Bên cạnh một thái độ cầu tiến thì năng lực làm việc chính là thế mạnh cạnh tranh của từng nhân viên. Năng lực làm việc tốt sẽ là tiền đề giúp nhân viên có thể hoàn thành tốt các công việc được giao, đóng góp tích cực cho doanh nghiệp. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn để biết năng lực làm việc là gì, cách đánh giá năng lực làm việc của nhân viên, các nền tảng đánh giá năng lực làm việc của nhân viên hiệu quả.                          

Năng lực làm việc là gì?

Năng lực làm việc được nhà quản lý đề cập đến rất nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng định nghĩa được năng lực làm việc là gì.

Năng lực làm việc có thể được hiểu đơn giản là toàn bộ những kiến thức, kỹ năng mà nhân viên có, giúp nhân viên có thể tối ưu các công việc được giao trong một khoảng thời gian nhất định. 

Thông thường, năng lực làm việc được đo lường bằng thời gian giải quyết công việc, số lượng công việc mà nhân viên đã thực hiện hay ngoài ra, nó còn là những kỹ năng mềm và khả năng làm chủ công việc của từng nhân viên trong tổ chức.

Năng lực làm việc được chia thành 4 loại phổ biến bao gồm:

  • Năng lực nhận thức: chính là tư duy, sáng tạo, tìm tòi và khả năng quan sát của nhân viên
  • Năng lực giao tiếp, lãnh đạo: Khả năng kết nối, thuyết phục hay làm chủ công việc, lãnh đạo người khác. Đây đều là những năng lực khá quan trọng đối với bất kỳ ai.
  • Năng lực tổ chức, quản lý: Rất cần thiết đặc biệt là với những nhân viên muốn phát triển và thăng tiến trong con đường sự nghiệp.
  • Năng lực kỹ thuật, chuyên môn: Là những năng lực tác động trực tiếp, giúp nhân viên giải quyết nhanh chóng các phần công việc được giao của mình.
nang-luc-lam-viec
Năng lực làm việc là gì?

Năng lực của một người đóng vai trò khá quan trọng, quyết định sự thành bại của mọi việc, Năng lực bao gồm một loạt các yếu tố như tài năng, năng khiếu, sự hiểu biết, ứng dụng tri thức công nghệ,… Một người có năng lực sẽ luôn cố gắng nỗ lực, tự tìm ra vấn đề trong công việc của mình và cố gắng giải quyết chúng. 

Ngược lại một người không có kinh nghiệm, không có năng lực thì khi gặp khó khăn hay thử thách họ sẽ luôn nhìn ra bên ngoài, đổ lỗi hay đổ trách nhiệm, công việc cho người khác mà thiếu sự nhìn nhận và tự giác tìm phương án giải quyết. Hoặc có thể họ sẽ không biết phải làm gì và không có năng lực giải quyết, gây ảnh hưởng đến tiến độ làm việc chung của tổ chức. 

>>> Xem thêm: Năng lực là gì? Tại sao phải đánh giá năng lực nhân sự?

Đánh giá đúng năng lực làm việc của nhân viên có ý nghĩa như thế nào?

Để đánh giá năng lực làm việc của nhân viên thì doanh nghiệp sẽ thường dựa theo phương pháp, cách thức, quy trình mà từ đó doanh nghiệp để từ đó có thể nắm được tổng thể bức tranh về thực trạng năng lực, tiềm năng phát triển của nhân viên. Điều này là rất quan trọng để doanh nghiệp thực hiện các bước quản lý nhân sự tiếp theo.

Việc đánh giá đúng năng lực làm việc có ý nghĩa lớn đối với công tác quản lý nhân sự tại doanh nghiệp. Dựa trên kết quả đánh giá năng lực làm việc của nhân viên, doanh nghiệp có thể phân loại nhân viên theo mức độ và phân loại thành các nhóm nhân viên có năng lực khác nhau, từ đó có sự bố trí vị trí công việc phù hợp, thuyên chuyển hay đề bạt các vị trí hợp lý cho nhân viên, giúp phát huy cao nhất sự đóng góp của mỗi cá nhân vào tập thể lớn.

Đánh giá đúng năng lực làm việc của nhân viên còn giúp nhân viên hài lòng hơn về tổ chức vì mình được công nhận. Doanh nghiệp có cơ sở để trả lương thưởng, các chế độ đãi ngộ phù hợp, nhân viên cảm thấy xứng đáng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển hơn nữa.

nang-luc-lam-viec-la-gi
Đánh giá đúng năng lực làm việc của nhân viên có ý nghĩa như thế nào?

Tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên

Đánh giá chính xác năng lực nhân viên là một việc không hề dễ dàng bởi nó còn tùy thuộc vào vị trí, tính chất công việc, mục đích khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên phổ biến được nhiều doanh nghiệp tin dùng như sau: 

Đánh giá theo mục tiêu

Khi làm việc, mỗi nhân viên sẽ được giao target, KPI và nhiệm vụ riêng và người quản lý có thể dựa vào khả năng hoàn thành mục tiêu của nhân viên để đánh giá năng lực. Mỗi mục tiêu đó sẽ được chia thành các mục tiêu nhỏ hơn như sau: 

  • Đánh giá theo mục tiêu phát triển: Là hình thức đánh giá dựa trên quy định về KPI. Dựa vào hệ thống KPI để xác định được mục tiêu phát triển của từng nhân viên. Đây cũng chính là cơ hội để nhà quản lý biết được nhân viên của mình có nguyện vọng gì, có muốn gắn bó lâu dài với công việc không hay có muốn thăng tiến lên các vị trí cao hơn hay không?
  • Đánh giá theo mục tiêu hành chính: Là dựa vào khả năng hoàn thành công việc của nhân viên, mức độ xử lý công việc của nhân viên để đánh giá mức độ xuất sắc, khá, trung bình,… Việc này là nhằm đưa ra những đề xuất về tăng lương hoặc xử phạt và sa thải, sao cho phù hợp và đúng đắn nhất.
  • Đánh giá theo mục tiêu hoàn thành công việc: Đúng như tên gọi, nhà quản lý sẽ biết được nhân viên của mình có đang làm tốt công việc hay không dựa vào việc xem mục tiêu công việc hàng tuần, hàng tháng, hàng quý. Những dữ liệu này là cơ sở để đánh giá cuối năm cũng như có sự điều chỉnh nhân sự phù hợp nhất.

Đánh giá theo hình thức

Năng lực làm việc của nhân viên không chỉ thể hiện qua tiêu chí đánh giá theo mục tiêu mà còn đánh giá theo hình thức. Bạn có thể dựa vào 3 hình thức mà Testcenter gợi ý sau đây để áp dụng vào doanh nghiệp mình nhé. 

  • Đánh giá nhân viên theo toàn diện: Là cách đánh giá tổng hợp về nhân viên dựa trên sự nhận xét của đồng nghiệp, của người quản lý trực tiếp, của khách hàng về nhân viên đó. Đó có thể là kỹ năng, kinh nghiệm, sự khéo léo trong giao tiếp và xử lý công việc trôi chảy nhất.                                         
  • Đánh giá nhân viên theo ngang cấp: Bằng cách huy động sự đánh giá từ những mỗi nhân viên đồng cấp, nhà quản lý có thể phần nào đánh giá được năng lực, chuyên môn, kỹ năng của nhân viên, qua lăng kính của một người đồng nghiệp gần gũi. 
  • Đánh giá nhân viên từ cấp bậc cao đến cấp bậc thấp: Đây là cách đánh giá khá phổ biến, trong đó nhà quản lý hay cấp trên sẽ có những nhận định, nhận xét hay đề xuất kế hoạch phát triển cho nhân viên theo từng phòng ban của mình.
danh-gia-dung-nang-luc-lam-viec
Tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên

Lưu ý khi đánh giá năng lực nhân viên

Chúng ta biết rằng, việc đánh giá năng lực nhân sự là công việc có nghĩa quan trọng đối với mỗi một tổ chức. Do đó việc đánh giá nhân viên, lựa chọn, không ngừng nâng cao và sử dụng hiệu quả nguồn năng lực làm việc của nhân viên cũng cần có những lưu ý để có thể thực hiện hiệu quả nhất. Cụ thể: 

  • Thứ nhất, nhà quản lý cần xây dựng cho doanh nghiệp một bộ từ điển năng lực, xác định rõ những năng lực làm việc tiêu chuẩn. Việc này sẽ giúp bạn có thể đưa ra những tiêu chí rõ ràng khi tuyển dụng nhân viên cho công ty.
  • Thứ hai, đảm bảo việc chọn lọc được diễn ra công bằng khách quan để chọn ra những ứng viên tiềm năng và có năng lực làm việc phù hợp với công việc được yêu cầu.
  • Thứ ba, đánh giá đúng nhân sự hiện tại, lựa chọn các nhân viên có năng lực đạt để phát triển, xác định tình hình cũng như xây dựng các kế hoạch, mục tiêu phát triển năng lực làm việc, đào tạo nhân viên, để có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt nguồn nhân sự.  
  • Cuối cùng, hãy thường xuyên đánh giá năng lực nhân viên và có kế hoạch đào tạo, nâng cấp trình độ nhân viên nhằm đáp ứng các yêu cầu mới. 
lam-sao-de-danh-gia-dung-nang-luc-lam-viec
Lưu ý khi đánh giá năng lực nhân viên

Đánh giá nhân viên bằng phần mềm Testcenter

Không chỉ đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn với lượng nhân viên khổng lồ, có nhiều chi nhánh thì ngày nay việc sử dụng các phần mềm đánh giá nhân sự cũng rất phổ biến ở các doanh nghiệp nhỏ, trung bình. thì việc dùng bảng đánh giá sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Việc dùng một phần mềm quản lý nhân sự thay thế là một biện pháp hiệu quả và tối ưu đối với doanh nghiệp cần nghiêm túc tìm hiểu để áp dụng tối ưu nhất.

Testcenter sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá năng suất, hiệu quả làm việc của nhân viên một cách dễ dàng. Phần mềm giúp doanh nghiệp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nhân viên, để có thể thực hiện việc đánh giá năng lực nhân sự tại doanh nghiệp một cách linh hoạt. Ngoài ra, phần mềm còn cập nhật những ghi chú liên quan đến nội dung đánh giá nhân sự một cách nhanh chóng. Testcenter được thiết kế phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam, giúp nhà quản lý có thể lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng để đánh giá nhân viên, từ việc hỗ trợ xây dựng kế hoạch đánh giá nhân sự tại doanh nghiệp đến hiển thị trạng thái liên quan đến kế hoạch đánh giá. Thông qua đó, cập nhật chi tiết số đối tượng, số người và số tiêu chí đánh giá giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc xem xét, đánh giá nhân sự. Ngoài ra, phần mềm còn hiển thị chi tiết thời gian và tiến độ của việc hoàn thành kế hoạch đánh giá giúp doanh nghiệp theo dõi nhanh chóng, chính xác.

danh-gia-dung-nang-luc-lam-viec-cua-nhan-vien
Đánh giá nhân viên bằng phần mềm Testcenter

Với ngân hàng đề thi đa dạng và được cập nhật mới liên tục, nền tảng Testcenter sẽ giúp bạn tạo phiếu đánh giá linh hoạt và trả kết quả đánh giá nhanh chóng một cách tự động. Thông qua đó, doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, cập nhật chi tiết về kết quả của từng nhân viên để chấm điểm trung bình và xếp loại kết quả đánh giá theo từng tiêu chí.

>>> Xem thêm: Đánh giá năng lực nhân viên là gì? 5 Công cụ đánh giá năng lực nhân viên

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ chi tiết để bạn có thể hiểu hơn về năng lực nhân sự cũng như việc đánh giá năng lực nhân sự tại các doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, việc sử dụng các công nghệ hiện đại, các phần mềm quản trị nhân sự hiệu quả sẽ giúp bạn gặt hái được nhiều kết quả tích cực hơn, tiết kiệm thời gian và tối ưu các phần công việc trong tổ chức. Do đó, nếu có ý định áp dụng công nghệ, bạn hãy tìm hiểu thật cẩn thận về các phần mềm, về tính năng, giá cả, tính bảo mật,… để có sự so sánh, đối chiếu và chọn lựa điều phù hợp nhất cho doanh nghiệp mình.

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter