Tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm hay công nghệ thông tin, tester là một trong những vị trí vô cùng quan trọng với nhiệm vụ kiểm thử, mang đến các sản phẩm, dịch vụ tin học hoàn hảo nhất cho người dùng. Với tầm quan trọng đó, tuyển dụng tester luôn là vấn đề nan giải cho doanh nghiệp IT. Để chuẩn bị tốt nhất cho bước cuối cùng trong công tác tìm kiếm tester, bộ phận tuyển dụng có thể tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn tester đầy đủ nhất trong bài viết sau.

Tester là gì?

Tester là vị trí đảm nhận việc kiểm tra phần mềm hoặc các dự án tương tự để tìm lỗi, khiếm khuyết hoặc bất kỳ vấn đề nào mà người dùng cuối có thể gặp phải. Nói một cách đơn giản, tester đóng vai trò thử nghiệm sản phẩm và cung cấp báo cáo cho nhóm dự án về bất kỳ vấn đề hoặc cải tiến nào mà sản phẩm có thể yêu cầu.

Tester cần hiểu kiến ​​trúc của sản phẩm đang được kiểm thử, lên kế hoạch cho các chiến lược kiểm thử để thực hiện kiểm thử và tìm ra các vấn đề tiềm ẩn. Vị trí này đảm nhiệm phân tích những ưu và nhược điểm của kế hoạch cụ thể cũng như những rủi ro liên quan đến từng thành phần và giao diện của sản phẩm.

Hiện nay, tester được chia thành các nhánh khác nhau như Automation Tester, Manual Tester, QA hay QC. Trong các công ty trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin phổ biến với hai vị trí Manual Tester và Automation Tester, ngược lại những doanh nghiệp sản xuất liên quan đến linh kiện điện tử thường tuyển dụng vị trí QA, QC nhiều hơn.

Tester là gì?
Tester là gì?

Tester có nhiệm vụ gì?

Đảm nhận công việc tìm kiếm các lỗi có thể xảy ra trong quá trình sử dụng sản phẩm, tester có nhiệm vụ đóng vai người dùng và tìm kiếm mọi ngóc ngách để tìm ra những sai sót vẫn còn tồn tại. Khi phát hiện được lỗi, tester thực hiện nhiệm vụ ghi chú và báo cáo lại cho bộ phận phát triển liên quan để chỉnh sửa và hoàn thiện lại sản phẩm.

Nhiệm vụ của một Automation Tester cần thực hiện mỗi ngày đó là sử dụng các công cụ hỗ trợ, soạn thảo những đoạn mã để có thể tự động phát hiện ra các vấn đề của sản phẩm. Ngược lại, Manual Tester sẽ thực sự như một người dùng sử dụng sản phẩm để tìm kiếm và kiểm tra thủ công.

Chính tầm quan trọng của vị trí tester, ngày nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm rất chú trọng trong việc tìm kiếm, xây dựng đội ngũ tester giàu kinh nghiệm. Chỉ khi thực sự coi trọng sản phẩm của mình, doanh nghiệp mới có thể mang đến sự hài lòng cho khách hàng và tiếp tục có được sự tin tưởng, đẩy mạnh tình hình kinh doanh của chính công ty.

Tester giúp doanh nghiệp mang đến sản phẩm hoàn hảo cho khách hàng
Tester giúp doanh nghiệp mang đến sản phẩm hoàn hảo cho khách hàng

Vai trò và lợi ích của tester đem đến cho doanh nghiệp

Để hiểu hơn về tầm quan trọng của vị trí tester, chúng ta cần biết được những vai trò cũng như lợi ích mà đội ngũ tester đem lại cho doanh nghiệp, như:

Chất lượng sản phẩm được đảm bảo

Với các doanh nghiệp, khi phát hành sản phẩm đến người dùng, việc đảm bảo không xảy ra sai sót hay gặp bất kỳ lỗi gì trong quá trình sử dụng là vô cùng quan trọng. Đây chính là một trong những vai trò nổi bật của tester giúp cho sản phẩm của công ty khẳng định được chất lượng và phục vụ khách hàng tốt nhất. Qua đó, hình ảnh doanh nghiệp tin cậy, uy tín ngày càng được nâng cao, đem lại sự tin tưởng lớn hơn của khách hàng.

Giảm thiểu tối đa chi phí

Với nhiệm vụ kiểm thử của mình, tester sẽ đảm bảo cho sản phẩm ứng dụng, phần mềm của doanh nghiệp không còn bất kỳ lỗi nào trước khi phát hành hay bàn giao cho khách hàng. Điều này tránh cho doanh nghiệp khả năng phải thu hồi, sửa chữa phát sinh sau này. Không chỉ gây mất thời gian, nhân lực cho công tác kiểm tra, xử lý, doanh nghiệp cũng sẽ làm hỏng đi hình ảnh, uy tín của chính mình, gây thiệt hại rất nhiều về doanh thu, chi phí sau này.

Vấn đề bảo mật được đảm bảo

Vấn đề bảo mật luôn là một trong những yếu tố quan trọng cần được quan tâm, đầu tư đúng mực cho các sản phẩm công nghệ. Chính vì lẽ đó, tester sẽ đóng vai trò kiểm thử, tìm ra những lỗi cho dù rất nhỏ để đảm bảo sự an toàn thông tin của người dùng, những khách hàng mang lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp.

Những vấn đề bảo mật sẽ được kiểm tra, thử nghiệm bởi tester trước khi tung ra thị trường
Những vấn đề bảo mật sẽ được kiểm tra, thử nghiệm bởi tester trước khi tung ra thị trường

Hài lòng của khách hàng

Như đã nêu trên, một đội ngũ tester giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ thử nghiệm và phát hiện ra những lỗi dù là nhỏ nhất của sản phẩm. Việc khách hàng nhận được một sản phẩm hoàn hảo sẽ giúp họ hài lòng với chất lượng của doanh nghiệp, sẵn sàng tiếp tục tin tưởng và sử dụng dịch vụ cũng như giới thiệu đến những đối tác khác. Qua đó, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội để mở rộng và phát triển.

>>> Xem thêm: 4 mẫu phiếu đánh giá phỏng vấn ứng viên mới nhất

Những câu hỏi phỏng vấn tester thường được sử dụng

Trong một cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần đặt ra những câu hỏi theo trình tự, chủ đề để có thể kiểm tra được thông tin ứng viên, trình độ chuyên môn và cả mức độ phù hợp của ứng viên với doanh nghiệp. Theo đó, có một số bộ câu hỏi mà đơn vị tuyển dụng có thể sử dụng trong buổi phỏng vấn như:

Câu hỏi phỏng vấn tester giúp doanh nghiệp xác định được khả năng của ứng viên.
Câu hỏi phỏng vấn tester giúp doanh nghiệp xác định được khả năng của ứng viên.

Các câu hỏi phỏng vấn về thông tin cá nhân

Bắt đầu một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể bắt đầu bằng những câu hỏi ngắn gọn, đơn giản về các thông tin các nhân như tên tuổi, trình độ học vấn hay kinh nghiệm làm việc trước đó của ứng viên. Điều này giúp tạo ra không khí thoải mái cho cuộc phỏng vấn cũng như giúp bộ phận tuyển dụng kiểm tra được tính xác thực trong những thông tin cơ bản mà ứng viên cung cấp trong CV.

Những câu hỏi phỏng vấn trình độ cơ bản của tester

Buổi phỏng vấn không thể thiếu những câu hỏi mang tính kiểm tra trình độ nhằm đảm bảo ứng viên có đủ kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc. Một số câu hỏi phỏng vấn tester mà nhà tuyển dụng có thể dùng để kiểm tra trình độ cơ bản như:

  • Theo bạn, một tester cần có những yếu tố và kỹ năng nào? Từ đó, bạn nhận thấy trình độ của mình hiện nay như thế nào?
  • Kiểm thử phần mềm là gì? Trình tự kiểm thử cơ bản thường trải qua những bước nào (diễn ra thế nào)?
  • Hiện nay có mấy phương pháp kiểm thử? Bạn có thể kể tên các phương pháp kiểm thử đó không?
  • Quá trình phát triển phần mềm có những giai đoạn nào?

Đây đều là những câu hỏi cơ bản mà chắc chắn bất kỳ tester nào cũng sẽ phải nắm vững. Chính vì vậy, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng sàng lọc được những ứng viên không đảm bảo chất lượng cho công việc này.

Câu hỏi phỏng vấn tester về trình độ giúp đảm bảo ứng viên có thể thích nghi trong công việc.
Câu hỏi phỏng vấn tester về trình độ giúp đảm bảo ứng viên có thể thích nghi trong công việc.

Một số câu hỏi nâng cao trong phỏng vấn tester

Với những vị trí tester cao cấp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thì những câu hỏi nâng cao sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn ra được những ứng viên thật sự có năng lực có thể đảm nhiệm vị trí mà doanh nghiệp đang cần. Những câu hỏi cần đảm bảo được tính chuyên môn, hiểu rõ về hệ thống và vai trò của ứng viên khi tham gia dự án mà nhà tuyển dụng có thể sử dụng như:

  • Quá trình kiểm thử sẽ cần dừng lại khi nào?
  • Những yếu tố nào cần có trong báo cáo kiểm thử?
  • Các lỗi phần mềm sẽ thường xuất hiện ở giai đoạn nào?
  • Kiểm thử hệ thống là gì?
  • Bạn đã nghe hay sử dụng công cụ ABC chưa? Nếu có, hãy nêu kinh nghiệm làm việc của bạn với công cụ này.
  • Những dự án bạn đã tham gia trước đây là gì? Vai trò của bạn trong dự án gần đây nhất là gì?

Thông qua những câu hỏi phỏng vấn tester đậm chất chuyên môn này, những ứng viên có kinh nghiệm, trình độ cao sẽ được nhà tuyển dụng nhìn nhận và đánh giá mức độ phù hợp cho vị trí đang cần tuyển dụng.

>>> Xem thêm: 5 bảng đánh giá ứng viên khi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng

Các câu hỏi đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên

Khi đi đến giai đoạn cuối của cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể sử dụng các câu hỏi liên quan đến những dự định, định hướng hay các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gắn bó, cống hiến của ứng viên nếu trúng tuyển. Ví dụ như:

  • Bạn đã xây dựng gia đình chưa? Trong một đến hai năm tiếp theo, bạn có kế hoạch gì? (đối với ứng viên nữ).
  • Hiện tại bạn đang ở đâu? Có quá xa công ty chúng tôi không? Đi xa như thế bạn có thấy bất tiện không?
  • Nếu trúng tuyển, bạn có thể đi làm khi nào?

Các câu trả lời của ứng viên cho những câu hỏi trên có thể mang đến sự lựa chọn phù hợp nhất cho doanh nghiệp để đảm bảo sự cống hiến, đóng góp cho sự phát triển và định hướng tương lai của công ty.

Tester đòi hỏi khả năng thích nghi và chịu được áp lực cao.
Tester đòi hỏi khả năng thích nghi và chịu được áp lực cao.

Phỏng vấn tester với bộ câu hỏi của Testcenter

Có rất nhiều cách để các nhà tuyển dụng có thể tham khảo, tìm kiếm thêm các câu hỏi phỏng vấn tester như thông qua các diễn đàn, group tuyển dụng, internet, … Tuy nhiên, việc này sẽ tốn khá nhiều thời gian để tổng hợp khi rất dễ gặp tình trạng trùng lặp các câu hỏi đã có. Một giải pháp mà nhà tuyển dụng có thể sử dụng để giải quyết khâu chuẩn bị câu hỏi trước khi phỏng vấn ứng viên chính là Testcenter, nền tảng đánh giá nhân sự tốt nhất tại Việt Nam.

Với Testcenter, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tiếp cận những bộ câu hỏi, đề thi tuyển dụng, bài test kỹ năng vô cùng phong phú và đa dạng, trong đó có câu hỏi phỏng vấn tester. Thông qua nền tảng Testcenter, các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tạo các bài kiểm tra kiến thức, kỹ năng của ứng viên thông qua hình thức online vô cùng nhanh chóng và đơn giản. Sử dụng Testcenter trong công tác tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp sẽ giúp bộ phận tuyển dụng tìm kiếm, sàng lọc được những ứng viên chất lượng, đảm bảo chuyên môn.

>>> Tham khảo: 5 hình thức phỏng vấn được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Kết luận

Thông qua bài viết này, chắc chắn các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đã có cái nhìn rõ ràng hơn về vị trí tester cũng như có thêm các thông tin hữu ích về bộ câu hỏi phỏng vấn tester đã được Testcenter chia sẻ. Hy vọng, những chia sẻ này đã giúp doanh nghiệp có thêm những giải pháp tối ưu giúp giải quyết vấn đề tuyển dụng tester cũng như các vị trí khác.

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter