Việc tuyển dụng nhân viên tiềm năng và phù hợp với môi trường làm việc cũng như văn hoá công ty phù hợp đã khó. Nhưng việc làm thế nào để xây dựng quy trình tiếp nhận nhân viên mới thật chuẩn cũng là việc khó không kém. Ngày hôm nay Testcenter sẽ giới thiệu đến bạn các bước xây dựng quy trình tiếp nhận nhân viên mới chuẩn và chuyên nghiệp. Hãy theo dõi ngay sau đây nhé!

quy-trinh-tiep-nhan-nhan-vien-moi
Gợi ý các bước xây dựng quy trình tiếp nhận nhân viên mới chuẩn nhất

Tại sao cần có quy trình tiếp nhận nhân viên mới?

Đầu tiên chúng ta sẽ đi trả lời câu hỏi, tại sao doanh nghiệp cần có quy trình tiếp nhận nhân viên mới? Và một quy trình tiếp nhận bài bản sẽ mang lại những lợi ích gì? hay Onboarding là gì?

Đầu tiên, quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả thì có thể phát huy được năng lực tối ưu của đội ngũ nhân viên, nâng cao năng suất làm việc, giữ chân được nhân viên cũng như thỏa mãn và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Bên cạnh đó, việc động viên và giới thiệu nhân sự mới với mọi người trong công ty sẽ giúp người mới cảm thấy nhẹ nhàng, giảm bớt áp lực, lo âu. Điều này sẽ khiến nhân viên mới dễ dàng hòa nhập và thích nghi cùng tập thể mới. 

quy-trinh-dao-tao-nhan-vien-moi
Tại sao cần có quy trình tiếp nhận nhân viên mới?

Quy trình đào tạo nhân viên mới ngoài vai trò định hướng còn giúp nhân viên trang bị cho mình những kỹ năng chuyên môn cần thiết cho công việc của mình. Đây cũng được coi là một công cụ hữu ích cho công việc và là một yêu cầu bắt buộc mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện khi tuyển dụng nhân sự.

Các bước xây dựng quy trình tiếp nhận nhân viên mới chuẩn và chuyên nghiệp

Tiếp đến chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phần chính của bài viết ngày hôm nay, các bước để có thể xây dựng một quy trình tiếp nhận nhân viên mới chuẩn và chuyên nghiệp nhất.

Chuẩn bị môi trường làm việc cho nhân sự mới

email-gioi-thieu-nhan-vien-moi
Chuẩn bị môi trường làm việc cho nhân sự mới

Bước đầu tiên rõ ràng chính là chuẩn bị môi trường làm việc cho nhân sự mới. Sau khi đã giới thiệu nhân viên mới với toàn thể công ty và doanh nghiệp, thông qua email giới thiệu nhân viên mới, thông qua gặp mặt làm quen,… để mọi người biết về sự gia nhập của nhân viên mới và được làm quen bước đầu. bước tiếp theo chúng là nhà quản lý hoặc bộ phận nhân sự, bộ phận có liên quan cần có sự chuẩn bị cần thiết và chu đáo nhất trước khi nhân viên mới bắt đầu đến làm việc.

Nhà quản lý cần phải chuẩn bị các phương tiện, công cụ hỗ trợ làm việc cho nhân viên mới một cách đầy đủ và tốt nhất, từ bàn làm việc, máy tính, văn phòng phẩm, điện thoại và các giấy tờ liên quan, bản mô tả công việc cần được chuẩn bị đầy đủ để tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên.

Ngoài ra, nhà quản lý cũng nên chuẩn bị những thông tin về công việc, môi trường làm việc, văn hóa nội bộ cho nhân viên. Hồ sơ nhân viên, hợp đồng lao động và những giấy tờ cần thiết khác cũng cần được chuẩn bị trước.

Giới thiệu tổng quát về doanh nghiệp và định hướng hoạt động cho nhân viên

onboarding-la-gi?
Giới thiệu tổng quát về doanh nghiệp và định hướng hoạt động cho nhân viên

Tiếp đến, nhà quản lý có thể giúp nhân viên mới nhanh chóng nắm bắt được các thông tin chung,  bằng cách cung cấp đầy đủ các thông tin của doanh nghiệp bao gồm:

  • Lịch sử thành lập và tổng quan về hoạt động của công ty
  • Mục tiêu hoạt động, bộ máy tổ chức, các quy định, nguyên tắc, chính sách đối với nhân viên công ty
  • Quy trình làm việc tại công ty: mô hình và thực tiễn áp dụng tại công ty, giờ giấc làm việc, văn hoá doanh nghiệp.
  • Hệ thống thông tin liên hệ trong công ty (Email, Điện thoại, Web, CRM,…)

Các tài liệu này có thể chuẩn bị trước bằng cách in các bộ brochure giới thiệu về công ty để gửi đến từng nhân viên mới để bộ phận lưu trữ cho toàn thể nhân việc có thể tra cứu lại khi cần thiết. 

Đào tạo kỹ năng chuyên môn

Và đặc biệt quan trọng nhất chính là hãy có kế hoạch đào tạo kỹ năng chuyên môn, kỹ năng cần thiết đáp ứng công việc. Nhân viên mới sẽ trải qua đợt đào tạo kỹ năng chuyên môn phù hợp để có thể tiếp nhận tốt công việc tùy theo vị trí công việc của mình. Bởi ngoài việc bồi dưỡng thêm kiến thức nghề nghiệp, quá trình đào tạo về kỹ năng chuyên môn còn giúp xây dựng được tác phong làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả.

quy-trinh-dao-tao-nhan-vien
Đào tạo kỹ năng chuyên môn

Ngoài những kiến thức có liên quan trực tiếp đến công việc của từng nhân viên mới, doanh nghiệp cũng cần cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản của các bộ phận khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công việc của họ để có thể phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác trong công ty nhằm phát huy hiệu quả trong công việc.

Những lưu ý khi xây dựng quy trình tiếp nhận nhân viên mới

Trong quy trình tiếp nhận nhân viên mới, nhà quản lý nên lưu ý, sau khi kết thúc quá trình đào tạo cho nhân viên mới, nhà tuyển dụng cần có một buổi nói chuyện cởi mở và thân thiện với nhân viên mới. Buổi nói chuyện này sẽ nhằm mục đích đánh giá sự tiếp thu, tiến bộ của nhân viên mới với các chương trình đào tạo từ doanh nghiệp.Việc đánh giá này sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quát về năng lực thực tế của nhân viên cũng như xây dựng được hướng phát triển nghề nghiệp theo đúng nhu cầu và nguyện vọng của họ và kế hoạch phát triển cho những nhân viên xuất sắc trong tương lai.

Bên cạnh đó, đây còn là dịp nhà quản lý lắng nghe  suy nghĩ của nhân viên mới về công việc, về tổ chức, tiếp thu những ý kiến đóng góp từ họ, để hai bên hiểu nhau hơn và cùng nhau gặt hái được những thành tựu rực rỡ hơn nữa. 

Kết luận

Trên đây Testcenter đã giới thiệu những thông tin cơ bản nhất để xây dựng quy trình tiếp nhận nhân viên mới. Hy vọng qua bài viết trên, các nhà quản lý đã hiểu được lý do vì sao cần phải xây dựng một quy trình tiếp nhận nhân sự mới và các gợi ý để xây dựng một quy trình tiếp nhận nhân viên mới chuẩn và chuyên nghiệp.

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter