Doanh nghiệp nào cũng muốn tìm kiếm và xây dựng được một đội ngũ nhân sự giỏi chuyên môn và có năng lực cạnh tranh. Vậy chúng ta cần phải dựa vào yếu tố nào để chọn lựa, câu trả lời chính dựa vào năng lực cốt lõi của nhân viên. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin liên quan đến năng lực cốt lõi là gì cùng top 7 năng lực cốt lõi của nhân viên. Mời bạn theo dõi ngay cùng Testcenter nhé!

Năng lực cốt lõi là gì?

Liên quan đến quản trị nhân sự thì có khá nhiều cách hiểu về năng lực cốt lõi. Trong đó khái niệm năng lực cốt lõi được nhiều người chấp nhận được dùng phổ biến, chính là:

Năng lực cốt lõi của nhân viên là một khả năng độc đáo của nhân viên mà những người khác không thể bắt chước hay đánh cắp được

Năng lực cốt lõi của nhân viên là những gì mang lại cho họ lợi thế so với những người khác và nhờ vào đây họ có thể mang lại các giá trị tích cực cho doanh nghiệp, tổ chức mà họ làm việc. Năng lực cốt lõi của nhân viên còn được gọi là năng lực đặc biệt của nhân viên.”

Vậy bạn sẽ đặt câu hỏi, năng lực cốt lõi của nhân viên có liên hệ gì đến lợi ích doanh nghiệp. Có thể nói đây là mối liên hệ rất khăng khít, năng lực cốt lõi của nhân viên chính là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Bằng cách xác định rõ từng nhân viên có năng lực cốt lõi ra sao thì bạn sẽ có đường lối kế hoạch phát triển doanh nghiệp đúng đắn. Bạn sẽ biết nên bố trí nhân viên vào những vị trí nào để họ được phát huy khả năng của mình cũng như mang lại những kết quả cao nhất.

>>> Xem thêm: Năng lực là gì? Tại sao phải đánh giá năng lực nhân sự?

Năng lực cốt lõi là gì?
Năng lực cốt lõi là gì?

Đâu là top 7 năng lực cốt lõi của nhân viên mà bạn cần phải biết?

Việc xác định và hiểu rõ về 7 năng lực của nhân viên không phải điều dễ dàng nhưng cũng không quá khó khăn nếu như bạn nắm vững những gợi ý dưới đây từ Testcenter. Rõ ràng không phải nhân viên nào cũng có đủ cả 7 năng lực cốt lõi hay năng lực cốt lõi của nhân viên là cái không thể thay đổi. Bạn hoàn toàn có thể cải thiện, nâng cao năng lực cốt lõi của nhân viên, tiến tới nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Do đó đừng quá lo lắng nếu như bạn cảm thấy nhân viên của mình đang thiếu hụt một năng lực cốt lõi nào đó nhé, thay vào đó hãy tìm cách để cải thiện chúng.

Và đây là top 7 năng lực cốt lõi của nhân viên mà bạn cần phải biết, nó bao gồm:

Năng lực giao tiếp bằng văn bản

Ngày nay hầu hết chúng ta đều sử dụng máy tính cũng như các loại phương tiện kỹ thuật khác trong làm việc. Do đó, việc giao tiếp bằng văn bản để truyền tải thông điệp với nhau là một điều rất quan trọng đối với người đi làm. Đó có thể là cách giao tiếp qua email, trao đổi qua tin nhắn, văn bản, đơn từ,… hoặc một blog trên trang web của công ty. Một nhân viên có kỹ năng viết mạnh mẽ, mượt mà và dễ hiểu, diễn tả đúng và đủ những gì cần truyền đạt cũng là một dạng năng lực cốt lõi của nhân viên đó.

Đâu là top 7 năng lực cốt lõi của nhân viên mà bạn cần phải biết?
Đâu là top 7 năng lực cốt lõi của nhân viên mà bạn cần phải biết?

Một người có thể giao tiếp tốt bằng văn bản sẽ có thể giao tiếp hiệu quả và rõ ràng mà không có lỗi và có thể viết các nội dung hướng đến nhu cầu của đối tượng mà họ đang giải quyết. Đây là năng lực đòi hỏi sự khổ luyện lâu dài chứ không thể có trong một sớm một chiều được. Do đó hãy tạo điều kiện phát triển năng lực này cho nhân viên thông qua các hoạt động phù hợp và hữu ích. Một người có kỹ năng giao tiếp tốt bằng văn bản cũng sẽ có khả năng thành công nhanh hơn những người khác. 

Do đó, mỗi người cần chú trọng nâng cao việc giao tiếp bằng văn bản cho bản thân mình trong thời đại mà chúng ta giao tiếp gián tiếp khá thường xuyên như hiện nay.

Năng lực xây dựng mối quan hệ hợp tác

Mọi hoạt động kinh doanh đều phụ thuộc vào các mối quan hệ, cho dù đó là nội bộ bên trong tổ chức và giữa các đồng nghiệp, các phòng ban với nhau hay đó là bên ngoài với đối tác, với khách hàng,… Một người có năng lực cốt lõi này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn trong việc xây dựng và mở rộng các mối quan hệ hợp tác. 

Một nhân viên thể hiện khả năng xây dựng các mối quan hệ hợp tác thể hiện sự quan tâm đến người khác, dành thời gian để làm quen với đồng nghiệp, với những người thường xuyên tiếp xúc làm việc để hỏi han và giúp đỡ trong công việc của nhau. Năng lực xây dựng mối quan hệ cộng tác rất quan trọng đối với mọi vị trí công việc và mọi lĩnh vực, ngành nghề như quản lý đến marketing tiếp thị bán hàng, tài chính, dịch vụ khách hàng và nguồn nhân lực, bất động sản, sale,… Một người có nhiều mối quan hệ sẽ gia tăng khả năng thành công hơn những người khác. Họ có thể giải quyết mọi việc nhanh hơn với hiệu quả vượt trội hơn.

Năng lực thu thập thông tin

Giống như khả năng ghi nhớ thì năng lực thu thập thông tin cũng rất quan trọng, đặc biệt với một số ngành nghề liên quan đến tiếp thị truyền thông, đến xu hướng thông tin  mới,… Khi một vấn đề xảy ra trong tổ chức của bạn, người có năng lực thu thập thông tin sẽ giữ được sự bình tĩnh, liên kết các dữ liệu vấn đề để hiểu được bản chất thực sự của vấn đề. Sau khi có đầy đủ thông tin về vấn đề xảy ra họ sẽ có thể đưa ra các phương án giải quyết một cách khoa học và hợp lý.

Năng lực thu thập thông tin
Năng lực thu thập thông tin

Năng lực thu thập thông tin bắt đầu bằng nhiều cách, có thể thông qua cách bạn nói chuyện với mọi người, đặt câu hỏi để lấy thông tin, để có những dữ liệu cần thiết cho kết luận và đưa ra quyết định hợp lý trong công việc. Năng lực cốt lõi này còn đặc biệt quan trọng đối với các nhà lãnh đạo cấp cao trong vai trò nhân sự và dịch vụ khách hàng. Do đó nếu theo đuổi các lĩnh vực này bạn cần trang bị cho mình năng lực thu thập thông tin ngay từ bây giờ. Bên cạnh đó còn là các kinh nghiệm thu thập thông tin đúng, đủ và đa chiều.

>>> Xem thêm: 4 loại năng lực nghề nghiệp cơ bản cần có của mọi nhân sự

Năng lực về chuyên môn kỹ thuật

Một người có năng lực về chuyên môn kỹ thuật thì họ bắt kịp với những thay đổi công nghệ trong lĩnh vực của họ và không ngại học hỏi những kỹ năng mới. Khi chuyên môn kỹ thuật tiếp tục thay đổi nhanh chóng, một người nhân viên có năng lực cốt lõi này nếu họ sẵn sàng học hỏi liên tục. Vì vậy, doanh nghiệp hãy tìm những nhân viên am hiểu kỹ thuật và không ngại thay đổi. Có như thế thì doanh nghiệp mới có thể gia tăng vị thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một cách bền vững và hiệu quả.

Nhà quản lý hoàn toàn có thể áp dụng các nền tảng đánh giá nhân sự chuyên nghiệp, có tích hợp hệ thống bài test đánh giá nhân sự để khảo sát, đánh giá về năng lực chuyên môn kỹ thuật của nhân viên mình. Gợi ý cho bạn chính là Testcenter – Nền tảng đánh giá nhân sự hàng đầu được khuyên dùng bởi nhiều chuyên gia.

nang-luc-cua-nhan-vien
Năng lực về chuyên môn kỹ thuật

Tự tin cũng là một loại năng lực

Một người tự tin có thể chưa thành công nhưng một người thành công chắc chắn phải có sự tự tin vào bản thân. Một nhân viên đủ tự tin, họ sẽ có cách ứng xử phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Họ sẽ im lặng khi cần và lên tiếng khi cần lên tiếng. Họ hiểu được vấn đề và thể hiện được sự bản lĩnh đương đầu với mọi khó khăn. 

Một nhân viên tự tin sẽ có thể trình bày rõ ràng các suy nghĩ, kế hoạch của bản thân mình. Họ không ngại tranh luận, trao đổi cùng lãnh đạo, đồng nghiệp để có thể tìm ra kế hoạch tối ưu nhất để thực hiện công việc. Một nhân viên tự tin cũng sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện vị thế chuyên nghiệp khi làm việc với đối tác, khách hàng, góp phần nâng cao hình ảnh doanh nghiệp ra bên ngoài.

Năng lực có được sự tín nhiệm cá nhân

Không phải ai cũng dễ dàng được người khác tin tưởng và có được sự tín nhiệm cá nhân chính là một loại năng lực đáng ngưỡng mộ. Việc một nhân viên được sự tín nhiệm từ đồng nghiệp, từ quản lý cấp trên, từ khách hàng hay đối tác sẽ là một điểm cộng rất lớn.

Năng lực có được sự tín nhiệm cá nhân sẽ giúp nhân viên có thể thực hiện các công việc được giao với hiệu suất cao hơn người khác. Bởi họ có được sự tín nhiệm, sự đồng thuận từ những người này, do đó khó có bất cứ vấn đề gì xảy ra, vấn đề cũng sẽ được giải quyết nhanh chóng và tối ưu nhất.

Năng lực có được sự tín nhiệm cá nhân
Năng lực có được sự tín nhiệm cá nhân

Năng lực tư duy, định hướng 

Để làm được năng lực tư duy định hướng, nhân viên cần cung cấp thông tin rộng rãi, kinh nghiệm học hỏi, cơ hội phát triển và sự cố vấn từ những người có nhiều kinh nghiệm xung quanh mình. Có được năng lực tư duy, định hướng sẽ giúp nhân viên có thể dự trù công việc, xác định các rủi ro, các khó khăn thử thách và cả những cơ hội bất ngờ. Do đó, một nhân viên có năng lực định hướng tốt có thể mang lại những kết quả công việc vượt ngoài trông đợi của bạn đấy.

Trên đây là bảy năng lực cốt lõi của nhân viên mà các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải biết. Xác định năng lực cốt lõi của từng nhân viên sẽ giúp bạn trong các công tác như tuyển dụng, đánh giá nhân viên. Bên cạnh đó, dựa vào các năng lực cốt lõi này nhà quản lý hãy xem xét nhân viên hiện tại của bạn và xác định nhân viên nào có những kỹ năng này để có kế hoạch giúp nhân viên nâng cao các loại năng lực, hướng đến phát triển toàn diện chất lượng nhân sự.

>>> Xem thêm: Làm sao để tối đa hóa năng lực nhân viên hiệu quả và tốn ít chi phí?

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về năng lực cốt lõi và các phân tích về từng loại năng lực cốt lõi được đề cập. Nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình thành công lâu dài, thì bạn cần phải tìm kiếm và phát triển những nhân viên có nhiều năng lực cốt lõi. Nhưng bên cạnh đó cũng hãy quan tâm đến công tác đào tạo nhân sự, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, để đón đầu xu thế và giúp doanh nghiệp bay cao bay xa hơn nữa. Testcenter hiện có ngân hàng đề thi với các bài kiểm tra năng lực nhân viên được update liên tục, nhằm đánh giá và sàng lọc những nhân viên chất lượng nhất. Chúng tôi sẽ còn liên tục cập nhật các thông tin hữu ích nhất về quản lý nhân sự, mời bạn cùng đón đọc nhé.

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter