Phỏng vấn là một trong số các hình thức đánh giá ứng viên phổ biến nhất hiện nay. Cùng điểm qua một số ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn được cho là thịnh hành nhất. Mỗi phương pháp khác nhau sẽ cho kết quả đánh giá khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức phù hợp nhất với tình hình vận hành.

Ưu và nhược điểm của các phương pháp phỏng vấn hiện nay
Ưu và nhược điểm của các phương pháp phỏng vấn hiện nay

Phương pháp phỏng vấn là gì?

Chúng ta có thể hiểu, phương pháp phỏng vấn là các phương thức, cách thức triển khai một cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi nhà tuyển dụng. Nhằm mục đích khai thác được nhiều nhất các thông tin liên quan về chân dung ứng viên.

>> Xem thêm: Bài test tuyển dụng – Xu hướng của thời đại chuyển đổi số

Đơn cử như kinh nghiệm làm việc, kiến thức, kỹ năng, năng lực nghề nghiệp ứng viên… nhằm tìm ra người thích hợp để đảm nhiệm vị trí nhà tuyển dụng và doanh nghiệp đang cần. Hiện nay có rất nhiều các hình thức và kỹ thuật phỏng vấn khác nhau nhằm tìm ra người phù hợp nhất.

Ưu và nhược điểm của 4 phương pháp phỏng vấn hiện nay

Hình thức phỏng vấn tại các doanh nghiệp hiện nay cũng được chia ra làm nhiều loại khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Nhà tuyển dụng có thể lựa chọn, so sánh và tìm ra phương pháp phỏng vấn phù hợp với mục đích của công ty.

Phỏng vấn trực tiếp

phương pháp phỏng vấn là gì
Phỏng vấn trực tiếp là gì

Đây là hình thức phỏng vấn truyền thống và cũng được đánh giá là một trong số cách phổ biến nhất trong tuyển dụng. Một cuộc gặp mặt trực tiếp sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn chân thực nhất về tính cách và khả năng giao tiếp của ứng viên.

  • Ưu điểm: Nhà tuyển dụng có thể theo dõi được các yếu tố ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, thái độ của ứng viên – những thứ đôi khi bộc lộ nhiều hơn về con người ứng viên so với ngôn ngữ nói. Bên cạnh đó, có thể áp dụng các phương pháp đánh giá trực diện như sử dụng nhân tướng học, khả năng truyền đạt, kỹ năng xử lý tình huống.
  • Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi nhà tuyển dụng và ứng viên phải sắp xếp được thời gian, địa điểm phù hợp. Phỏng vấn trực tiếp không thể áp dụng trong các tình huống cách trở về địa lý hay điều kiện khách quan về thời tiết, dịch bệnh. 

Phỏng vấn qua điện thoại

>> Đọc thêm: Cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn chính xác nhất

Trong trường hợp bạn nhận được quá nhiều CV, thì phương pháp phỏng vấn qua điện thoại sẽ giúp bạn sàng lọc ứng viên. Bạn không thể nào dành quá nhiều thời gian để phỏng vấn tất cả hồ sơ gửi về. Do đó, sàng lọc qua điện thoại giúp nhà tuyển dụng biết được ứng viên nào thực sự quan tâm đến vị trí tuyển dụng.

  • Ưu điểm: tiết kiệm về cả thời gian, chi phí và thủ tục chuẩn bị khi không phải phỏng vấn toàn bộ ứng viên ứng tuyển. Thay vào đó, chỉ sàng lọc thông qua 10 – 15 phút phỏng vấn ngắn qua điện thoại.
  • Nhược điểm: bạn sẽ khó kiểm soát không khí của cuộc trò chuyện qua điện thoại, không nắm được có người hoặc công cụ nào khác đang hỗ trợ cho ứng viên hay không.

Phỏng vấn qua mạng Internet  

ưu điểm của phương pháp phỏng vấn là gì
Phỏng vấn qua mạng Internet  

Sự phát triển của internet đã hỗ trợ cho các nhà tuyển dụng rất nhiều khi có thể đa dạng các phương pháp phỏng vấn. Ngày nay bạn có thể phỏng vấn ứng viên qua Skype, Google Hangouts, Zalo,… hoặc các nền tảng chuyên nghiệp dành cho phỏng vấn video. 

  • Ưu điểm: bạn có thể thực hiện phỏng vấn ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Hình thức này giúp tiết kiệm thời gian hơn so với phỏng vấn trực tiếp, cũng như giải quyết vấn đề địa lý. Đặc biệt nhiều tổ chức hay doanh nghiệp còn ưa thích sử dụng hình thức video recording. Đó là yêu cầu ứng viên ghi lại video phỏng vấn và bộ phận HR có thể xem lại các video này nhiều lần để tiện cho việc đánh giá. 
  • Nhược điểm: bạn sẽ bị phụ thuộc vào tín hiệu và đường truyền internet, đôi khi tín hiệu không tốt sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng chung của ứng viên và nhà tuyển dụng.

>> Xem ngay: Phỏng vấn online và 3 điều nhà tuyển dụng cần phải biết

Phỏng vấn trên hệ thống phần mềm tuyển dụng

Một số phần mềm hỗ trợ tuyển dụng có tích hợp sẵn tính năng phỏng vấn qua video call ngay trên hệ thống. Nhờ vậy, ứng viên chỉ cần mở đường link mà bộ phận HR gửi tới để bắt đầu phỏng vấn mà không cần cài đặt phần mềm hay tạo tài khoản. Hệ thống cũng cho phép ghi âm cuộc trò chuyện và lưu vào hồ sơ như một phần của dữ liệu ứng viên để làm tài liệu đánh giá.

  • Ưu điểm: Cách thức này vừa chuyên nghiệp vừa tiện lợi. Nhà tuyển dụng có thể tạo sẵn bộ câu hỏi phỏng vấn trên hệ thống và hỏi ứng viên theo đúng trình tự đó, song song với ghi chú và đánh giá bằng thẻ điểm (scorecard) ngay trong quá trình video call.
  • Nhược điểm: tương tự như phương pháp phỏng vấn qua mạng internet, bạn sẽ bị phụ thuộc vào tín hiệu và đường truyền internet.

Một số quy tắc của quá trình thực hiện phương pháp phỏng vấn

Để có thể thực hiện tuyển dụng nhân sự thông qua các phương pháp phỏng vấn, bạn cần phải chú ý một số nguyên tắc sau:

Tránh hỏi lại những thông tin trong hồ sơ ứng viên

Khi chọn câu hỏi, bạn nên tránh hỏi về các yếu tố như giáo dục và trách nhiệm công việc đã được đề cập trong sơ yếu lý lịch của ứng viên. Điều này sẽ gây mất thời gian lại vừa khiến ứng viên có cái nhìn kém chuyên nghiệp về nhà tuyển dụng.

Thay vào đó, hãy đặt những câu hỏi mở hoặc các câu hỏi đánh giá sâu hơn về nghiệp vụ cũng như kiến thức chuyên môn của ứng viên. Điều này không chỉ giúp đánh giá năng lực chuyên môn, mà còn có thể đánh giá được khả năng xử lý tình huống khi đứng trước câu hỏi không thể lường trước.

>> Tham khảo thêm: 3 cách đánh giá kỹ năng mềm của ứng viên hiệu quả nhất

Phân bổ thời gian hợp lý

các phương pháp phỏng vấn hiện nay
Phân bổ thời gian phỏng vấn hợp lý

Phần lớn thời gian phỏng vấn nên được phân bổ hợp lý để đánh giá ứng viên hiệu quả hơn. Nhưng đừng quên hãy dành thời gian để khơi gợi sự hứng thú của ứng viên với công việc và công ty của bạn. Hãy chủ động hỏi ứng viên những yếu tố hàng đầu mà ứng viên cân nhắc để đánh giá một lời mời làm việc, môi trường làm việc,…

>> Xem thêm: Cẩm nang đánh giá năng lực nhân sự hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Tránh những câu hỏi dễ dự đoán được

Hãy bắt đầu với nguyên tắc đầu tiên, loại bỏ bớt những câu hỏi được sử dụng quá nhiều lần và có khả năng dự đoán cao. Ví dụ như “Điểm mạnh/ điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?” hay “Vì sao chúng tôi nên chọn bạn” hoặc “Công việc lý tưởng với bạn là như thế nào?”, thậm chí là “Hãy hình dung bản thân bạn trong 5 năm tới”…

Đánh giá khả năng phát triển của ứng viên trong tương lai 

Trong môi trường phát triển nhanh như hiện nay, ứng viên đòi hỏi phải có khả năng dự đoán được những thay đổi trong tương lai. Hãy cân nhắc những câu hỏi quan trọng để hiểu thêm về ứng viên.

Ví dụ như yêu cầu họ phác thảo kế hoạch, dự đoán sự phát triển của công việc ngành làm việc, hay yêu cầu ứng viên dự báo cách mà công việc của họ có thể sẽ phát triển trong ba năm tới do ảnh hưởng của những thay đổi trong môi trường kinh doanh,… Tất cả những điều này sẽ giúp bạn dự đoán được mức độ tiến bộ của ứng viên. 

Kết luận

Nhìn chung, mỗi phương pháp phỏng vấn có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với yêu cầu khác nhau của từng vị trí tuyển dụng. Hy vọng những thông tin mà hệ thống đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.vn chia sẻ trên đây sẽ giúp nhà tuyển dụng có thêm kiến thức hay, nhằm lựa chọn phương pháp phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho tuyển dụng.

Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

hệ thống đánh giá năng lực nhân sự

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter