Đánh giá hiệu quả công việc không còn là việc gì xa lạ trong cac doanh nghiệp. Hiện nay, hầu như mọi công ty, tổ chức đều có những bước đánh giá hiệu quả định kỳ. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này cũng như các phương pháp thực hiện, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Testcenter.

Đánh giá hiệu quả công việc là gì? Vì sao cần đánh giá?

Đánh giá hiệu quả công việc là một loạt những công đoạn đánh giá, rà soát để nắm bắt thực tế đồng thời đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Công thức tính hiệu quả công việc thường dùng nhất hiện nay là “Hiệu quả = Kết quả đạt được/Mục tiêu”. 

Không phải ngẫu nhiên mà định kỳ những nhà quản lý phải bằng mọi cách đánh giá hiệu quả làm việc của doanh nghiệp. Việc này mang đến khá nhiều lợi ích đối với cả tổ chức và người lao động. 

  • Nhìn nhận rõ tình hình thực tế, quá trình làm việc thực sự của nhân viên ra sao.
  • Kiểm soát chặt chẽ hơn tiến độ hoàn thành công việc của từng cá nhân, từng nhóm.
  • Tạo ra cơ sở để lên những kế hoạch phát triển lâu dài cho cả doanh nghiệp lẫn nhân sự.
  • Điều chỉnh lại những kế hoạch, mục tiêu để phù hợp với thực tế hơn. 
Mọi doanh nghiệp hiện nay đều thực hiện đánh giá hiệu quả trong công việc 
Mọi doanh nghiệp hiện nay đều thực hiện đánh giá hiệu quả trong công việc 

>>> Xem thêm: 5 tips tuyển dụng nhân viên kinh doanh thực chiến hiệu quả

Giới thiệu một số phương pháp đánh giá hiệu quả công việc hiện nay

Hiện nay có rất nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả khác nhau trong các doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách được dùng phổ biến và dễ áp dụng nhất. 

Đánh giá thông qua KPI

KPI (Key Performance Indicator) tiếng Việt là chỉ số trọng yếu không còn là khái niệm xa lạ. Phương pháp này đánh giá một người có làm việc hiệu quả không thông qua tiến độ và khả năng hoàn thành mục tiêu của họ. 

Ưu điểm của phương pháp KPI là thiết lập với các chỉ số, định lượng cụ thể nên kết quả rất rõ ràng. Điều này giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên trong một giai đoạn. Tuy nhiên, KPI cũng có nhược điểm đáng kể là tạo ra áp lực cho nhân viên nếu KPI vượt qua khả năng. 

Đánh giá hiệu quả làm việc theo MBO

MBO (Management by Objectives) – quản trị theo mục tiêu là phương pháp có thể đánh giá nhân viên hoàn thành mục tiêu hay không, hoàn thành ở mức nào. Phương pháp đánh giá hiệu quả công việc này áp dụng hiệu quả nhất ở những nơi mà người lao động đạt được hiệu quả công việc cao hơn khi được nhìn nhận, được đóng góp vào mục tiêu chung của công ty. 

Phương pháp MBO tạo ra môi trường làm việc cởi mở, minh bạch. Điều này giúp nhà quản lý thấy rõ hiệu quả công việc của nhân viên dựa trên kết quả công việc hoàn thành. Tuy nhiên, MBO dùng quy trình đánh giá năm nên khá chậm và khả năng tùy chỉnh cũng khá thấp. Không chỉ thế, phương pháp này có thể khiến nhân viên chỉ chăm chăm hoàn thành mục tiêu đặt ra và hạn chế sự sáng tạo của họ.

Mỗi phương pháp đánh giá hiệu quả đều có ưu điểm và hạn chế nhất định
Mỗi phương pháp đánh giá hiệu quả đều có ưu điểm và hạn chế nhất định

Đánh giá hiệu quả làm việc bằng BSC

BSC (Balanced scorecard) – phương pháp thẻ điểm cân bằng là cách giúp công ty xác định tầm nhìn, chiến lược để chuyển hóa thành hành động. Phương pháp này xem xét tổ chức dựa trên các phương diện sau: quy trình nội bộ, tài chính, khách hàng, học hỏi và phát triển. 

Ưu điểm của BSC là có thể đánh giá tổng quan toàn công ty, tạo ra căn cứ để cải tiện hiệu quả. Dù vậy, phương pháp này làm theo chu kỳ năm nên tính linh hoạt không cao. Hơn nữa, BSC tập trung phân phối từ trên xuống dưới, từ lãnh đạo xuống nhân viên nên có thể làm giảm tính sáng tạo của nhân sự. 

Phương pháp tự đánh giá hiệu quả làm việc

Ở đây, các doanh nghiệp sẽ cho phép nhân viên tự đánh giá năng lực của bản thân. Sau đó, họ sẽ cùng thảo luận với quản lý để đưa ra một kết quả đánh giá cụ thể, hợp với tình hình thực tế. 

Tự đánh giá giúp nhân viên tự nhìn rõ được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Tuy nhiên, điều này lại làm việc đánh giá hiệu quả công việc không có tính khách quan và chính xác. 

Đánh giá hiệu quả công việc bằng BARS

BARS (Behaviorally Anchored Rating Scale) – thang điểm cố định hành vi là phương pháp đánh giá hành vi nhân viên theo khung điểm. Như vậy, mỗi hành vi của bạn đều được tính điểm tùy mức độ tốt xấu. 

Ưu điểm của BARS là rõ ràng, dễ sử dụng giúp quản lý dễ dàng nắm bắt hành vi nhân viên. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn thời gian vì một công ty thường có rất nhiều vị trí công việc. 

BARS mang đến đánh giá trực quan, rõ ràng nhưng khá tốn thời gian của quản lý
BARS mang đến đánh giá trực quan, rõ ràng nhưng khá tốn thời gian của quản lý

>>> Xem thêm: Có bao nhiêu phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả?

Trên đây là giải thích chi tiết về việc đánh giá hiệu quả công việc và giới thiệu một số phương pháp cụ thể. Đây là công việc các doanh nghiệp thường xuyên thực hiện để nắm rõ hiệu quả làm việc của nhân viên và định hướng phát triển trong tương lai. Nếu muốn biết thêm những thông tin hữu ích về thị trường lao động, việc làm, đừng quên cập nhật Testcenter để biết thêm thông tin chi tiết. Đây là nền tảng đánh giá năng lực nhân sự số 1 Việt Nam hiện nay với nhiều bài test miễn phí giúp bạn hiểu rõ bản thân và tìm việc hiệu quả hơn.

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter