này chính là kinh nghiệm và mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên. Một ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc, thành thạo thì rất tốt và bạn cũng có thể căn cứ vào đây để đánh giá. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc rằng kinh nghiệm không phải là điều kiện tiên quyết để quyết định lựa chọn hay từ chối một ứng viên. Bởi bạn và doanh nghiệp hoàn toàn có thể đào tạo thêm nếu ứng viên đó có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và không ngừng cố gắng, nỗ lực.

Các phương pháp đánh giá ứng viên hiệu quả 

Công việc của nhà tuyển dụng chính là có thể tìm được ứng viên tiềm năng trong vô vàn hồ sơ xin việc tuyển dụng. Vậy làm cách nào để có thể chọn đúng, chọn trúng. Câu trả lời là bạn cần có những phương pháp đánh giá nhân viên. Cùng khám phá những gợi ý dưới đây để đánh giá ứng viên hiệu quả.

Kiểm tra nền tảng học vấn, kinh nghiệm và xác nhận lại những lời giới thiệu

Các ứng viên luôn có xu hướng tô hồng về bản thân mình, do đó nhiệm vụ của nhà tuyển dụng chính là xác nhận, khai thác thêm nữa và đánh giá ứng viên. Khi mở đầu bất cứ buổi phỏng vấn nào thì nhà phỏng vấn cũng nên hỏi về bản thân ứng viên, để có sự tìm hiểu và đánh giá về sự tự tin của ứng viên qua những lời giới thiệu của chính họ.

phuong-phap-danh-gia-ung-vien-hieu-qua
Các phương pháp đánh giá ứng viên hiệu quả 

Theo sau đó là các câu hỏi phỏng vấn về học vấn và kinh nghiệm của ứng viên giúp nhà tuyển dụng đánh giá và kiểm tra được mức độ chính xác của thông tin trong sơ yếu lý lịch. 

Đối với nhiều vị trí quản lý quan trọng, chủ chốt trong doanh nghiệp thì đôi khi, doanh nghiệp còn lấy ý kiến của sếp công ty cũ ứng viên, những đồng nghiệp cũ hay người quản lý trực tiếp cũ hay thậm chí là các cơ quan chức năng về tiểu sử của ứng viên, để đảm bảo không có sai sót.

Phỏng vấn

Phỏng vấn là một trong những phương thức phổ biến được các nhà tuyển dụng áp dụng để đánh giá được mức độ thích hợp giữa ứng viên và tính chất công việc, nhu cầu và khả năng làm việc của ứng viên. Phỏng vấn có thể diễn ra bằng cuộc giao tiếp giữa ứng viên và nhà tuyển dụng dưới hình thức mặt đối mặt hoặc có thể thực hiện bằng online, tuỳ doanh nghiệp lựa chọn.  

Phỏng vấn cũng có khá nhiều dạng mà nhà quản lý có thể lựa chọn áp dụng sao cho phù hợp nhất, như là: Phỏng vấn dựa trên tình huống, Phỏng vấn đo lường hành vi, Phỏng vấn ứng viên theo tình huống, Phỏng vấn bằng câu hỏi duy ý, Phỏng vấn tạo áp lực,…

Cho ứng viên hoàn thành bài test online

Đây là một trong những phương pháp tuyển dụng được nhiều nhà quản lý áp dụng vì tính tiện ích. Trong các bài test tuyển dụng, nhà quản lý có thể khai thác, đánh giá được khá nhiều kỹ năng của một ứng viên: đánh giá khả năng nhận thức, sức khỏe, tính cách, sở thích, thành tựu của ứng viên. 

danh-gia-ung-vien-hieu-qua-voi-phan-mem-nhan-su
Cho ứng viên hoàn thành bài test online

Nhà tuyển dụng thông qua các câu hỏi trong bài test để kiểm tra mức độ nhạy bén, thông minh của ứng viên. Đặc biệt, nhà tuyển dụng chuyên sử dụng các câu hỏi phỏng vấn tình huống để thấy được thái độ ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống, khả năng lý luận, tính toán của ứng viên khi đối mặt với một vấn đề. 

Bên cạnh đó đừng bỏ quan các bài kiểm tra tính cách, sở thích ứng viên. Việc biết thêm về tính cách, sở thích giúp nhà quản lý đánh giá được mức độ phù hợp về tính cách với tính chất công việc. Từ đó, nhà tuyển dụng cũng đánh giá được khả năng hòa nhập, thích ứng của ứng viên sau khi nhận việc. 

Hiện nay phương pháp đánh giá thông qua bài test online được tích hợp trong các phần mềm đánh giá ứng viên hay phần mềm nhân sự. Việc sử dụng các nền tảng đánh giá nhân sự cũng là xu thế trong quản trị nhân sự hiện đại. Do đó, bạn có thể tham khảo những phần mềm uy tín cho doanh nghiệp mình, trong đó có Testcenter – Nền tảng đánh giá nhân sự được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Nền tảng giúp bạn đánh giá ứng viên dựa trên những số liệu cụ thể thông qua kho đề thi phong phú, giúp doanh nghiệp số hoá quy trình nhân sự và tiết kiệm tối đa chi phí quản trị nhân sự.

>>> Xem thêm: 4 bảng câu hỏi phỏng vấn ứng viên toàn diện cho doanh nghiệp

Kết luận

Trên đây là kiến thức cơ bản về ứng viên là gì cũng như gợi ý các phương pháp đánh giá ứng viên hiệu quả. Hy vọng rằng những quy định trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích nhất về cách chọn lọc và đánh giá ứng viên hiệu quả nhất. Đừng quên tham khảo phần mềm đánh giá nhân sự Testcenter để thêm một trợ thủ đắc lực, giúp bạn có thể tối ưu nhất quy trình quản trị nhân sự tuyển dụng ứng viên tại doanh nghiệp mình nhé. 

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter