Nhân viên nghỉ việc, đặc biệt trong thời điểm cuối năm là một trong những vấn đề khiến nhà quản lý đau đầu. Có khá nhiều lý do cũng như dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc. Đôi khi bắt nguồn từ doanh nghiệp, từ người quản lý trực tiếp hay đôi khi từ chính bản thân nhân viên. Chỉ khi nhà quản lý nắm vững những lý do này thì mới có thể giải quyết chúng và giữ chân được những nhân sự tài năng. 

1. Mối quan hệ không tốt với sếp

Tìm hiểu thêm:

>> 10 dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc nhà quản lý nên chú ý

>> 5 nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của Staff Turnover là gì?

>> 7 “bí quyết” giúp giảm Turnover Rate dành cho doanh nghiệp

quy trình cho nhân viên nghỉ việc chuẩn
Mối quan hệ không tốt với sếp

Chúng ta thường nghe câu nói: “Nhân viên nghỉ việc đôi khi không phải do áp lực công việc, mà vì sếp tồi”. Và theo rất nhiều nghiên cứu thống kê trên thế giới, mâu thuẫn với sếp là nguyên nhân số một khiến các nhân sự phải nghỉ việc. Bởi sếp là một phần không thể thiếu trong công việc của mọi nhân viên. Nếu mâu thuẫn của nhân viên với sếp trở nên không thể kiểm soát thì họ chắc chắn không thể làm việc một cách thoải mái, toàn tâm, toàn ý cho công việc.

Để công việc có thể vận hành một cách trôi chảy thì doanh nghiệp cần xây dựng tốt mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Những mâu thuẫn tích tụ qua ngày tháng có thể trực tiếp phá hỏng niềm đam mê, sự tự tin và cam kết dành cho công việc của nhân viên. Khi đã rơi vào tình trạng “không thể tìm tiếng nói chung” với sếp, nhân viên thường sẽ quyết định nghỉ việc. Sự chán nản hay thất vọng với sếp cũng là một trong những dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc phổ biến nhất.

2. Cảm thấy công việc buồn tẻ và không có nhiều triển vọng phát triển

Bất cứ ai khi đi làm, bên cạnh tiền lương thì đều mong muốn sẽ tìm kiếm được những niềm vui và triển vọng phát triển cho tương lai. Không một ai muốn làm mãi một công việc nhàm chán và cứ đều đều ngày này qua ngày khác. Nếu bạn có một nhân viên như vậy, bạn cần ngay lập tức giúp họ tìm lại cảm hứng làm việc. Ai cũng muốn làm những việc mình yêu thích. Nếu bạn không thể truyền cảm hứng cho nhân sự của mình, nhân viên sẽ nhanh chóng nghỉ việc, để tìm kiếm môi trường mới.

3. Bất hòa với đồng nghiệp

Bên cạnh việc mâu thuẫn với sếp thì những bất hoà với đồng nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc ra đi của nhân viên. Đồng nghiệp là người ngồi cùng bàn, tương tác, làm việc chung một nhóm, hít thở chung một bầu không khí, và là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc của mỗi nhân viên.

Khi môi trường làm việc có những người bạn tốt, anh chị em thân thiết, nhân viên sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài hơn. Nhà quản lý cần chú ý và can thiệp đúng lúc nếu có vấn đề phát sinh và thấy nhân viên không có khả năng tự giải quyết các mâu thuẫn phát sinh, trước khi quá muộn.

thông báo nhân viên nghỉ việc như thế nào
Bất hòa với đồng nghiệp

4. Không có cơ hội phát huy hết những khả năng, thế mạnh

Bất cứ ai cũng muốn làm chính mình, được thể hiện khả năng của mình trước sếp và đồng nghiệp. Khi nhân viên được tạo điều kiện phát huy những thế mạnh của mình trong công việc, họ sẽ cảm thấy tự hào, và tự tin hơn. Họ muốn tham gia các hoạt động họ làm tốt và phát triển kỹ năng của mình lên cấp độ cao hơn. Nếu họ không thể làm điều này, họ sẽ giống như một con hổ bị xiềng xích, tới một lúc nào đó con hổ đó sẽ phá vỡ xiềng xích và tìm kiếm một công ty khác biết sử dụng giá trị của họ.

5. Cảm thấy không được ghi nhận sự đóng góp

Trong một doanh nghiệp, nếu nhân viên thấy được rằng những đóng góp của họ thật sự có giá trị, giúp công ty phát triển thì đó là một nguồn động lực vô cùng lớn thúc đẩy nhân viên làm việc nhiều hơn, tốt hơn. Nhân viên sẽ không ngại khó mà nỗ lực nhiều hơn, nâng cao hiệu suất và năng suất làm việc. 

Để được như vậy, đòi hỏi nhà quản lý phải cho nhân viên mình biết rõ về tầm nhìn, sứ mệnh và toàn bộ kế hoạch bằng cách này hay cách khác. Để từ đó, nhân viên sẽ nắm rõ và kết nối công việc của mình với bức tranh toàn cảnh của tổ chức và nhìn thấy những kết quả làm việc của họ đóng góp như thế nào tới thành công chung của tập thể.

Ngược lại, nếu không thấy được sự liên kết đó, nhân viên sẽ cảm thấy không được kết nối cùng doanh nghiệp, những đóng góp của họ không được ghi nhận. Hay đôi khi tệ hơn là họ còn hoài nghi về năng lực của bản thân và từ đó không tìm được cảm hứng, không có cam kết, không có trách nhiệm. Và sớm muộn đây cũng sẽ là lý do khiến họ nghỉ việc.

6. Không được tự quyết và độc lập trong công việc

nhân viên nghỉ việc không báo trước
Không được tự quyết và độc lập trong công việc

Mỗi nhân viên ai cũng có “cái tôi” của riêng mình và một khi bị kìm hãm quá lớn sẽ gây ra sự ức chế và đổ vỡ. Mỗi nhân viên có đặc điểm và cá tính riêng, mỗi người đều có chuyên môn và khả năng riêng để tự chịu trách nhiệm về công việc của mình. Do đó người quản lý nên đặt ra mục tiêu và để cấp dưới của mình được tự do thực hiện theo cách họ muốn. 

Dù họ đảm nhận công việc gì từ trợ lý, kế toán, trưởng nhóm, trưởng phòng kinh doanh… hãy luôn cho nhân viên của mình có được cơ hội để họ chủ động và tự do sáng tạo trong công việc. Nhân viên sẽ được thỏa mãn cái tôi, còn bạn sẽ có nhiều thời gian để làm những việc khác. Tất nhiên là bạn sẽ luôn nắm được đường đi hay quá trình hoàn thiện công việc của họ để có sự can thiệp kịp thời trong tình huống phát sinh vấn đề.

7. Những thông tin xấu về tình hình kinh doanh của công ty

Công ty nào ít nhiều đều luôn sẽ tồn tại những chuyện ngoài lề. Những câu chuyện như năm nay công ty làm ăn thua lỗ, buộc phải cắt giảm nhân sự, chuyện nợ lương nhân viên, nhân viên phải làm tăng ca, công ty có nguy cơ bị mua lại,… tất cả đều dẫn đến cảm giác bất ổn và thiếu lòng tin đối với doanh nghiệp của nhân viên. Một khi nhân viên lo lắng thường có xu hướng tìm kiếm những công việc khác, và có thể nghỉ bất cứ lúc nào.

Để giải quyết vấn đề này, quản lý cần cập nhật liên tục cho nhân viên biết doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào, và kế hoạch sắp tới là gì để luôn đi đúng hướng hoặc phục hồi trong tương lai. Khi nhân viên được cung cấp các thông tin minh bạch, liên tục, nhân viên sẽ có niềm tin vào đội ngũ quản lý, vào năng lực phán đoán, định hướng, ra quyết định của quản lý, và họ sẽ gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp. 

8. Văn hóa công ty không phù hợp

Tham khảo thêm:

>> 5 cách giúp hoàn thiện quy trình cho nhân viên nghỉ việc

>> Xu hướng quản trị doanh nghiệp mới nhất dành cho nhà quản lý

dấu hiệu nhân viên muốn nghỉ việc là gì
Văn hóa công ty không phù hợp

Trong các lý do nhân viên nghỉ việc không báo trước thì văn hóa công ty là một trong những yếu tố quan trọng. Khi doanh nghiệp đánh giá cao nhân viên, tôn trọng họ, đối xử một cách công bằng và chế độ lương thưởng và phúc lợi thỏa đáng cho họ thì không có lý do gì khiến họ nghỉ việc. Ngược lại nếu quản lý không có sự quan tâm đến đời sống cá nhân của nhân viên, không có các sự kiện, hoạt động và xây dựng nhóm để tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên,… thì họ sẽ không cảm nhận được văn hoá doanh nghiệp nơi họ đang làm việc. Văn hóa công ty là yếu tố có thể giúp bạn giữ nhân viên của mình luôn trung thành.

9. Thiếu sự khen thưởng, khích lệ 

Đây có lẽ không phải yếu tố then chốt khi nhân viên quyết định rời khỏi công ty. Vì khi công ty chỉ có chính sách lương thưởng rõ ràng là điều chư đủ. Nhân viên của bạn cần nhiều hơn thế. Vì vậy hãy thể hiện sự trân trọng và công nhận đối với nhân viên của mình.

Trong nghệ thuật quản lý nói chung, nhà quản lý cần phải nắm được quy tắc muốn nhân viên tốt thì trước hết sếp phải tốt. Nếu bạn là một quản lý tài ba, thấu hiểu đánh giá đúng năng lực của nhân viên, xây dựng cách quản lý đúng đắn chắc chắn bạn sẽ có thể giúp nhân viên phát triển, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp của mình.

Kết luận

Tóm lại, sẽ thật khó khăn khi đưa ra quy trình cho nhân viên nghỉ việc. Để hạn chế tình trạng này, nhà quản lý nên tuyển dụng đúng ngay từ đầu nhằm xác định đúng sự phù hợp của ứng viên với văn hoá doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo các công cụ test online để đánh giá được chính xác hơn. Bằng cách nắm vững 9 lý do phổ biến dẫn đến tình trạng nghỉ việc của nhân viên chia sẻ trên đây, nhà quản lý có thể đưa ra những biện pháp hữu ích, giúp ổn định tình hình nhân sự của doanh nghiệp mình. 

TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

công cụ tạo test online uy tín

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter