Khi nhân viên nghỉ việc lời cảm ơn về những đóng góp cho công ty là điều mà nhà quản trị nên làm. Tuy nhiên, viết thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc như thế nào cho tinh tế? Dưới đây Testcenter.vn chia sẻ một vài mẫu thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc

Vì sao cần viết thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc?

Nhân viên giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng, phát triển và duy trì sự bền vững của doanh nghiệp. Dù ở bất kì vị trí công việc nào thì nhân viên cũng có vai trò và trách nhiệm đối với mục tiêu chung của công ty. Bởi vậy, việc chú trọng tới công tác quản trị nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp có được nhân tài gắn bó lâu dài. 

Trong thời kỳ nền kinh tế cạnh tranh làm thế nào để duy trì và phát triển nguồn nhân lực là câu hỏi khó tìm ra câu trả lời chính xác của các doanh nghiệp. Bên cạnh chế độ lương thưởng, môi trường văn hoá của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để nhân viên phát huy tài năng và gắn bó lâu dài với công ty hay không. Một điều tưởng chừng vô lý là viết thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc nhưng lại là đòn tâm lý chí mạng tới nhân viên nghỉ việc và các nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp. 

Lá thư cảm ơn gửi tới nhân viên nghỉ là văn hoá ứng xử văn minh đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Đây là một hình thức ghi nhận, biết ơn những đóng góp, nỗ lực của nhân viên trong thời gian gắn bó với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp cũng cảm nhận được sự tử tế trong văn hoá ứng xử mà có niềm tin, sự khích lệ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. 

>>> Tham khảo bài: 9 lý do khiến nhân viên nghỉ việc mà nhà quản lý cần lưu ý

thu-cam-on-nhan-vien-nghi-viec
Vì sao nên viết thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc?

Thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc gồm những nội dung gì?

Gửi thư cảm ơn nhân viên thôi việc là một hình thức cần thiết mà người quản trị nào cũng cần thực hiện một cách tinh tế. Trong bức thư cảm ơn tới nhân viên nghỉ việc sẽ có những nội dung sau:

Phần mở đầu

Trong phần mở đầu thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc cần có

  • Mở đầu bằng một lời chào có thể kính gửi, thân gửi, xin chào,..
  • Thông tin nhân viên nhận thư gồm họ và tên, chức vụ trong công ty 
  • Thông tin người viết thư chẳng hạn “ Tôi là Lê Văn A – trưởng phòng nhân sự…” hoặc “ xin thay mặt công ty X…”. 
  • Lý do viết thư. 

Phần thân thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc

Phần quan trọng nhất trong lá thư cảm ơn nhân viên thể hiện sự trân trọng cùng tiếc nuối của doanh nghiệp. Tại phần này, gửi tới nhân viên nghỉ việc những lời cảm ơn vì những đóng góp của họ trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. 

Phần kết thư 

Trong phần kết thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc nên có những mục sau: 

  • Quyết định khen thưởng, quà tặng cho nhân viên (nếu có)
  • Thể hiện mong muốn duy trì mối quan hệ và giữ liên lạc về sau 
  • Gửi lời chúc tốt đẹp tới nhân viên cho những dự định trong tương lai 
  • Ngày tháng năm và ký tên. 

Chú ý: Nếu gửi thư cảm ơn nhân viên qua email, bạn cần chú ý viết tiêu đề của email thể hiện nội dung của bức thư. Chẳng hạn: “ Cảm ơn Anh/Chị đã đồng hành cùng công ty X”. Đây là cách giúp người nhận email biết được bức thư có nội dung quan trọng. 

thu-cam-on-nhan-vien-nghi-viec
Nội dung cần có trong thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc là gì?

Lưu ý khi viết thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc 

Thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, khi biết cách truyền tải nội dung tới đúng đối tượng sẽ mang lại hiệu quả cao. Viết thư cảm ơn cần lưu tâm đến những nội dung sau:

Mối quan hệ với nhân viên 

Khi viết thư cảm ơn nhân viên cần để ý đến mối quan hệ giữa bạn và nhân viên nhận thư. Bạn và nhân viên đó có mối liên hệ nào trong công việc không? Cương vị của bạn khi viết thư cảm ơn cho nhân viên đó là gì?

Hãy cân nhắc đến những điểm sáng, tích cực mà nhân viên đó đã đóng góp cho công ty. Nếu nhân viên nghỉ việc là thành viên trong nhóm bạn từng quản lý thì đừng quên chèn những câu chuyện vui vẻ của cá nhân hay đội nhóm để tạo sự thân thiết. 

Văn hóa của doanh nghiệp 

Tùy vào văn hóa của mỗi doanh nghiệp sẽ thể hiện vào cách viết, độ dài, hình thức viết thư, quà tặng kèm theo,… Một lá thư cảm ơn nhân viên là điều nên có, đặc biệt với những nhân viên lâu năm và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. 

thu-cam-on-nhan-vien-nghi-viec
Thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc thể hiện văn hóa của doanh nghiệp

Công nhận thành tích và nỗ lực của nhân viên

Dù nhân viên làm việc thời gian ngắn hay dài thì những cống hiến của họ đều không thể phủ nhận và đáng được trân trọng. Nhắc đến những cống hiến của nhân viên là cách biểu đạt sự quý trọng ghi nhận của doanh nghiệp. 

Sự chân thành trong lá thư 

Trọng nội dung thư cần thể hiện sự chân thành. Điều này cho nhân viên cảm nhận được tình cảm, sự trân trọng chứ không phải khuôn mẫu có sẵn. Trong thư hãy nói lên lý do viết thư cũng như lời chúc tốt đẹp cho những dự định tương lai mới của họ. Nếu là nhân viên nghỉ hưu thì hãy cảm ơn sự tin yêu, gắn bó thời gian dài với doanh nghiệp. 

Thái độ tích cực khi viết thư cảm ơn

Trong thư cảm ơn cần giữ một thái độ tích cực, lạc quan vui vẻ. Bạn rất ủng hộ với quyết định của nhân viên và động viên họ vững tin vào con đường đã chọn. 

thu-cam-on-nhan-vien-nghi-viec
Thể hiện nội dung tích cực trong thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc

Gợi ý 10 mẫu thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc

Nếu đang gặp khó khăn trong việc tìm ý tưởng viết thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc ý nghĩa, lịch sự, top 10 gợi ý của Testcenter.vn dưới đây chắc hẳn sẽ giúp ích rất nhiều cho nhà quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình viết thư, nhà quản lý không nên sao chép hoàn toàn theo khuôn mẫu mà hãy biến tấu linh hoạt để phù hợp với văn hoá doanh nghiệp của mình.

Mẫu thư số 01

Thân gửi: Anh/Chị […],

Nhân viên xuất sắc là tài sản quý giá của công ty. Vì vậy, khi Anh/Chị quyết định rời khỏi đây, Công ty chúng tôi không tránh khỏi cảm giác tiếc nuối.

Nhưng chúng tôi biết không có bữa tiệc nào là không tàn. Chúng tôi luôn ủng hộ những quyết định của Anh/Chị và cầu chúc cho Anh/Chị luôn thành công trên con đường sắp tới.

Chúng tôi vô cùng trân trọng khoảng thời gian Anh/Chị đã cống hiến hết mình cho Công ty. Cảm ơn những ý kiến đóng góp của Anh/Chị đã giúp cải thiện quá trình làm việc của nhân viên trở nên hiệu quả hơn. Cảm ơn Anh/Chị đã truyền động lực cho cả phòng […]. Thật khó để tìm được ai đó có thể thay thế Anh/Chị!

Hãy nhớ rằng, Công ty luôn vui mừng chào đón Anh/Chị quay lại thăm chúng tôi. Một lần nữa, chúc Anh/Chị đạt được sự nghiệp như ý trên con đường mới.

Trân trọng!

Mẫu thư số 02

Thân gửi/Kính gửi Anh/Chị […],

Lời đầu tiên, tôi xin thay mặt Công ty […] gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn. Cảm ơn vì bạn đã lặng lẽ cống hiến cho sự phát triển của Công ty trong suốt một khoảng thời gian dài. Cảm ơn bạn đã tin tưởng Công ty cũng như sự trung thành, yêu nghề của bạn. Công ty vô cùng trân trọng những nỗ lực của bạn trong quá trình làm việc tại đây.

Có thể do nền tảng, định hướng phát triển của Công ty hiện nay chưa thể đáp ứng định hướng phát triển của bạn, khiến bạn phải rời vị trí này. Nhưng chúng tôi tin rằng bạn đã cứng cáp và thu hoạch được nhiều kinh nghiệm hơn trong khoảng thời gian làm việc tại Công ty. Điều này giúp bạn tự tin, mạnh dạn hơn để tìm được một công việc mới.

Lời cuối cùng, tôi xin chúc bạn dù làm việc ở bất cứ vị trí nào cũng đều đạt được một sự nghiệp lẫy lừng, như ý. Chúc bạn thành công trong cả công việc lẫn cuộc sống.

Trân trọng!

Mẫu thư số 03

[…] thân mến,

Bạn làm việc trong Công ty vỏn vẹn […] năm. Đối với cuộc sống dài dằng dặc mà nói, […] năm là hết sức ngắn ngủi. Nhưng đối với cá nhân mà nói thì đó cũng không phải là một khoảng thời gian ngắn.

Trong ngày mà bạn đưa ra quyết định nghỉ việc, chúng tôi cảm thấy khá hụt hẫng. Nhưng vì sự phát triển của cá nhân, chúng tôi không thể không xa bạn.

Dù sau này bạn làm bất cứ công việc gì, cũng mong rằng bạn sẽ luôn thành công và toả sáng. Chúng tôi luôn luôn ghi nhận những đóng góp lớn lao của bạn trong suốt thời gian vừa qua. Chúng tôi tin rằng, bằng sự tự tin và nhiệt huyết của bạn, dù đi đâu về đâu, bạn cũng luôn là một người thành công rực rỡ.

Chúc bạn luôn suôn sẻ, thuận lợi. Mong bạn sẽ luôn nhớ về chúng tôi, nhớ về mái nhà ấm áp tràn đầy kỷ niệm vui tươi này. Chúc bạn thành công!

Mẫu thư số 04

Kính gửi Anh/Chị […],

Lời đầu tiên, tôi xin thay mặt Công ty […] gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Anh/Chị vì sự trung thành trong khoảng thời gian dài bằng cả một đời người. Cảm ơn Anh/Chị đã luôn yêu quý, tin tưởng và âm thầm cống hiến cho sự nghiệp lừng lẫy của công ty. Chúng tôi thật sự vô cùng cảm kích vì sự đóng góp không ngừng nghỉ của Anh/Chị trong suốt một khoảng thời gian dài vừa qua.

Từ nay, Anh/Chị đã chính thức nghỉ hưu. Chúng tôi không biết nói gì hơn ngoài việc gửi đến Anh/Chị bằng khen và phần quà thay lời muốn nói. Những điều này thực sự không đáng là bao đối với những đóng góp của Anh/Chị, nhưng mong rằng Anh/Chị cảm nhận được tấm lòng chân thành từ Công ty.

Lời cuối cùng, chúng tôi xin chúc Anh/Chị luôn dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc bên người thân, gia đình. Chúng tôi luôn chào đón Anh/Chị ghé thăm Công ty. Hãy nhớ rằng Công ty luôn là gia đình thứ hai của Anh/Chị.

Trân trọng!

Mẫu thư số 05

Thân gửi […],

Lời đầu tiên, thay mặt Công ty, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới bạn và gia đình của bạn. Cảm ơn bạn đã lặng lẽ cống hiến và đóng góp cho sự nghiệp lừng lẫy của Công ty. Cảm ơn sự khẳng định và tin tưởng của bạn đối với Công ty. Cảm ơn sự trung thành và kính nghề của bạn. Cảm ơn những sự vất vả và nỗ lực dành cho Công ty của bạn.

Có thể là do nền tảng và khuynh hướng phát triển của Công ty hiện tại tạm thời chưa thể đáp ứng được kế hoạch tương lai của bạn, khiến bạn lựa chọn việc rời khỏi vị trí làm việc mà mình đã phấn đấu nhiều năm. Vậy nhưng chúng tôi tin rằng sự trưởng thành trong suốt thời gian ở Công ty sẽ khiến bạn tự tin hơn, mạnh dạn hơn.

Tin rằng với sự nỗ lực của bạn cộng với tinh thần cần cù chịu khó, dù ở bất cứ cương vị nào, bạn cũng đều sẽ có một sự nghiệp phi thường. Dù là trong công việc hay cuộc sống, bạn vẫn luôn là người xuất sắc nhất!

Mẫu thư số 06

Kính gửi […],

Thay mặt cho Công ty […], tôi xin chân thành cảm phục sự nỗ lực vượt bậc của bạn. Những điều bạn đã đạt được trong thời gian qua đều đang được đánh giá cao. Sự cống hiến không ngừng nghỉ của bạn đã trở thành động lực to lớn cho mọi người.

Chúng tôi tự hào về thành quả tốt đẹp từ những dự án có sự hỗ trợ từ phía bạn. Công ty cũng rất tin tưởng rằng bạn sẽ còn tiến xa hơn nữa trên chặng đường sắp tới.

Cảm ơn bạn một lần nữa vì tất cả những gì đã đóng góp!

Trân trọng,

[Tên người quản lý]

Mẫu thư số 07

Kính gửi […],

Tôi viết thư này để gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Anh/Chị vì những đóng góp quý báu của Anh/Chị trong thời gian làm việc tại Công ty. Tôi hiểu rằng Anh/Chị đã quyết định rời khỏi tổ chức hoặc chuyển tiếp đến vị trí mới để thực hiện các mục tiêu cá nhân.

Anh/Chị đã để lại dấu ấn tích cực và ảnh hưởng đến sự phát triển của Công ty. Những nỗ lực và đóng góp của Anh/Chị đã giúp tạo nên sự lớn mạnh của Công ty ngày hôm nay.

Chân thành cảm ơn Anh/Chị vì những kỷ niệm đẹp và những bài học quý giá mà Anh/Chị đã để lại. Những kinh nghiệm và kiến thức mà Anh/Chị mang đi sẽ luôn ở trong ký ức của Công ty, giúp Công ty phát triển và tiến bộ trong tương lai.

Chúc Anh/Chị thành công và hạnh phúc trong những bước tiếp theo của cuộc đời. Một lần nữa, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Anh/Chị và mong rằng Anh/Chị sẽ giữ mãi tinh thần cống hiến và đóng góp tích cực trong công việc và cuộc sống.

Trân trọng!

Mẫu thư số 08

Xin chào […] – Nhân viên […] phòng […],

Lời đầu tiên, tôi là […] – Trưởng phòng […] – xin thay mặt Công ty gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến bạn vì tinh thần cống hiến mà bạn dành cho Công ty trong suốt thời gian vừa qua. Chúng tôi ghi nhận những chia sẻ thẳng thắn của bạn và lấy làm tiếc vì khuynh hướng phát triển của Công ty hiện tại chưa phù hợp với kế hoạch tương lai của bạn.

Với tư cách là Trưởng phòng […], tôi đánh giá cao sự đóng góp ngoạn mục của bạn cho những nhiệm vụ được giao. Bạn đã luôn là người hoàn thành đúng mục tiêu và không hề có một chút trì hoãn nào. Sự chuyên nghiệp của bạn đã mang đến kết quả thành công vượt ngoài sự mong đợi cho dự án […] và kế hoạch […] trong thời gian cộng tác cùng phòng […] nói riêng và Công ty […] nói chung.

Một lần nữa, tôi muốn nói rằng tôi trân trọng sự chăm chỉ và tinh thần cống hiến của bạn. Tuy thời gian đồng hành cùng nhau không quá dài, nhưng bạn vẫn để lại những dấu ấn khó phai và là tấm gương sáng để đồng nghiệp học hỏi trong tương lai.

Hãy tiếp tục duy trì ngọn lửa nhiệt huyết này trên con đường tương lai. Tin rằng bạn sẽ có một sự nghiệp phi thường dù là trong công việc hay cuộc sống.

Ngày […] tháng […] năm […]

Trân trọng,

[Ký tên]

Mẫu thư số 09

Thân gửi Anh/Chị […] – Nhân viên SEO phòng Marketing,

Thay mặt cho tập thể phòng Marketing, tôi – Nguyễn Văn B xin bày tỏ sự cảm phục sự nỗ lực vượt bậc của bạn trong suốt thời gian làm việc tại Công ty […]. Thật khó khi tôi và Công ty phải nói lời chia tay với một nhân viên năng động và tận tâm như bận. Nhưng vì kế hoạch phát triển trong tương lai của bạn, chúng ta đành phải xa nhau.

Bạn đã nổi bật với sự chuyên ngiệp, tinh thần mạnh mẽ và lòng nhiệt huyết dành cho công việc. Đặc biệt, tôi muốn bạn biết rằng tôi rất tự hào về những thành quả xuất sắc nhờ sự hỗ trợ tốt đẹp từ phía bạn cho tất cả các chiến dịch Marketing của Công ty trong suốt […] năm gắn bó. Sự chăm chỉ không ngừng nghỉ và niềm đam mê mà bạn thể hiện trong công việc đã tạo động lực to lớn cho toàn bộ đội ngũ nhân viên.

Tôi tin rằng sự chuyên nghiệp và tinh thần kính nghiệp của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Chúng tôi gửi lời chúc phúc chân thành đến bạn. Chúc bạn luôn luôn an khang, hạnh phúc và đạt được thành công trên con đường mà bạn đã chọn. Mong bạn hãy nhớ rằng, chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón bạn quay trở lại thăm chúng tôi. Hy vọng Công ty […] mãi là ngôi nhà thứ hai của bạn.

Ngày […] tháng […] năm […]

Trân trọng,

[Ký tên]

Mẫu thư số 10

Kính gửi Anh/Chị […] – Trưởng phòng […],

Thay mặt cho Công ty […], tôi rất tiếc vì chỉ còn vài ngày nữa chúng ta sẽ phải nói lời chia tay nhau. Chúng tôi biết rằng không có bữa tiệc nào là không tàn. Tuy nhiên, khi Anh/Chị […] quyết định rời khỏi Công ty, trong lòng chúng tôi đều có chung những cảm giác tiếc nuối.

Thời gian […] năm cộng tác vừa qua đã để lại nhiều điều quý giá. Dưới sự dẫn dắt tài ba của Anh/Chị, phòng […] đã tạo nên sự khác biệt rất lớn. Bên cạnh đó, Anh/Chị đã hoàn thành xuất sắc công việc và đào tạo các thành viên trong phòng […] về kế hoạch […], tạo nên sự phát triển vượt bậc cho doanh thu Công ty.

Dù trong công việc hay cuộc sống, Anh/Chị […] vẫn luôn là người xuất sắc khi truyền lửa đam mê và tinh thần cống hiến không ngừng nghỉ. Những điều Anh/Chị […] đã đạt được đều được ghi nhận và trở thành động lực to lớn cho nhân viên phòng […] nói riêng và đội ngũ Công ty nói chung học tập, noi theo.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Anh/Chị […] vì sự nỗ lực vượt bậc của Anh/Chị trong suốt thời gian vừa qua. Tin rằng, sự nỗ lực và tinh thần nhiệt huyết sẽ giúp Anh/Chị […] dù ở bất kỳ cương vị nào cũng đều sẽ đạt được những thành tựu phi thường trong sự nghiệp. Chúng tôi tin rằng Anh/Chị sẽ còn tiến xa hơn nữa trên chặng đường sắp tới.

Một lần nữa cảm ơn Anh/Chị vì thời gian đồng hành cùng Công ty […] vừa qua, chúc mọi điều tốt đẹp sẽ đến với chị!

Ngày […] tháng […] năm […]

Trân trọng,

[Ký tên]

Làm thế nào để giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc?

Trên thực tế không có nhà quản trị nào mong muốn nhân viên nghỉ việc và phải viết thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc. Rất khó để loại bỏ hoàn toàn tình trạng nghỉ việc nhưng vẫn có những giải pháp giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc tại doanh nghiệp. Các nhà tuyển dụng có thể tham khảo một số cách dưới đây 

Hạn chế tuyển dụng sai người 

Để hạn chế tình trạng nghỉ việc của nhân viên thì ngay từ lúc tuyển dụng doanh nghiệp cần có những bước tìm hiểu về ứng viên. Làm tốt khâu này sẽ giúp doanh nghiệp chọn được ứng viên phù hợp có đủ điều kiện năng lực và phẩm chất gắn bó lâu dài. 

Bên cạnh quy trình tuyển chọn hồ sơ, các câu hỏi phỏng vấn ứng viên thì những bài test là cách tốt nhất để doanh nghiệp đánh giá ứng viên. Hiện nay, Testcenter đang là một nền tảng giúp hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá năng lực ứng viên trong quá trình tuyển dụng nhằm hạn chế tỷ lệ nhân viên nghỉ việc. Testcenter sở hữu hệ thống ngân hàng câu hỏi đa dạng được xây dựng tổng hợp từ đội ngũ chuyên gia nhân sự hàng đầu. Cùng hệ thống vận hành tổ chức thi dễ dàng, minh bạch và cho kết quả bài test nhanh chóng. Hiện tại, nền tảng công nghệ Testcenter đang được nhiều doanh nghiệp ứng dụng trong quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự như Honda, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), TopCV,…

Đánh giá tuyển dụng là cách để giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc
Đánh giá tuyển dụng là cách để giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc

Chế độ đãi ngộ nhân viên 

Lương là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gắn bó với doanh nghiệp của nhân viên viên. Doanh nghiệp luôn tạo động lực thúc đẩy tinh thần cho nhân viên qua việc tăng lương định kỳ, tăng lương theo số thâm niên kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời là thức níu họ ở lại với công việc. 

Tạo cơ hội thăng tiến sự nghiệp 

Việc nhìn nhận đánh giá năng lực của nhân viên để đưa ra lộ trình thăng tiến rõ ràng cho họ tại doanh nghiệp cho thấy năng lực của nhà lãnh đạo. Đồng thời cũng giúp nhân viên biết được mình đang ở vị trí nào? cần làm gì để có thể lên các vị trí cao hơn? Từ đó tạo động lực để nhân viên phát huy năng lực, đưa ra mục tiêu và định hướng gắn bó lâu dài với công ty.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp 

Bên cạnh các yếu tố về vật chất thì điều khiến nhân viên gắn bó với hơn với công ty là môi trường, là văn hóa. Một môi trường làm việc lành mạnh, xây dựng văn hóa tích cực, hòa đồng giúp nhân viên cảm thấy thoải mái, vui vẻ và gắn bó với doanh nghiệp hơn. 

>>> Đừng bỏ lỡ: 4 loại hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Xây dựng môi trường chuyên nghiệp với nhiều cơ hội phát triển cho nhân viên
Xây dựng môi trường chuyên nghiệp với nhiều cơ hội phát triển cho nhân viên

Dùng đúng người đúng việc 

Thông qua giao tiếp với cấp dưới người để đánh giá đúng năng lực, tính cách của từng nhân viên là rất quan trọng đối với người lãnh đạo. Nắm rõ những yếu tố này sẽ giúp nhà lãnh đạo dễ dàng truyền đạt định hướng công việc và phân chia công việc phù hợp cho nhân viên. Khi được làm công việc đúng năng lực, cá tính của mình nhân viên sẽ không còn cảm giác chán việc và hạn chế được tình trạng nghỉ việc. 

>>> Xem thêm: Cách đánh giá nhân viên hiệu quả bạn cần biết 2023

Linh hoạt thời gian làm việc 

Thực tế, có nhiều vị trí công việc sẽ khó làm được vấn đề này do tính chất công việc. Tuy nhiên, tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để có sự linh hoạt thời gian cho nhân viên. Chẳng hạn, đối với nhân viên trong thời gian chăm con nhỏ có thể cho họ đi muộn hoặc về sớm hơn nhân viên bình thường 15-30 phút. Hoặc linh động đổi ca làm việc cho nhân viên nếu như có lý do chính đáng,…

Trên đây là những lưu ý và một số mẫu thư cảm ơn nhân viên nghỉ việc. Cùng với đó là một số cách để hạn chế tình trạng nhân viên nghỉ việc. Hy vọng qua bài viết có thể giúp bạn nắm được tinh thần khi viết thư. Cùng với đó là cách thể hiện sự chân thành khi viết thư cảm ơn. 

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter