mẫu đánh giá KPI
Đánh giá nhân sự theo chỉ tiêu KPI

Đánh giá nhân sự theo chỉ tiêu KPI là một phương pháp quản lý nhân viên bằng cách cụ thể hóa hiệu quả làm việc của từng người trong một khoảng thời gian nhất định. Mẫu đánh giá KPI góp phần giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả kinh doanh chung. KPI ngày càng được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong đánh giá năng lực nhân viên và trở nên phổ biến.

Mẫu đánh giá nhân viên theo KPI là gì?

KPI (tiếng anh là Key Performance Indicator) là chỉ số đánh giá hiệu quả công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc. KPI được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của từng cá nhân, phòng ban trong doanh nghiệp. Tùy vào từng bộ phận trong công ty, mà sẽ có các chỉ số KPI khác nhau để đánh giá hiệu quả làm việc một cách khách quan nhất của từng bộ phận đó.

Có rất cách để phân loại KPIs khác nhau, nhưng cơ bản ta có thể chia làm 2 loại:

  • KPIs gắn với các mục tiêu mang tính chiến lược: các mục tiêu mang tính chiến lược thì thường là tiền, lợi nhuận, mở rộng thị trường,.. Đây là những yếu tố sẽ tác động trực tiếp đến sự sống còn của công ty.
  • KPIs được gắn với các mục tiêu mang tính chiến thuật: đây được hiểu là những hoạt động nhỏ, từng bước giúp công ty hoàn thành mục tiêu chiến lược.
mẫu đánh giá KPI
Tùy vào từng bộ phận trong công ty, mà sẽ có các chỉ số KPI khác nhau

Tại sao cần sử dụng mẫu đánh giá nhân viên theo KPI?

Đứng ở góc độ người quản lý, nhà lãnh đạo thì việc đánh giá năng lực nhân viên cũng khá phức tạp và bao gồm nhiều yếu tố. Đánh giá năng lực nhân viên bao gồm nhiều yếu tố như đánh giá kiến thức, kỹ năng làm việc, thái độ làm việc cũng như thái độ, cũng như tốc độ giải quyết, xử lý công việc được giao.

Đánh giá năng lực nhân viên theo KPI là một việc làm cần thiết. Bởi đánh giá sẽ giúp nhà quản lý khám phá được những giá trị tiềm ẩn bên trong của mỗi nhân viên, đánh giá được hiệu quả làm việc của nhân viên. Nếu như nhân viên có năng lực làm việc tốt, thì việc đặt đúng vị trí làm việc, cũng như họ được cung cấp đầy đủ những điều kiện làm việc phù hợp, thì chắc chắn họ sẽ đến những giá trị tuyệt vời cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu nhân viên không đạt được KPI, bạn cần có kế hoạch đào tạo nhân sự, giúp nhân viên phát triển kỹ năng và tăng năng suất công việc hơn.

Bên cạnh đó, đánh giá năng lực nhân viên còn là cơ sở để hoạch định chiến lược nguồn nhân lực. Một khi đánh giá được chính xác năng lực của đội ngũ nhân sự, doanh nghiệp sẽ có thể dự báo được khả năng hoàn thành mục tiêu công việc của nhân viên. Đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp trả lương đúng với năng lực của nhân viên.

>> Đọc thêm: Tài liệu cho nhà quản trị nhân sự hiệu quả

9 mẫu đánh giá nhân viên theo KPI dành cho nhà quản lý

Có rất nhiều mẫu tiêu chí đánh giá nhân viên, và dưới đây là 9 mẫu tiêu chí đánh giá thường được dùng nhiều nhất trong mỗi một doanh nghiệp:

Mẫu đánh giá KPI dành cho cá nhân 

mẫu đánh giá KPI
Mẫu KPI dành cho cá nhân

Tiêu chí xây dựng chỉ tiêu KPI cá nhân sẽ có sự khác biệt, tùy theo vị trí của cá nhân trong tổ chức (cấp quản lý, hay chỉ là nhân viên thông thường). Cụ thể: 

  • KPI cấp quản lý thường từ 10-15 KPIs, và được phân chia từ KPI chiến lược của công ty đưa xuống. Từ đây, những KPI này có thể được chia xuống cho các nhân viên cấp dưới.
  • KPI cấp nhân viên thường sẽ ít hơn và nghiêng về KPI chuyên môn.

Mẫu đánh giá KPI cho bộ phận Kinh doanh

Trong mỗi doanh nghiệp, bộ phận kinh doanh hàng là người kết nối hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng và mang lại đơn hàng, doanh số, doanh thu cho doanh nghiệp.

Do đó, KPI phòng Kinh doanh cần được xác định đầu tiên trong tất cả các chỉ tiêu hiệu suất tại các phòng ban của doanh nghiệp trước khi bắt đầu một chiến lược cho sản phẩm, giới thiệu sản phẩm mới, chiến lược mở rộng thị trường, chăm sóc khách hàng,… nào đó.

mẫu đánh giá KPI
Mẫu KPI cho bộ phận Kinh doanh

Để xây dựng KPI cho bộ phận kinh doanh, bạn có thể tham khảo những tiêu chí sau:

  • Sự tăng trưởng doanh thu hàng tháng 
  • Tỷ suất lợi nhuận trung bình 
  • Số lượng đơn hàng hàng tháng 
  • Các cơ hội bán hàng 
  • Doanh thu mục tiêu 
  • Tỷ lệ chốt đơn hàng 
  • Giá trị đơn hàng trung bình 
  • Số cuộc gọi hoặc email hàng tháng trên một nhân viên 

KPI cho phòng Marketing

Marketing là bộ phận chịu trách nhiệm truyền thông về sản phẩm, dịch vụ, về thương hiệu,… đến với khách hàng, đối tác, ứng viên,… Vì vậy khi xây dựng chỉ tiêu KPI cho phòng Marketing, bạn có thể tham khảo mẫu đánh giá nhân viên theo KPI để theo dõi hiệu suất của từng cá nhân trong bộ phận, bao gồm:

  • Ngân sách quảng cáo
  • Chi phí marketing trên mỗi khách hàng tiềm năng
  • Tỷ lệ khách hàng tương tác qua các bài quảng cáo
  • Tỷ lệ chuyển đổi khách truy cập
  • Số lượng người theo dõi trên các kênh mạng xã hội
  • Tỉ lệ nhận biết thương hiệu trên các kênh truyền thông đại chúng

KPI cho bộ phận Sale

Có thể thấy, bộ phận Sale là những người làm việc trực tiếp với khách hàng mỗi ngày mang lại doanh số cho doanh nghiệp và đưa thương hiệu của doanh nghiệp trực tiếp đến với khách hàng. Bộ phận Sale là những người thường làm việc ngoài thị trường, không ở yên một chỗ. Chính vì vậy việc quản lý, kiểm soát kết quả công việc là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Bên cạnh các phần mềm quản lý thì chỉ tiêu KPI chính là công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được tiến độ, chất lượng công việc của bộ phận Sale. 

Khi xây dựng chỉ tiêu KPI cho bộ phận Sale, bạn đừng bỏ qua những nội dung sau:

  • Doanh thu bán hàng trung bình
  • Chi phí của Nhóm bán hàng
  • Số lượng hàng bán
  • Doanh thu bán hàng từng loại sản phẩm
  • Cơ hội bán hàng
  • Tổng doanh thu bán hàng
  • Báo giá
  • Giá trị đơn hàng
  • Chỉ tiêu doanh số bán hàng

KPI cho bộ phận SEO

mẫu đánh giá KPI
Mẫu KPI cho bộ phận SEO

KPI của bộ phận SEO được theo dõi theo hiệu suất của các hoạt động tiếp thị trực tuyến giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của doanh nghiệp trên các trang web, mạng xã hội,…. Việc tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm này, giúp doanh nghiệp thu hút nhiều lượng truy cập tự nhiên hơn, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi khách sang mua hàng.

Vì vậy, chúng ta có thể thấy các doanh nghiệp sử dụng SEO như một công cụ đắc lực để tiếp cận tối đa những người sử dụng nền tảng trực tuyến, để tạo ra tệp khách hàng tiềm năng. 

Dưới đây là các tiêu chí cần có trong biểu mẫu Excel KPI SEO:

  • Tỷ lệ ghé thăm trang web, thoát trang
  • Tỷ lệ truy cập có trả phí
  • Thời gian khách hàng xem trang
  • Xếp hạng từ khóa
  • Tổng số lượt xem và thời lượng khách xem
  • Lượng khách truy cập mới

KPI phòng Nhân sự

Nhân sự là bộ phận quản lý về con người và các yếu tố liên quan trực tiếp đến nhân sự. Chính vì vậy, KPI dành cho bộ phận cũng chứa đựng khá nhiều yếu tố. Và đây là các yếu tố không thể thiếu trong bảng KPI phòng nhân sự:

  • Tổng chi phí chăm sóc sức khỏe
  • Bảo hiểm lao động
  • Thời gian làm việc của nhân viên
  • Số lượng vị trí tuyển dụng
  • Chi phí Nhân sự
  • Ngân sách Nhân sự
  • Tỷ lệ vắng mặt
  • Truyền thông nội bộ
  • Quản lý tài sản

KPI cho bộ phận Tài chính 

Là bộ phận trực tiếp kiểm soát, theo dõi vấn đề tài chính của doanh nghiệp như hiệu suất tài chính, biến động vốn, chi phí, doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp,… KPI phòng tài chính cần thể hiện được các yếu tố sau:

  • Doanh thu
  • Lợi nhuận gộp
  • Lợi nhuận thuần
  • Số lượng nhân sự 
  • Vốn lưu động
  • Vốn cố định
  • Chi phí phát sinh trong kỳ…

KPI trong quản lý dự án

Quản lý dự án là nhiệm vụ quan trọng của cấp quản lý,  mục đích nhằm đảm bảo được tiến độ dự án, kiểm soát ngân sách dự kiến,… Để làm được điều này, các nhà quản lý cần lập kế hoạch KPI thật khoa học, để không chỉ tăng năng suất làm việc của nhân viên mà còn đảm bảo chất lượng nghiệm thu sản phẩm dự án.

KPI quản lý dự án bao gồm các nội dung sau:

  • Xác định yêu cầu
  • Phân tích tính khả thi
  • Nghiên cứu thị trường
  • Quản lý nguồn vốn
  • Hoàn thiện các thông số kỹ thuật
  • Triển khai các kênh thương mại
  • Hợp đồng
  • Khai trương
  • Hàng hóa, sản phẩm
  • Thiết kế
  • Sản phẩm dự án
  • ……

KPI cho Doanh nghiệp bán lẻ

Các thông tin trong bảng KPI doanh nghiệp bán lẻ bao gồm:

  • Giá trị hàng hóa
  • Lợi nhuận gộp
  • Tỷ lệ duy trì khách hàng
  • Mạng lưới bán hàng
  • Bán hàng trực tuyến
  • Bán hàng ngoại tuyến
  • Giá bán lẻ
  • Khách đến cửa hàng
  • Lưu lượng truy cập trang web
  • Tỷ lệ mua khách truy cập
  • ……

Kết luận

Trên đây là 9 mẫu tiêu chí đánh giá KPI cho cá nhân cũng như các phòng ban thường gặp trong doanh nghiệp. Testcenter hy vọng rằng, bạn có thêm những thông tin hữu ích, giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được đúng năng lực, năng suất của nhân viên. Từ đó có thể xây dựng được những chiến lược đúng đắn, giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng và gặt hái được nhiều thành công rực rỡ. 

Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

quá trình tuyển dụng

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter