phỏng vấn online có quan trọng không
Phỏng vấn online có quan trọng không?

Testcenter Phỏng vấn online đang trở thành hình thức tuyển dụng được ưa chuộng và phổ hiến hiện nay bởi tính hữu dụng và tiết kiệm được nhiều chi phí cho Doanh nghiệp.

Để mở rộng phạm vi tiếp cận ứng viên, nhà tuyển dụng không ngừng triển khai nhiều hình thức tuyển dụng khác nhau để phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh các hình thức phỏng vấn trực tiếp thì các hình thức phỏng vấn gián tiếp như phỏng vấn online đang được ưa chuộng và ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt trong năm 2020 vừa qua.

Vậy hình thức phỏng vấn online này có những ưu nhược điểm nổi trội ra sao? Áp dụng như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Có điểm nào mà nhà tuyển dụng cần phải lưu ý?… Trong bài viết này, Testcenter sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết!

Phỏng vấn là gì?

Phỏng vấn tuyển dụng (phỏng vấn việc làm) là quá trình trao đổi giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Hiện nay, phỏng vấn có 2 hình thức: hình thức vấn đáp trực tiếp (gặp mặt) hoặc một cách gián tiếp (qua các công cụ hỗ trợ). Nhằm tuyển chọn ra những ứng viên phù hợp với vị trí công việc mà công ty đăng tuyển.

Phỏng vấn là một quá trình đóng vai trò quan trọng đối với cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Thông qua buổi phỏng vấn, các bài test tuyển dụng hay trắc nghiệm nghề nghiệp, nhà tuyển dụng có thể đánh giá năng lực ứng viên cụ thể và chính xác nhất. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng còn nhìn rõ hơn về tính cách, kỹ năng giao tiếp, thái độ ứng xử… để đưa ra quyết định.

Các hình thức phỏng vấn năm 2020

Phỏng vấn tuyển dụng nói chung bao gồm khá nhiều hình thức khác nhau. Không chỉ ứng viên mà nhà tuyển dụng cũng nên hiểu rõ để chuẩn bị cho thật tốt cho buổi phỏng vấn. Và dưới đây là các hình thức phỏng vấn thường được sử dụng trong năm 2020. Hãy cùng Testcenter tìm hiểu kĩ hơn về từng hình thức nhé!

Phỏng vấn trực tiếp

Đây chính là hình thức phỏng vấn thông dụng và được nhiều nơi áp dụng. Cuộc phỏng vấn diễn ra theo trình tự một ứng viên sẽ trao đổi cùng với nhà tuyển dụng. Ứng viên sẽ nhận được những câu hỏi phỏng vấn cũng như những tình huống phỏng vấn xin việc. Đây là câu hỏi được lên kế hoạch từ trước dựa vào mẫu hồ sơ ứng viên gửi. Nhà tuyển dụng cũng có thể thực hiện các trắc nghiệm tính cách ứng viên hay trắc nghiệm nghề nghiệp nhằm tìm ra ứng viên phù hợp nhất.

Khi phỏng vấn trực tiếp, người phỏng vấn và ứng viên sẽ đối diện với nhau. Buổi phỏng vấn thường diễn ra ở một nơi cụ thể như: văn phòng làm việc của công ty, quán cafe hoặc một nơi thuận tiện cho cả hai bên. 

  • Ưu điểm: nhà tuyển dụng và ứng viên được gặp gỡ trực tiếp. Nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan chân thực về đối phương. Dễ dàng trao đổi, quan sát cử chỉ và biểu hiện của đối phương
  • Nhược điểm: tốn thời gian chuẩn bị, tốn kinh phí “set up” cuộc phỏng vấn. Cũng như nhiều chi phí ẩn khác như chi phí đào tạo người trực tiếp phỏng vấn ứng viên, chi phí cơ sở vật chất.

Phỏng vấn online

Năm 2020 là năm chứng kiến phỏng vấn online nở rộ, do ảnh hưởng của dịch Covid 19. Phỏng vấn online là những cuộc phỏng vấn công việc diễn ra dưới hình thức gặp mặt qua mạng internet. Đây là một trong những hình thức phỏng vấn mới. Nó được tổ chức thông qua các ứng dụng công nghệ như Skype, Facetime, Zoom, Google Hangouts…

Sử dụng internet để phỏng vấn khiến việc các tổ chức doanh nghiệp tiếp cận ứng viên tài năng dễ dàng hơn bao giờ hết. Khắc phục được những nhược điểm thường thấy của phỏng vấn trực tiếp. Phỏng vấn online mang lại cho nhà tuyển dụng nhiều lợi ích đáng kể.

  • Ưu điểm: Tiếp cận được nguồn ứng viên ứng tuyển rộng lớn, từ mọi vùng miền. Nhà tuyển dụng chủ động được địa điểm, thời gian,..
  • Nhược điểm: Nhà tuyển dụng và ứng viên không thể quan sát được nhau một cách trực tiếp. Hình thức này sẽ bị hạn chế và bị ảnh hưởng nhiều về đường truyền, về tín hiệu internet. 

Phỏng vấn hội đồng

Đây là hình thức phỏng vấn bao gồm nhiều người phỏng vấn một ứng viên. Hình thức phỏng vấn này được áp dụng khi cần tuyển những vị trí quản lý cấp cao. Phỏng vấn hội đồng sẽ lấy được ý kiến đánh giá ứng viên của nhiều người. Từ đó, tăng được tính khách quan cho cuộc phỏng vấn. 

  • Ưu điểm: tăng tính khách quan cho cuộc phỏng vấn. Khi đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên cũng chính xác hơn. Cũng như tăng khả năng lựa chọn được ứng viên phù hợp nhất.
  • Nhược điểm: Tốn thời gian chuẩn bị cuộc phỏng vấn. Cần thống nhất thời gian của hội đồng. Đảm bảo sự tham gia của nhiều người. Cần phải thống nhất và sắp xếp về thời gian, địa điểm.

Phỏng vấn qua điện thoại

Hiện nay phỏng vấn qua điện thoại là cách phổ biến nhằm sàng lọc các ứng viên. Cuộc phỏng vấn sẽ được diễn ra sau khi hai bên chốt được thời gian thuận lợi.

Trước cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên chuẩn bị tất cả các tài liệu liên quan đến ứng viên. Ví dụ như tài liệu về công việc, hồ sơ CV mà bạn đã gửi đi. Để buổi phỏng vấn diễn ra tốt nhất, nên tìm một nơi yên tĩnh, không bị ảnh hưởng tiếng ồn. Bắt đầu phỏng vấn, bạn nên dành thời gian để xác nhận lại thông tin của ứng viên. Điều này sẽ giúp bạn tránh những sự nhầm lẫn không đáng có. 

  • Ưu điểm: Thoải mái về địa điểm, thời gian cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Tiết kiệm chi phí chuẩn bị phỏng vấn
  • Nhược điểm: Nhà tuyển dụng và ứng viên không thể nhìn mặt trực tiếp nhau. Tương tác bị giảm sút. Không thể quan sát những biểu hiện hay ngôn ngữ hình thể, thái độ của đối phương. Nhà tuyển dụng sẽ khó lòng đánh giá được chính xác hoàn toàn về ứng viên.

Tại sao phỏng vấn online thất bại?

Phỏng vấn online mang lại nhiều lợi ích lớn cho Doanh nghiệp. Nhưng để có được một cuộc phỏng vấn online thành công không phải điều dễ dàng. Nhà tuyển dụng sẽ dễ phỏng vấn thất bại nếu không chú ý những điều sau:

  • Không kiểm tra các thiết bị trước khi phỏng vấn: Bạn nên tiến hành kiểm tra thiết bị của mình và tìm hiểu xem mọi thứ có hoạt động tốt không. Bằng cách gọi thử cho một ai đó đáng tin cậy. Điều này sẽ giúp bạn khắc phục những sự cố đáng tiếc, trước khi bắt đầu phỏng vấn thật..
  • Ăn mặc không phù hợp: Dù bạn và nhà tuyển dụng không trực tiếp nhìn thấy nhau, thì cũng hãy đảm bảo bạn đã chuẩn bị một bộ trang phục đủ trang trọng và lịch sự.
  • Có những biểu hiện không phù hợp: bạn không nên để thức ăn trong tầm mắt và không nên uống nước trong suốt cuộc phỏng vấn. Bởi điều đó khiến bạn trông thiếu nghiêm túc và không nhiệt tình với công việc. Hình ảnh “luộm thuộm” này chắc chắn sẽ không tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
  • Quá nghiêm túc: đừng xuất hiện trên màn hình với một khuôn mặt lạnh tanh, không cảm xúc. Một nụ cười nhẹ vừa phải sẽ giúp mọi người thấy thoải mái hơn trong cuộc phỏng vấn đấy. 
  • Chọn sai địa điểm: không hay chút nào nếu cuộc hẹn phỏng vấn trực tuyến của bạn có phông nền là những móc quần áo lộn xộn hay đồ vật lăn lóc trên sàn nhà. Nếu chọn địa điểm một cách cẩu thả, bạn sẽ không được đánh giá cao.

Cần chuẩn bị gì khi phỏng vấn online

phỏng vấn online cần chuẩn bị gì
Cần chuẩn bị gì khi phỏng vấn online

Mọi cuộc phỏng vấn muốn thành công, phải có sự đầu tư và chuẩn bị đúng cách. Để buổi phỏng vấn online đạt kết quả tốt nhất, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Tải và làm quen với phần mềm: Hãy đảm bảo bạn đã truy cập phần mềm ứng dụng vài lần trước khi buổi phỏng vấn chính thức diễn ra. Hãy làm quen với các thao tác và nắm được cách sử dụng của nó.
  • Đặt tên user là tên thật của mình: Đây là thao tác thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Người phỏng vấn sẽ dễ dàng nhìn thấy tên của bạn và ghi nhớ nó trong đầu. Bạn nên tránh trường hợp để tên hiển thị là các nickname, như thế sẽ khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt ngay từ đầu.
  • Kiểm tra webcam: Phỏng vấn online, người phỏng vấn chỉ có thể nhìn thấy bạn qua webcam, vậy nên hãy đảm bảo webcam của bạn hoạt động tốt và không xảy ra sự có gì trước và trong cuộc phỏng vấn.
  • Ăn mặc gọn gàng, lịch sự: Đừng nghĩ là phỏng vấn online thì bạn có thể bỏ qua các yếu tố về trang phục. Dù chỉ nhìn thấy nhau qua camera thì cũng hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn luôn cố gắng chỉn chu từ những điều nhỏ nhất. 
  • Dọn dẹp nơi phỏng vấn: Không chỉ trang phục mà cả địa điểm phỏng vấn, bạn cũng nên dọn dẹp sạch sẽ. Tốt nhất là bạn bên ngồi trước một phông nền trơn, ít đồ vật, có thể nhìn thấy rõ chân dung của bạn.
  • Tránh nơi có tiếng ồn: Cố gắng chọn nơi yên tĩnh, ít nhất là để nhà tuyển dụng có thể nghe rõ bạn và bạn cũng có thể nghe rõ những gì nhà tuyển dụng nói. Bạn nên tránh ngồi nơi đông người, tránh ngồi gần thang máy,…
  • Chuẩn bị giấy bút: Giấy bút sẽ giúp bạn có thể tốc ký lại những ý mà người tuyển dụng hỏi. Để có thể trả lời trọn vẹn câu hỏi mà không bỏ sót một ý nào đó. 
  • Chuẩn bị một bản CV mềm: Người phỏng vấn có thể sẽ phỏng vấn bạn dựa trên những gì bạn viết trong CV. Vậy nên phòng trường hợp nhà tuyển dụng bất ngờ chỉ một ý nào đó trong CV. 
  • Tập biểu cảm trước webcam: Và cuối cùng, hãy thể hiện bạn cũng là một người thân thiện và thoải mái trong buổi phỏng vấn. Đừng quá căng thẳng mà hãy thể hiện một cách tự nhiên nhất có thể.

Kết luận

Hy vọng là những chia sẻ trên đây của Testcenter đã giúp bạn có thêm những kinh nghiệm hữu ích, giúp bạn dễ dàng làm chủ được một cuộc phỏng vấn online, dù là trên cương vị nhà tuyển dụng hay ứng viên đi chăng nữa.

Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

quá trình tuyển dụng

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter