Bật mí 13 tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên

Tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc giúp nhà quản lý nhìn nhận đúng năng lực nhân viên, góp phần phát huy điểm mạnh của từng cá nhân. Sau đây, mời bạn cùng Testcenter đi tìm hiểu chi tiết về cách đánh giá chính xác mức độ hiệu quả trong công việc!

Bộ 13 tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên

Theo các chuyên gia hàng đầu làm việc trong lĩnh vực nhân sự, để việc đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên diễn ra một cách chính xác nhất, nhà quản lý nên phân chia tiêu chí đánh giá thành 02 nhóm, bao gồm thái độ làm việc và năng lực làm việc. Cụ thể:

Thái độ làm việc của nhân viên

Với thái độ làm việc, nhà quản lý có thể tiến hành việc đánh giá dựa trên một số khía cạnh chính như sau:

Tính trung thực

Ở bất cứ lĩnh vực hay vị trí công việc nào, trung thực cũng là một đức tính không thể thiếu. Một người nhân viên trung thực sẽ luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành kế hoạch đã đề ra cũng như tiến hành báo cáo chính xác kết quả đạt được. Từ đó, tuỳ theo tình hình thực tế, nhà quản lý có thể đưa ra điều chỉnh phù hợp.

Thông thường, tiêu chí này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng của dự án hay thậm chí là cả công ty. Do đó, các nhà quản lý cũng luôn đưa tính trung thực lên vị trí đầu tiên so với các tiêu chí đánh giá còn lại.

Tính trung thực của nhân viên
Một người nhân viên trung thực sẽ luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành kế hoạch đã đề ra

Sự nhiệt tình

Sự nhiệt tình của người nhân viên được thể hiện qua tinh thần hăng say, tận tụy và hết mình vì công việc. Những nhân viên đạt được tiêu chí này thường không ngại vượt nhiều khó khăn, gian khổ để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cũng như hỗ trợ đồng nghiệp khi cần thiết.

Tinh thần tôn trọng đồng nghiệp, khách hàng

Việc nhân viên có khả năng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, khách hàng hay không là yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá hiệu quả công việc. Theo đó, nhà quản lý hãy căn cứ vào một số biểu hiện dưới đây để xem xét tinh thần tôn trọng người xung quanh của nhân sự:

  • Thái độ của nhân viên khi tiếp xúc với đồng nghiệp, khách hàng có cởi mở, lịch sự và chân thành không?
  • Nhân viên có tạo cơ hội, điều kiện để đồng nghiệp, khách hàng bày tỏ quan điểm cá nhân không?
  • Nhân viên có lắng nghe, tiếp thu sáng kiến hay ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, khách hàng không?
  • Đồng nghiệp, khách hàng có bao giờ phàn nàn về thái độ của nhân viên không?

Tính chuyên cần

Tính chuyên cần của nhân viên được thể hiện qua một số mặt như chăm chỉ, đúng giờ, tuân thủ cam kết,… Người nhân viên đáp ứng được những tiêu chí này thường có tinh thần trách nhiệm cao cùng khả năng đảm bảo tiến độ công việc chính xác.

Xem thêm: Nhân viên nghỉ việc sớm – Đâu là nguyên nhân hàng đầu?.

Sự cẩn trọng

Không chỉ cho ra kết quả tốt, sự cẩn trọng của người nhân viên còn góp phần gia tăng tính chỉn chu trong công việc. Bởi vậy, những nhân viên có tính cách thận trọng thường được nhà quản lý đánh giá cao và giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng.

Sự cẩn trọng của nhân viên
Sự cẩn trọng của người nhân viên góp phần gia tăng tính chỉn chu trong công việc

Năng lực làm việc của nhân viên

Bên cạnh thái độ làm việc, để đánh giá chính xác năng lực của nhân viên, nhà quản lý sẽ cần tiến hành xem xét kỹ lưỡng những khía cạnh sau:

Chất lượng công việc

Theo Workforce, một trong những tiêu chí quan trọng nhất để nhận định năng lực làm việc của nhân viên chính là chất lượng công việc. Theo đó, khi đánh giá khía cạnh này, nhà quản lý cần nghĩ đến cả “bức tranh lớn” cùng các chi tiết nhỏ xung quanh.

Ví dụ, bên cạnh việc xét xem nhân viên đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm mục tiêu do công ty đưa ra, bạn sẽ còn phải đánh giá luôn những chi tiết cụ thể liên quan đến một dự án mà nhân viên đã hoàn thành tốt hoặc chưa tốt.

Mức độ hoàn thành công việc

Trong khi phần lớn các tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc đều mang tính chủ quan và định tính thì mức độ hoàn thành mục tiêu công việc lại mang tính khách quan và cho phép nhà quản lý có thể đo lường bằng những con số cụ thể.

Ví dụ, nếu mục tiêu của nhân viên là thuyết phục được thêm 25 khách ký hợp đồng mỗi quý nhưng trên thực tế, nhân viên này chỉ đạt được số lượng là 07. Như vậy, nhà quản lý có thể dễ dàng thấy được vấn đề của người nhân viên trong việc đạt mục tiêu công việc.

Mức độ hoàn thành công việc của nhân viên
Mức độ hoàn thành mục tiêu công việc mang tính khách quan và có thể đo lường bằng con số cụ thể

Năng suất làm việc

Theo Workable, năng suất làm việc là một trong những tiêu chí có vai trò quan trọng hàng đầu để đánh giá chính xác hiệu quả công việc. Bởi yếu tố này sẽ phản ánh rõ nét khối lượng và sản lượng công việc mà mỗi nhân viên đạt được trong một khoảng thời gian với chi phí và nguồn lực nhất định.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ chỉ có cơ hội gia tăng hiệu suất tổng thể và đạt trạng thái vận hành linh hoạt khi mọi phòng ban, bộ phận đều có năng suất làm việc tốt. Ví dụ, nếu một nhân viên phải mất tổng thời gian xử lý, tiếp nhận yêu cầu của khách hàng gấp đôi so với đối thủ, vậy thì rất có khả năng công ty bạn sẽ mất đi cơ hội kinh doanh.

Chính bởi vậy, nhà quản lý cần phải xem xét năng suất làm việc trung bình đối với các vị trí công việc trong ngành để xác định năng suất làm việc của nhân viên đang ở mức độ nào. Từ đó, bạn sẽ có thể đưa ra những nhận định chính xác về hiệu quả công việc mà nhân viên đang thực hiện.

Năng suất làm việc của nhân viên
Năng suất làm việc phản ánh khối lượng và sản lượng công việc của nhân viên

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các mẫu feedback nhân viên hay nhất 2023.

Chuyên môn làm việc

Khả năng chuyên môn là một tiêu chí không thể thiếu trong quá trình đánh giá hiệu quả công việc cho nhân viên. Thông thường, nhân viên sẽ luôn dễ dàng hoàn thành những nhiệm vụ thuộc đúng chuyên môn hơn so với các lĩnh vực khác.

Trong trường hợp nếu việc đánh giá cho biết rằng nhân viên không đáp ứng được căn bản công việc thuộc phạm trù chuyên môn, nhà quản lý cần cho nhân viên cơ hội giải thích để có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời.

Sáng kiến và sự chủ động

Các chuyên gia kinh doanh tại Optimus Performance đã chỉ ra rằng sáng kiến và sự chủ động là yếu tố không thể thiếu khi đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Những nhân viên làm việc hiệu quả có khả năng tự tối ưu hóa nhiệm vụ bản thân đang đảm nhận với các sáng kiến và sự chủ động mà không cần đến quản lý hay đồng nghiệp giám sát, thúc đẩy và chỉ dẫn quá sát sao.

Để gia tăng sáng kiến và sự chủ động trong công việc cho nhân viên, nhà quản lý có thể áp dụng mô hình quản lý vĩ mô thay vì vi mô, tiểu tiết. Cụ thể, bạn hãy dành cho nhân viên không gian làm việc thoải mái và không ngừng khuyến khích họ chủ động phát triển với nhiều sáng kiến tối ưu hóa công việc.

Sáng kiến và sự chủ động của nhân viên
Sáng kiến và sự chủ động là yếu tố không thể thiếu khi đánh giá hiệu quả công việc

Khả năng giải quyết vấn đề

Dù ở bất cứ vị trí nào, giải quyết vấn đề cũng là một kỹ năng không thể thiếu của người nhân viên. Trên thực tế, mọi doanh nghiệp đều luôn kỳ vọng nhân viên của mình là người có khả năng xử lý đa dạng các vấn đề thay vì làm theo chỉ thị từ cấp trên đưa xuống.

Nhà quản lý có thể thiết lập kỹ năng giải quyết vấn đề trở thành một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo mỗi nhân viên đều được đào tạo và hướng dẫn bài bản về quy trình giải quyết vấn đề cụ thể từ công ty.

Khả năng tự đánh giá

Để nhận biết khả năng tự đánh giá bản thân của nhân viên, nhà quản lý nên cung cấp cho nhân viên bảng đánh giá để họ có thể tự hoàn thành. Theo đó, nhân viên có thể cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về chất lượng công việc cũng như khả năng đạt được mục tiêu của họ. Đây đồng thời cũng là một phương pháp hiệu quả giúp nhà quản lý hiểu hơn về những yếu tố được nhân viên coi như ưu/nhược điểm.

Khả năng phát triển

Dựa vào chỉ số KPI sau mỗi kỳ đánh giá, nhà quản lý sẽ xác định được khả năng phát triển của mỗi nhân viên trong tương lai. Bên cạnh đó, để nhân viên có định hướng công việc tốt hơn, bạn cũng có thể đưa ra cho họ một số lời khuyên dưới góc nhìn quản trị.

Khả năng phát triển của nhân viên
Chỉ số KPI sau kỳ đánh giá giúp xác định khả năng phát triển của nhân viên trong tương lai

Quy trình đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên

Cùng với bộ 13 tiêu chí nói trên, nhà quản lý còn cần nắm rõ cách đánh giá mức độ hiệu quả công việc để đảm bảo kết quả cuối cùng mang tính chính xác tối đa. Quy trình đánh giá hiệu quả công việc cho nhân viên diễn ra theo các bước như sau:

Bước 01 – Thiết lập bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc

Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc sẽ được sử dụng để làm cơ sở nhận định hiệu suất thực tế của mỗi nhân viên. So sánh kết quả thực tế của nhân viên với bộ tiêu chí này, nhà quản lý có thể nắm bắt chính xác hiệu suất công việc cũng như những đóng góp của nhân viên vào mục tiêu chung của tổ chức.

Để thiết lập bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc phù hợp, nhà quản lý cần đảm bảo một số yêu cầu như tính rõ ràng, dễ hiểu, công bằng và có thể đo lường, kiểm chứng, đạt được.

Bước 02 – Truyền đạt tiêu chí đánh giá tới nhân viên

Việc truyền đạt bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc nên được thực hiện trước khi diễn ra kỳ đánh giá khoảng 01 đến 02 tuần hoặc trong thời gian phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, giúp nhân viên kịp thời nắm bắt thông tin và có thể chuẩn bị kỹ càng.

Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc
Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc nên được truyền đạt trước 01 đến 02 tuần

Bước 03 – Xác định hiệu suất làm việc thực tế của nhân viên

Để xác định chính xác hiệu suất làm việc thực tế của nhân viên, nhà quản lý sẽ cần đảm bảo theo dõi kết quả công việc liên tục trong suốt chu kỳ đánh giá (03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng) chứ không phải chỉ tiến hành trong khoảng từ 01 đến 02 tuần trước kỳ đánh giá.

Bước 04 – Đối chiếu với bộ tiêu chí đánh giá

Sau khi xác định được hiệu suất làm việc thực tế của nhân viên, nhà quản lý có thể tiến hành đối chiếu với bộ tiêu chí đánh giá đã thiết lập ban đầu. Việc làm này sẽ giúp bạn nhận thấy những điểm đạt và không đạt của nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ so với kỳ vọng của công ty.

Bước 05 – Thảo luận về kết quả đạt được

Mục đích của bước thảo luận kết quả là nhằm giải quyết các vấn đề trong công việc mà nhân viên đang gặp phải. Từ đó, nhà quản lý có thể thúc đẩy động lực làm việc, góp phần nâng cao hiệu suất lao động cho nhân viên.

Đây đồng thời cũng trở thành cơ hội để nhà quản lý và cấp dưới cùng nhau chia sẻ góc nhìn của bản thân về kết quả vừa thu được, giúp nhân viên hiểu sâu sắc thêm và hạn chế tối đa những xung đột hay vướng mắc có thể phát sinh trong quá trình đánh giá.

Thảo luận kết quả đánh giá hiệu quả công việc
Thảo luận kết quả giúp giải quyết các vấn đề công việc mà nhân viên đang gặp phải

Tổng kết

Hy vọng rằng qua những chia sẻ của Testcenter trong bài viết ngày hôm nay, các độc giả đã nắm rõ bộ 13 tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc cũng như quy trình đánh giá hiệu quả công việc cho nhân viên bài bản.

Ngoài ra, nếu đang quan tâm tới các giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo hay nhận định thế mạnh của nhân viên chính xác, chuyên nghiệp, mời bạn hãy truy cập ngay Testcenter – nền tảng đánh giá năng lực nhân sự hàng đầu Việt Nam với ngân hàng khổng lồ lên tới 300+ mẫu đề thi đa dạng!

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter