Phương pháp phỏng vấn nhóm là gì? Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm? Những điều nên hay không nên đối với phương pháp phỏng vấn nhóm mà bạn cần nắm là gì? Hãy cùng khám phá lời giải đáp cùng ngay nhé!

Phương pháp phỏng vấn nhóm là gì?

Phương pháp phỏng vấn nhóm hay còn được gọi là phỏng vấn hội đồng là cách mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi nhiều người cùng một lúc. Trong khi diễn ra buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đặt những câu hỏi chung cho cả nhóm hoặc yêu cầu toàn bộ ứng viên cùng nhau giải quyết một vấn đề nào đó được đưa ra.

>> Xem ngay: Đánh giá các phương pháp phỏng vấn thường gặp nhất hiện nay

Trong khi buổi phỏng vấn diễn ra và tất cả mọi người trong cùng đang thực hiện giải quyết vấn đề, nhà tuyển dụng sẽ quan sát, xem xét, đánh giá từng người nhằm tìm ra ứng viên nổi bật và phù hợp nhất.

phương pháp phỏng vấn nhóm phổ biến như thế nào
Phương pháp phỏng vấn nhóm là gì?

Lý do doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm là gì?

Cũng như các phương pháp phỏng vấn khác trong tuyển dụng nhân sự, dựa vào kết quả của vòng phỏng vấn theo nhóm, nhà tuyển dụng có thể hiểu thêm về tính cách của ứng viên một cách rõ ràng nhất. Từ đó, họ sẽ chọn được các nhân sự phù hợp với vị trí đang tuyển dụng và những yêu cầu công việc được đưa ra trước đó. 

Bên cạnh đó, việc thực hiện một vòng phỏng vấn nhóm là cách thức giúp nhà tuyển dụng có thể tiết kiệm thời gian một cách tối đa, khi mà bạn có thể đánh giá và chọn lọc cùng lúc nhiều ứng viên. Đồng thời, nhà tuyển dụng sẽ so sánh được thực lực giữa các ứng viên thông qua các câu trả lời khác nhau của từng người hoặc bài test tuyển dụng.

>> Xem thêm: 6 lợi ích của mẫu bài test phỏng vấn trong tuyển dụng

Những người tham gia phỏng vấn nhóm tập trung có thể tương tác với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thảo luận. Qúa trình này nhằm đưa ra góc cái nhìn đa chiều hơn về những gì được thảo luận. Bởi hình thức phỏng vấn nhóm còn cho phép nhà lãnh đạo đánh giá khả năng làm việc nhóm cũng như phát hiện những tố chất đặc biệt ở ứng viên.

ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn nhóm
Nên thể hiện chuyên nghiệp và chừng mực

Những điều nên và không nên đối với phương pháp phỏng vấn nhóm là gì?

Với những ưu điểm trên, phỏng vấn nhóm ngày càng được nhiều người lựa chọn. Để có thể phỏng vấn nhóm thành công, nhà tuyển dụng cần chú ý những điều nên và không nên làm sau đây:

Điều nên làm

  • Đến đúng giờ: Ngay cả khi bạn là nhà tuyển dụng, bạn cũng cần tuân thủ việc đến đúng giờ hoặc thậm chí đến sớm trong vòng phỏng vấn teamwork. Điều này sẽ chứng tỏ rằng bạn là người lịch sự, luôn tôn trọng giờ giấc. Bên cạnh đó, bạn có thể quan sát kỹ càng hơn biểu cảm của các ứng viên trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn.

>> Bạn có thể quan tâm: Phương pháp phỏng vấn sâu có các đặc trưng cơ bản gì?

  • Chuẩn bị danh sách câu hỏi trọng tâm: Trong phỏng vấn nhóm, bạn sẽ dùng một câu hỏi để hỏi nhiều ứng viên cùng một lúc. Do đó, trước khi phỏng vấn diễn ra bạn nên đảm bảo mình đã lên được một danh sách các câu hỏi rõ ràng, giúp khai thác những thông tin mà bạn muốn nghe thấy từ ứng viên.
  • Tư thế ngồi chuyên nghiệp: Việc chọn tư thế ngồi và ngôn ngữ cơ thể sẽ tạo nên sự chuyên nghiệp không chỉ cho bạn mà còn cho doanh nghiệp. Bởi vì, bạn là người đầu tiên mà ứng viên tiếp xúc, bạn sẽ để lại ấn tượng trong họ. Từ đó, hình thành nên suy nghĩ chủ quan của họ về cả doanh nghiệp. Do đó, hãy giữ cho mình tâm thế chuyên nghiệp nhất có thể.
các phương pháp phỏng vấn hiện nay
Nên tiết chế thời lượng và ngữ điệu nói chuyện

Điều không nên làm

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý tránh những điều sau để có một buổi phỏng vấn nhóm thành công:

  • Làm chủ tiết tấu của cuộc phỏng vấn: Hãy tạo cơ hội cho tất cả các ứng viên đều có thời gian công bằng để chia sẻ ý kiến của bản thân. Hãy điều phối sức nóng của buổi phỏng vấn, hoặc thêm các tình huống giúp đẩy cao hay hạ nhiệt buổi phỏng vấn này. Tất cả sẽ giúp bạn có một cuộc phỏng vấn thành công.

>> Xem thêm: Cẩm nang đánh giá năng lực nhân sự hiệu quả dành cho doanh nghiệp

  • Mất tập trung: Hãy giữ sự tập trung vào cuộc phỏng vấn ở mức tối đa. Tuyệt đối tránh các việc làm không đáng có như nhìn vào khoảng không, nghịch điện thoại hoặc im lặng quá mức trong khi các ứng viên đang tranh luận và giải quyết vấn đề được nêu ra. Quan sát tình huống và khéo léo thể hiện sự tôn trọng ứng viên cũng là gợi ý mang đến cuộc phỏng vấn thành công.
  • Ngắt lời ứng viên: Trong vòng phỏng vấn teamwork, nhà tuyển dụng sẽ cần nhìn ngắm và đánh giá ứng viên thông qua những gì họ chia sẻ. Hãy cho ứng viên đủ không gian và bối cảnh để thực hiện điều đó. Đừng tự biến cuộc phỏng vấn thành nơi nhà tuyển dụng phô diễn kỹ năng nói của chính mình. Nếu ứng viên nói quá lan man, hãy nhẹ nhàng “kéo” họ vào lại cuộc phỏng vấn. Bạn nên thể hiện là người điều phối, đừng giành nói quá nhiều với ứng viên của mình.

Kết luận

Hy vọng rằng những thông tin mà TestCenter.vn chia sẻ đã phần nào giúp bạn giải đáp những thắc mắc về phương pháp phỏng vấn nhóm. Chúc bạn sẽ áp dụng phương pháp đánh giá năng lực ứng viên phỏng vấn này một cách tốt nhất.

Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

hệ thống đánh giá năng lực nhân sự

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter