Chuyên môn là gì? Cách đánh giá chuyên môn trong phỏng vấn

Một yếu tố giúp tăng khả năng xin việc thành công đó là chuyên môn giỏi. Vậy chuyên môn là gì? Làm thế nào để nhân viên có trình độ chuyên môn cao? Bài viết này của Testcenter sẽ giúp trả lời các câu hỏi trên.

Chuyên môn là gì?

Chuyên môn là những kỹ năng, kiến thức và sự hiểu biết đầy đủ về một lĩnh vực, ngành nghề thông qua một chương trình đào tạo cụ thể. Một người có chuyên môn cao trong công việc nghĩa là có năng lực nổi bật trong công việc đó. Họ có năng lực tốt và khả năng giải quyết công việc nhanh chóng.

Trình độ chuyên môn là gì? Đây là thước đo chuyên môn của từng người. Một người có thể có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực này nhưng thấp trong lĩnh vực khác.

Trình độ chuyên môn là gì?
Trình độ chuyên môn là gì?

Những ngành nghề khác nhau sẽ đòi hỏi ứng viên sở hữu những năng lực khác nhau. Chẳng hạn giáo viên cần kỹ năng truyền đạt tốt. Thế nên, trình độ chuyên môn cao là chìa khóa chứng minh năng lực hoàn thành công việc của bạn.

>> Tìm hiểu thêm: Cách xác định năng lực nghề nghiệp theo ngành nghề là gì?

Điểm khác nhau giữa trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn là gì? 

Trong khi các câu hỏi liên quan đến “trình độ chuyên môn là gì” giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về nghiệp vụ, năng lực của cá nhân thì “trình độ văn hóa là gì” dùng để đánh giá khía cạnh đạo đức của ứng viên.

Thông thường, trình độ văn hóa sẽ xem xét đời sống tinh thần và hành vi xã hội của cá nhân để đưa ra kết luận rằng người đó có trình độ văn hóa cao hay thấp. Thế nên khá khó để đánh giá trình độ văn hóa của ứng viên. 

Điểm khác nhau giữa trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn là gì?
Điểm khác nhau giữa trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn là gì?

Trên CV xin việc, trình độ văn hóa sẽ được tiêu chuẩn hóa và đánh giá dựa trên mức độ hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông tại thời điểm theo học như 10/10, 9/12 hoặc 12/12. 

Người có trình độ văn hóa tốt chưa hẳn sẽ có trình độ chuyên môn cao và ngược lại.

Tại sao trình độ chuyên môn lại được nhà tuyển dụng xem trọng?

Khi phỏng vấn xin việc, ứng viên thường được hỏi những câu hỏi liên quan đến chuyên môn là gì? Chẳng hạn: “Bạn học ngành gì?”, “Từng làm những công việc gì liên quan đến ngành này?”, “Bạn đã làm những việc đó được bao lâu?”…

Tại sao trình độ chuyên môn lại được nhà tuyển dụng xem trọng?
Tại sao trình độ chuyên môn lại được nhà tuyển dụng xem trọng?

Vậy, tại sao trình độ chuyên môn lại được nhiều nhà tuyển dụng xem trọng?

  • Đúng vị trí, đúng người là tiêu chí đầu tiên của nhà tuyển dụng khi tuyển chọn nhân viên. Trình độ chuyên môn cần phù hợp với vị trí ứng tuyển. 
  • Sở hữu chuyên môn càng cao nghĩa là bạn sở hữu kiến thức càng vững chắc và sự am hiểu sâu sắc về công việc, lĩnh vực bản thân ứng tuyển. 
  • Người có chuyên môn tốt sẽ có khả năng ứng biến và giải quyết vấn đề hiệu quả, nhanh chóng hơn so với những người không có chuyên môn.
  • Có thể giúp công ty đưa ra các quan điểm sáng tạo, cải tiến thông minh.
  • Chuyên môn vững vàng giúp tăng tiềm năng phát triển và lãnh đạo nhân viên trong tương lai. 

Các cách đánh giá trình độ chuyên môn của nhân viên 

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một người thường được trau dồi thông qua trường lớp đào tạo hoặc qua kinh nghiệm làm việc thực tế. Vì thế, để xác định được ứng viên có trình độ chuyên môn là gì, nhà quản lý thường áp dụng 2 cách. Đó là thông qua bằng cấp, chứng chỉ và thông qua phỏng vấn ứng viên. 

Đánh giá trình độ chuyên môn qua bằng cấp, chứng chỉ 

Các cách đánh giá trình độ chuyên môn của nhân viên
Các cách đánh giá trình độ chuyên môn của nhân viên

Bằng cấp, chứng chỉ là chứng nhận về chuyên môn nghề nghiệp được các tổ chức giáo dục cấp sau khi tham gia vào trường lớp đào tạo. Tổ chức giáo dục càng uy tín thì bằng cấp, tín chỉ càng có giá trị.

Đánh giá trình độ chuyên môn thông qua bằng cấp

Sau khi tham gia một khóa học liên quan đến nghề nghiệp trong thời gian dài, người học sẽ được cấp bằng. Tấm bằng đó có giá trị sử dụng vĩnh viễn. Tùy thuộc vào yêu cầu và tiêu chuẩn của từng loại bằng cấp mà thời gian học tập cần thiết sẽ khác nhau.

Vì sao bằng cấp được sử dụng khi đánh giá chuyên môn? Bằng cấp cao trong lĩnh vực nào nghĩa là ứng viên đã dành nhiều thời gian học hỏi, nghiên cứu lĩnh vực đấy. Thế nên, người có bằng cấp cao thường có chuyên môn vững vàng và tư duy logic, sáng tạo hơn so với những người sở hữu bằng cấp thấp.

Những loại bằng cấp hiện có:

  • Bằng sơ cấp nghề 
  • Bằng trung cấp nghề
  • Bằng cao đẳng
  • Bằng cử nhân đại học
  • Bằng thạc sĩ
  • Bằng tiến sĩ

Đánh giá trình độ chuyên môn thông qua chứng chỉ

Đánh giá trình độ chuyên môn thông qua chứng chỉ
Đánh giá trình độ chuyên môn thông qua chứng chỉ

Chứng chỉ là một loại văn bằng chứng nhận cá nhân đã hoàn thành một chương trình học, khóa học và có giá trị pháp lý. Tùy thuộc vào loại chứng chỉ sẽ có thời gian sử dụng khác nhau. Chứng chỉ có thời gian học ngắn hơn so với bằng cấp. 

Vì sao chứng chỉ được sử dụng khi đánh giá chuyên môn? Hiện nay khi số lượng cử nhân đại học nở rộ thì kỹ năng nghiệp vụ sẽ chứng minh khả năng chuyên môn của bạn là cao hơn so với những ứng viên còn lại. 

Các loại chứng chỉ thường thấy:

  • Chứng chỉ ngoại ngữ: Phổ biến và được ưa thích nhất là chứng chỉ Tiếng Anh như TOEIC hay IELTS. Ngoài ra, sở hữu chứng chỉ của các ngoại ngữ khác như Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn cũng được các nhà tuyển dụng hoan nghênh.
  • Chứng chỉ tin học: Đối với các ngành kế toán, phân tích số liệu thì Chứng Chỉ Tin Học Văn Phòng sẽ là yếu tố giúp bạn ghi điểm cho CV của mình. Kỹ năng tin học càng tốt thì năng suất làm việc của bạn càng cao.
  • Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn: Ngoài bằng cấp do các trường đại học cấp thì các chứng chỉ nghiệp vụ liên quan cũng sẽ giúp nhà lãnh đạo biết bạn có “mức độ lành nghề” ra sao. Ví dụ như một kế toán viên có thể sở hữu bằng kế toán do trường đại học cấp và các chứng chỉ kế toán khác như CPA, CACC… 

Sở hữu bằng cấp và chứng chỉ tốt cho thấy bạn có thể đáp ứng nhiều hơn kỳ vọng của công ty. Vậy nên không ngạc nhiên khi nhà tuyển dụng sẽ xem xét bằng cấp, chứng chỉ như một cách tuyệt vời để đánh giá trình độ nhân viên.

Cách đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua phỏng vấn

Không chỉ đánh giá chuyên môn thông qua bằng cấp, chứng chỉ, nhà tuyển dụng cũng cần đánh giá kinh nghiệm làm việc của ứng viên trong suốt quá trình phỏng vấn.

>> Tìm hiểu thêm: 5 hình thức phỏng vấn được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Nhà tuyển dụng thường quan tâm đến những yếu tố sau:

  • Năm làm việc: Thông thường, số năm càng cao thì kinh nghiệm làm việc càng nhiều, trình độ chuyên môn nghiệp vụ càng tốt. Hơn nữa, làm việc lâu dài và ít thay đổi nơi làm việc là yếu tố khẳng định sự trung thành của bạn với công ty.
  • Thành tích, giải thưởng hay chức vụ ở cơ quan cũ: Là công nhận của công ty cũ về những cố gắng và hoàn thành tốt chuyên môn. Thành tích, chức vụ cũng chứng minh bạn là người biết phấn đấu, nỗ lực và hết mình trong công việc.

Bên cạnh việc tìm hiểu ứng viên có chuyên môn là gì, nhà tuyển dụng cũng chú trọng đến thái độ của ứng viên. Từ đó kết luận ứng viên có đủ tiêu chuẩn để đảm nhận công việc được giao không. Hiển nhiên, nhà tuyển dụng sẽ “bật đèn xanh” cho ứng viên có tư duy và thái độ tốt.

>> Tìm hiểu thêm: 5 bảng đánh giá ứng viên khi phỏng vấn

Các phương pháp giúp nhân viên cải thiện chuyên môn là gì?

Một số phương pháp có thể tăng trình độ chuyên môn cho nhân viên
Một số phương pháp có thể tăng trình độ chuyên môn cho nhân viên

Nhà tuyển dụng sử dụng những tiêu chuẩn riêng để tìm ra những nhân viên sáng giá nhất. Tuy nhiên, hiểu được “chuyên môn là gì?” để chọn được người tài thôi là chưa đủ. Nhà quản lý sau đó cần có phương pháp hướng dẫn nhân viên cải thiện chuyên môn của mình. 

Testcenter đã đề cử một số phương pháp như sau:

Tham gia các trường lớp đào tạo chuyên môn

Tùy vào nhu cầu công việc, quản lý có thể cử nhân viên tham gia các khóa học bồi dưỡng. Công ty thường chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của những khóa học đó. Ngoài ra, nhân viên cũng có nhiều cách thức khác nhau để nâng cao trình độ chuyên môn. 

Tham gia các lớp học cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Tham gia các lớp học cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tham gia các lớp học cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Ngoại ngữ đã là một phần không thể thiếu khi làm việc với đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, không phải nhân viên hay ứng cử viên nào cũng đã có trình độ ngoại ngữ tốt. Hiểu được điều đó, quản lý phải hướng dẫn nhân viên trang bị thêm kỹ năng ngôn ngữ. 

Học hỏi từ cấp trên

Khi làm việc, tất nhiên sẽ có những sự khác biệt to lớn giữa thực tế và lý thuyết. Cấp trên cần biết lắng nghe và có thái độ sẵn sàng giải đáp. Sếp cũng cần khuyến khích nhân viên tự tin trong việc trình bày ý kiến. Thái độ cởi mở của cấp trên sẽ là chìa khóa cho sự tự tin, sáng tạo của nhân viên.

Tham gia các cuộc hội thảo

Tham gia các cuộc hội thảo do công ty tổ chức
Tham gia các cuộc hội thảo do công ty tổ chức

Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các cuộc hội thảo do công ty tổ chức. Các cuộc hội thảo sẽ giúp nhân viên có cơ hội gặp gỡ những lãnh đạo tài giỏi. Họ sẽ tạo động lực cho nhân viên cải thiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Tự học

Đây là phương pháp có tính linh hoạt cao nhất. Quản lý có thể công những nhiệm vụ mới và cho nhân viên thời gian tìm hiểu. Sắp xếp khôn khéo sẽ giúp nhân viên vui vẻ học hỏi. Từ đó hình thành thói quen chủ động tìm hiểu nhiều hơn về nghiệp vụ của mình. 

Để đánh giá được trình độ chuyên môn, các nhà quản lý nên áp dụng những phần mềm đánh giá tự động. Các phần mềm này sẽ giúp nhà quản lý tiết kiệm rất nhiều thời gian. Hơn nữa còn giúp việc đánh giá trở nên công bằng và chính xác hơn. Testcenter là website đánh giá năng lực hàng đầu Việt Nam với ngân hàng hơn 300 đề thi mẫu. Đây chắc chắn sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong việc đánh giá chuyên môn nhân viên.

Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin liên quan đến câu hỏi “chuyên môn là gì?”. Mong rằng thông qua những thông tin hữu ích mà Testcenter cung cấp, nhà tuyển dụng và doanh nghiệp có thể tuyển chọn được những nhân viên xuất sắc nhất. Đồng thời cải thiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho những nhân viên hiện có tại công ty mình!

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter