Tỷ lệ nghỉ việc là gì? Cách tính và giải pháp giảm tỷ lệ nghỉ việc

Tỷ lệ nghỉ việc là chỉ số liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Vậy, công thức tính chỉ số này thế nào, biện pháp để doanh nghiệp giảm thiểu tỷ lệ nghỉ việc ra sao,…? Mọi câu hỏi sẽ được Testcenter giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!

Khái niệm tỷ lệ nghỉ việc

Tỷ lệ nghỉ việc (tiếng Anh: turnover rate) là thuật ngữ dùng để chỉ tỷ lệ nhân viên thôi việc trên tổng số người lao động trung bình trong một năm, một tuần hoặc một tháng nhằm đánh giá mức độ chuyển đổi nhân sự.

Thông thường, chỉ số này có thể được phân làm 02 nhóm chính, bao gồm:

  • Nghỉ việc tự nguyện (voluntary): Do một số nguyên nhân chủ quan như thất vọng, chán nản, không vừa ý/xảy ra xích mích với công ty/nhà quản lý,…
  • Nghỉ việc không tự nguyện (involuntary): Do một số nguyên nhân khách quan như bệnh tật, thay đổi nơi sinh sống, tuổi già,…
Tỷ lệ nghỉ việc chia thành nghỉ việc tự nguyện và không tự nguyện
Tỷ lệ nghỉ việc chia thành nghỉ việc tự nguyện và không tự nguyện

Tìm hiểu thêm: Tiêu chí và quy trình nhận xét đánh giá nhân viên chuẩn, chính xác nhất.

Thống kê tỷ lệ nghỉ việc

Trong những năm gần đây, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc tại Việt Nam đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo báo cáo của Microsoft, thuật ngữ “The Great Resignation – Trào lưu nghỉ việc ồ ạt” đã bắt đầu xuất hiện trên thế giới từ giữa năm 2021.

Sang đến tháng 12/2021, khảo sát về nguồn nhân lực của Anphabe cũng “báo động” rằng tình trạng này đã lan tới Việt Nam khi tỷ lệ người lao động đang tìm kiếm việc làm mới đã lên tới 58% trong 06 tháng gần nhất.

Bước sang năm 2022, đặc biệt là sau quý I, các doanh nghiệp ghi nhận hoạt động tìm kiếm công việc mới này đã trở thành thực tế với tỷ lệ rất cao. Trong đó, Pháp lý, Nhân sự và Marketing chính là 03 nhóm ngành có tỷ lệ nghỉ việc lớn nhất với hơn 40%. Người lao động càng trẻ tuổi thì tỷ lệ nghỉ việc càng nhiều (36%).

Theo chia sẻ của mạng xã hội nghề nghiệp lớn nhất thế giới – LinkedIn, các thành viên sử dụng nền tảng này ngày càng có xu hướng trở nên cởi mở hơn khi đăng tải thông điệp “Open to Work – Đang tìm việc làm” trên profile cá nhân.

Sở hữu lượng người dùng khủng lên tới 860 triệu thành viên trên khắp thế giới, vào tháng 04/2022, LinkedIn ghi nhận có tới 260.000 trong số gần 04 triệu thành viên của họ tại Việt Nam đã cập nhật trạng thái “Open to Work”.

Tỷ lệ thôi việc tại Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng
Tỷ lệ thôi việc tại Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng

Cách tính tỷ lệ nghỉ việc

Tỷ lệ nghỉ việc của nhân sự phản ánh rõ nét về môi trường làm việc, mức độ ổn định cũng như sự gắn bó của nhân viên đối với công ty.

Việc tính tỷ lệ nghỉ việc được chia thành 03 mốc, đó là hằng tháng, hằng quý và hằng năm với công thức cụ thể như sau:

Cách tính tỷ lệ nghỉ việc của nhân sự hằng tháng

Để tính tỷ lệ nhân viên thôi việc mỗi tháng, đầu tiên, nhà quản lý cần nắm được 03 số liệu cơ bản:

  • Số nhân sự đang làm việc vào đầu tháng.
  • Số nhân sự mới vào tháng đó.
  • Số nhân sự nghỉ việc của tháng.

Tiếp theo, hãy áp dụng công thức tính như sau:

Tỷ lệ nghỉ việc tháng = (Số nhân sự nghỉ việc tháng : Tổng số nhân sự trung bình tháng) x 100%

Ví dụ: Công ty A có số nhân sự đang làm việc tính đến đầu ngày 01/03/2023 là 100 người. Đến cuối tháng, số nhân sự nghỉ việc là 20 người và số nhân sự mới là 30 người. Vậy, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc tháng 03/2023 của công ty A là:

  • Tổng số nhân sự trung bình tháng 03/2023: (100 + 130) : 2 = 115.
  • Tỷ lệ thôi việc của nhân viên trong tháng 03/2023: 20 : 115 x 100% = 17.39%.
Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc phản ánh rõ về môi trường làm việc
Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc phản ánh rõ về môi trường làm việc

Cách tính tỷ lệ nghỉ việc của nhân sự hằng quý

Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc hằng quý vẫn được tính theo công thức tương tự như tỷ lệ nhân sự nghỉ việc hằng tháng nhưng với dữ liệu của cả quý:

Tỷ lệ nghỉ việc quý = (Số nhân sự nghỉ việc quý : Tổng số nhân sự trung bình quý) x 100%

Ví dụ: Công ty A có tổng số nhân sự đang làm việc tính đến đầu quý I/2023 là 130 người. Đến cuối quý, số nhân sự nghỉ việc là 30 người; số nhân sự mới là 40 người. Vậy, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc quý I/2023 của công ty A là:

  • Tổng số nhân sự trung bình quý I/2023: (130 + 140) : 2 = 135.
  • Tỷ lệ thôi việc của nhân viên trong quý I/2023: 30 : 135 x 100% = 22.22%.
Tỷ lệ nghỉ việc theo quý có công thức tương tự tỷ lệ nghỉ việc theo tháng
Tỷ lệ nghỉ việc theo quý có công thức tương tự tỷ lệ nghỉ việc theo tháng

Cách tính tỷ lệ nghỉ việc của nhân sự hằng năm

Phần lớn các công ty sẽ thường sử dụng công thức tính tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên theo quý và năm. Bởi thời gian dài và số lượng thống kê đủ lớn để thực hiện khảo sát tỷ lệ thôi việc có thể giúp nhà quản lý đánh giá chính xác hơn về tình hình phát triển của công ty.

Cách tính tỷ lệ nhân sự nghỉ việc hằng năm cũng dùng chung công thức với các cách đã nêu ở phần trên. Tuy nhiên, nhà quản lý nên tính thêm tổng số nhân sự trung bình trong vòng 04 quý của năm rồi áp dụng công thức:

Tỷ lệ nghỉ việc năm = (Số nhân sự nghỉ việc năm : Tổng số nhân sự trung bình năm) x 100%

Ví dụ: Công ty A có tổng số nhân sự đang làm việc tính đến đầu tháng 01/2023 là 90 người. Đến cuối năm, số nhân sự nghỉ việc là 40 người; số nhân sự mới là 70 người. Trong đó, tổng số nhân sự quý I, II và III của công ty là 120 người. Vào cuối năm, do đặc thù công việc nên công ty đã thuê nhiều thêm 15% nhân viên so với trước đó.  Vậy, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc theo quý của công ty A là:

  • Tổng số nhân sự trung bình quý I, II và III/2023: (120 + 120 + 120) : 3 = 120.
  • Tổng số nhân sự trung bình quý IV/2023: 120 + 15% = 138.
  • Tổng số nhân sự trung bình năm 2023: (120 + 120 + 120 + 138) : 4 = 124.5.
  • Tỷ lệ thôi việc của nhân viên trong năm 2023: (40 : 124.5) x 100% = 31.87%.
Doanh nghiệp thường dùng cách tính tỷ lệ nghỉ việc theo quý và năm
Doanh nghiệp thường dùng cách tính tỷ lệ nghỉ việc theo quý và năm

Có thể bạn quan tâm: Đánh giá thực hiện công việc là gì? Cách đánh giá thực hiện công việc.

Tỷ lệ nghỉ việc bao nhiêu là tốt?

Như đã đề cập, số liệu thống kê tỷ lệ thôi việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Theo Dr. John Sullivan – chuyên gia nhân sự hàng đầu thế giới, tỷ lệ thôi việc ở mức chấp nhận được khi đạt ngưỡng dưới 03%. Tuy nhiên, đây là điều rất khó để đạt được do bất cứ tổ chức nào cũng có những mặt tốt và chưa tốt.

Theo đó, các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực nhân sự cho rằng, tỷ lệ thôi việc ở mức ổn định của mỗi doanh nghiệp có thể dao động từ 04 đến 06%. Ngoài ra, nhà lãnh đạo cũng nên thường xuyên rà soát, khảo sát ý kiến của nhân viên về hệ thống quản lý, phúc lợi,… để có những biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tối đa tình trạng tỷ lệ thôi việc vượt ngưỡng khuyến cáo.

Tỷ lệ thôi việc ở mức ổn định dao động từ 04 đến 06%
Tỷ lệ thôi việc ở mức ổn định dao động từ 04 đến 06%

Giải pháp giảm tỷ lệ nghỉ việc

Làm thế nào để giảm thiểu tối đa tỷ lệ nhân sự nghỉ việc luôn là một bài toán lớn khiến các doanh nghiệp đau đầu. Thấu hiểu thực tế đó, Testcenter đã tổng hợp 10 phương pháp giúp giảm tỷ lệ thôi việc dưới đây. Tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, các nhà quản lý hãy điều chỉnh đối sách sao cho phù hợp!

Hạn chế tối đa việc tuyển dụng sai người

Tuyển dụng luôn là khâu vô cùng quan trọng để giảm thiểu tỷ lệ thôi việc. Bên cạnh việc sàng lọc kỹ hồ sơ cá nhân của ứng viên, nhà tuyển dụng cũng cần đặt ra những câu hỏi phỏng vấn để xác định mức độ phù hợp của ứng viên với công ty. Việc làm này sẽ giúp lựa chọn được người có thể gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu tối đa chi phí rủi ro có thể xảy ra khi đối phương nghỉ việc.

Hạn chế tuyển dụng sai người giúp giảm tỷ lệ thôi việc hiệu quả
Hạn chế tuyển dụng sai người giúp giảm tỷ lệ thôi việc hiệu quả

Áp dụng chế độ đãi ngộ, lương thưởng hấp dẫn

Đãi ngộ, lương thưởng luôn là yếu tố đầu tiên mà người lao động nhìn vào khi nói về công việc. Vì vậy, áp dụng những chế độ hấp dẫn như xét tăng lương theo tháng/năm, thưởng khi đạt doanh số,… sẽ giúp “níu chân” nhân viên hiệu quả. Không chỉ vậy, việc làm này còn có thể thúc đẩy tính cạnh tranh trong công việc nhằm thu hút nhiều nhân tài.

Sắp xếp lịch làm việc linh hoạt

Nhà quản lý nên xem xét tình hình thực tế của công ty để sắp xếp cho nhân viên thời gian làm việc phù hợp. Lịch làm việc linh hoạt sẽ giúp nhân viên cảm thấy không bị gò bó, áp lực. Từ đó, họ cũng có ý thức trách nhiệm với công việc, muốn gắn bó với tổ chức hơn.

Tích cực dành lời khen cho nhân viên

Tích cực khen ngợi nhân viên cũng là một giải pháp giảm tỷ lệ nghỉ việc hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Bất cứ nhân viên nào cũng đều muốn được lãnh đạo ghi nhận thành quả lao động của bản thân. Để tuyên dương cho những thành tựu họ đạt được, nhà quản lý có thể khen tặng bằng lời nói hoặc món quà nhỏ.

Nhân viên luôn muốn được cấp trên ghi nhận sự nỗ lực của mình
Nhân viên luôn muốn được cấp trên ghi nhận sự nỗ lực của mình

Trau dồi khả năng giao tiếp

Thường xuyên hỏi han nhân viên có thể giúp nhà quản lý hiểu hơn về cấp dưới cũng như tìm ra tiếng chung giữa đôi bên. Khi có cái nhìn bao quát và tinh tế đối với từng nhân sự, nhà quản lý sẽ dễ dàng truyền đạt định hướng công việc hơn. Đồng thời, nhân viên cũng có cơ hội thể hiện mong muốn, nói lên ý kiến của mình.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh

Bên cạnh lương thưởng, chế độ đãi ngộ hấp dẫn, để nhân viên có ý muốn gắn bó lâu dài thì văn hóa doanh nghiệp cũng là một yếu tố không thể thiếu. Theo đó, một môi trường làm việc lành mạnh sẽ mang tới cho người lao động cảm giác thoải mái, dễ chịu và thậm chí có thể kích thích tính cầu tiến của họ hiệu quả.

Tham khảo: Đánh giá hiệu quả công việc là gì, phương pháp nào chuẩn nhất?.

Mở rộng cơ hội phát triển cá nhân

Một lộ trình rõ ràng về thứ tự thăng tiến cũng như thời gian làm việc có thể kích thích mong muốn được ở lại lâu hơn với công ty của người lao động. Việc làm này sẽ giúp họ nhìn nhận rõ vị trí của bản thân, từ đó tìm ra niềm đam mê, yêu thích khi làm việc.

Phỏng vấn lý do nghỉ việc để tìm ra nguyên nhân

Giải pháp cuối cùng Testcenter đưa ra cho các nhà quản lý giúp giảm tỷ lệ thôi việc chính là tiến hành phỏng vấn nhân viên xin nghỉ. Đây được xem như một cuộc trò chuyện ngắn, đơn giản giữa cấp trên và nhân sự muốn thôi việc để tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến họ không còn muốn ở lại công ty. Từ cuộc trò chuyện này, nhà quản lý có thể tìm ra cách khắc phục kịp thời để phòng ngừa trường hợp tương tự.

Phỏng vấn sẽ giúp tìm ra nguyên nhân nghỉ việc của nhân sự
Phỏng vấn sẽ giúp tìm ra nguyên nhân nghỉ việc của nhân sự

Tổng kết

Trên đây chính là những thông tin chi tiết nhất về tỷ lệ nghỉ việc do Testcenter sưu tầm và tổng hợp. Ngoài ra, để hạn chế tối đa tình trạng người lao động nghỉ việc, nhà quản lý còn cần nắm rõ năng lực của từng nhân viên để từ đó bố trí, sắp xếp nhiệm vụ phù hợp với từng người, khuyến khích họ tích cực làm việc, cống hiến cho tổ chức.

Thấu hiểu thực tế này, Testcenter đã ra đời với vai trò là nền tảng đánh giá năng lực nhân sự hàng đầu Việt Nam. Sở hữu ngân hàng đề thi đa dạng, Testcenter cho khả năng tạo bài thi kiểm tra năng lực chỉ trong 05 phút, trả kết quả cực kỳ nhanh chóng để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian, công sức cũng như hạn chế mọi sai sót có thể xảy ra.

Đặc biệt, không chỉ giúp tiết kiệm lên tới 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống, việc sử dụng Testcenter còn góp phần hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá chính xác năng lực của ứng viên trong khâu tuyển dụng cũng như nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân, giúp hạn chế tối đa tình trạng nhân sự nghỉ việc có thể xảy ra về sau.

Với Testcenter, chỉ cần thêm một bước cực kỳ nhỏ trong quá trình tuyển dụng và quản lý, doanh nghiệp đã trực tiếp khẳng định với ứng viên và toàn bộ nhân sự về tính chuyên nghiệp, chỉn chủ trong từng chi tiết nhỏ.

Khám phá ngay Testcenter – giải pháp “vàng” cho mọi doanh nghiệp – để việc tuyển dụng, quản lý nhân viên trở nên hiệu quả, dễ dàng hơn bất cứ khi nào!

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter