Đánh giá kết quả thử việc của nhân viên là cột mốc có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với nhân viên mà còn đối với nhà quản lý. Kể cả khi nhận xét đánh giá nhân viên thử việc bằng hình thức nào thì nhà quản lý cũng nên hết sức chú trọng đến các câu hỏi sử dụng, sao cho đánh giá được tường tận nhất về nhân viên khách quan nhất trước khi đưa ra những quyết định chính thức.

3 câu hỏi đánh giá kết quả thử việc hiệu quả

Tham khảo thêm:

>> Đánh giá nhân viên thử việc và những điều nhà tuyển dụng cần biết

>> Mẫu đánh giá nhân viên thử việc thế nào là đạt hiệu quả?

>> 3 cách nhận xét đánh giá nhân viên thử việc cho nhà quản lý

mẫu đánh giá nhân viên thử việc chuẩn
3 câu hỏi đánh giá kết quả thử việc của nhân viên hiệu quả

Tùy vào mục đích cũng như những điều bạn cần biết thêm về nhân viên thử việc mà bộ câu hỏi của bạn cũng có sự thay đổi cho linh hoạt. Nếu bạn phân vân không biết nên hỏi những vấn đề gì, bạn có thể vận dụng mô hình ASK để xác định các chủ đề mà bạn muốn khai thác như: kiến thức, thái độ, kỹ năng của nhân viên. Từ đó, nhà quản lý sẽ có những câu hỏi phù hợp với những mục đích này. 

Việc đánh giá có thể được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc sử dụng các phiếu đánh giá nhân viên thử việc. Về cơ bản, sẽ có 3 kiểu phân loại các câu hỏi mà nhà quản lý có thể tham khảo như sau:

1. Câu hỏi về chuyên môn của vị trí

Với nhóm câu hỏi về tính chuyên môn, nhà quản lý có thể hỏi các câu hỏi sau:

  • Bạn thấy hứng thú với phần công việc hay nhiệm vụ nào nhất trong quá trình thử việc?
  • Bạn tự đánh giá thế nào về khả năng của bản thân mình?
  • Kết thúc quá trình thử việc, bạn có góp ý gì với đội nhóm, phòng ban hay không?
  • Trong quá trình thử việc, bạn đã học hỏi được điều gì mới trong công việc?  

Ví dụ với một nhân viên đang thử việc cho vị trí Marketing, bạn có thể đặt câu hỏi: Trong chiến dịch truyền thông vừa rồi, bạn đảm nhận nhiệm vụ chính là gì? Bạn gặp khó khăn gì trong quá trình triển khai chiến dịch cũng như bạn đã rút ra được những bài học bổ ích nào? Câu trả lời của nhân viên sẽ cho bạn biết họ đã tận dụng quãng thời gian thử việc của mình hiệu quả đến đâu. 

Ngoài ra, tập trung vào câu chuyện họ đã kể cùng các chi tiết nhỏ đã được quan sát trước đó có thể giúp nhà tuyển dụng khai thác thêm các khía cạnh khác từ chuyên môn hoặc tính cách của nhân viên.

Bên cạnh những câu hỏi mang tính chất đánh giá phần thể hiện mà nhân viên đã hoàn tất, bạn có thể hỏi một số câu hỏi tình huống để đánh giá thêm sự năng động, ứng biến của nhân viên mới.

2. Câu hỏi về môi trường doanh nghiệp

nhận xét đánh giá nhân viên thử việc như thế nào
Những câu hỏi về chuyên môn của vị trí

Với nhóm câu hỏi này bạn có thể “bỏ túi” câu hỏi nhỏ như sau:

  • Hoạt động nào ở công ty khiến bạn thấy hứng thú nhất?: Câu hỏi này sẽ cho bạn thấy cách ứng viên hòa nhập với môi trường doanh nghiệp hay bộc lộ rằng có rào cản gì trong quá trình hòa nhập của họ.
  • Ai là người đã có ảnh hưởng tới bạn nhiều nhất ở công ty?: Câu hỏi này cho thấy mẫu người mà nhân viên cảm thấy thoải mái khi được làm việc hoặc được kết nối cùng.
  • Chia sẻ những điều bạn đã học được ở môi trường này: Câu hỏi mở giúp nhân viên hồi tưởng lại và chia sẻ những điều họ kỳ vọng hoặc băn khoăn ở môi trường.

3. Câu hỏi về người hướng dẫn 

Trong đánh giá kết quả nhân viên thử việc, người lãnh đạo sẽ biết được cách nhân viên tiếp nhận, làm quen với công việc. Thông qua lắng nghe xử lý tình huống từ nhân viên, bạn sẽ thấy được họ đang ở đâu, gặp khó khăn ở bước nào, họ đang thể hiện bản thân như thế nào so với màn phỏng vấn ngày đầu tiên của mình.

Một số câu hỏi về leader mà bạn có thể hỏi khi đánh giá kết quả thử việc của nhân viên, đó là:

  • Bạn có ấn tượng gì về người hướng dẫn của mình?: Câu hỏi này sẽ hé lộ cách nhân viên nghĩ về leader hoặc coach, cho thấy mức độ kết nối, tương tác và hòa hợp trong công việc của họ.
  • Điều gì mà bạn mong sẽ học hỏi được từ người hướng dẫn?: Đây là những kỳ vọng của nhân viên về người hướng dẫn. Qua sắc thái và biểu cảm khi phỏng vấn, bạn có thể cảm nhận được thái độ của họ đối với người hướng dẫn.
  • Những nhiệm vụ mà người hướng dẫn đã giao cho bạn là gì?: Bạn có cảm thấy có nhiệm vụ nào quá sức mình không và nếu có thì bạn đã giải quyết nó thế nào?

Một số lưu ý cho nhà lãnh đạo khi đánh giá kết quả thử việc

Tìm hiểu thêm:

>> Cách xây dựng bảng đánh giá nhân viên thử việc của nhân viên

>> 4 lưu ý khi đánh giá kết quả thử việc của nhân viên mới

>> 3 cách đánh giá nhân viên thử việc hiệu quả cho doanh nghiệp

>> Nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

phiếu đánh giá nhân viên thử việc mới nhất
Những lưu ý cho nhà lãnh đạo khi đánh giá thử việc

Khi nhận xét đánh giá thử việc, bên cạnh các mẫu đánh giá nhân viên thử việc hay bảng đánh giá nhân viên thử việc thì nhà quản lý cần nắm vững một số lưu ý sau để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tạo ra bầu không khí thoải mái và cởi mở

Chúng ta biết rằng, bầu không khí là yếu tố quan trọng với mọi cuộc trò chuyện. Nếu nhà quản lý gây ra không khí căng thẳng thì nhân viên của bạn có thể ngại chia sẻ, ngại mở lòng hơn, đánh mất mục đích mà bạn đang tìm kiếm từ cuộc đánh giá. Do đó, bạn hãy chủ động rút ngắn khoảng cách, mỉm cười và động viên, cho họ cảm giác thoải mái để chia sẻ hết lòng.

Cho phép nhân viên tự đánh giá họ

Tự đánh giá một phần cho thấy góc nhìn của nhân viên đối với vị trí họ đang đảm nhiệm và đối với công ty. Lắng nghe, ghi chép, bạn sẽ thấy mình công sức mình bỏ ra là không vô ích chút nào khi nhận được thêm vô số thông tin đắt giá. Những điều này là cơ sở giúp cải thiện trải nghiệm ứng viên cho những hồ sơ tiếp theo và nâng cao thương hiệu tuyển dụng ở doanh nghiệp bạn.

Khuyến khích sự trao đổi và lắng nghe

Để công việc đánh giá nhân viên thử việc đạt hiệu quả cao nhất, nhà quản lý nên tạo cơ hội cho nhân viên thử việc chia sẻ những điều trăn trở về chuyên môn, về con người, về văn hóa doanh nghiệp. Bạn hãy đưa ra  thêm nhiều lời gợi mở, động viên để họ trải lòng hơn. Có thể bạn sẽ có thêm “insight” của nhân viên mới về môi trường doanh nghiệp để có thể cải thiện quá trình onboarding hòa nhập ở tổ chức của mình. 

Kết luận

Đánh giá kết quả thử việc của nhân viên là việc làm có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhân sự ở mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Bởi toàn bộ định hướng của nhân viên trong thời gian cống hiến cho doanh nghiệp về sau sẽ xuất hiện từ bước này. Do đó, bạn nên có sự đầu tư vào bộ câu hỏi đánh giá nhân viên thử việc để có thể mang lại những kết quả tích cực nhất cho doanh nghiệp mình.

Hơn hết, bạn cũng có thể tham khảo câu hỏi chuyên môn từ kho đề thi mẫu của công cụ test online TestCenter.vn nhằm đạt được kết quả đánh giá tốt nhất. Chúc doanh nghiệp sẽ bứt phá về đích thành công.

TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

công cụ test online uy tín

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter