Đánh giá nhân viên kinh doanh hiệu quả là điều tối quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân viên kinh doanh, hình thành đội nhóm xuất sắc và tạo động lực cống hiến của nhân viên. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn các tiêu chí nhận xét đánh giá nhân viên kinh doanh dành cho doanh nghiệp.

7 tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh cho doanh nghiệp

Tham khảo thêm:

>> 3 bước đánh giá nhân viên hiệu quả dành cho nhà quản lý

>> Mẫu đánh giá nhân viên bằng excel chuẩn dành cho nhà quản lý

>> 4 bước xây dựng phiếu đánh giá nhân viên cho nhà quản lý

>> Quy trình đánh giá nhân viên với 5 bước đơn giản dành cho doanh nghiệp

nhận xét đánh giá nhân viên hiệu quả
Tỷ số đơn hàng thành công trên số khách hàng tiềm năng (Lead-to-Sale %)

Có rất nhiều tiêu chí hay phương pháp đánh giá nhân viên kinh doanh mà nhà quản lý có thể tham khảo cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh các tiêu chí thường gặp như: Tăng trưởng doanh thu hàng tháng (Monthly Sales Growth), Tỷ suất lợi nhuận trung bình (Average Profit Margin), Số lượng đơn hàng hàng tháng (Monthly Sales Bookings), Các cơ hội bán hàng (Sales Opportunities), Doanh thu mục tiêu (Sales Target),… nhà quản lý còn có tham khảo thêm các tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh dưới đây:

1. Tỷ số đơn hàng thành công trên số khách hàng tiềm năng

Tỷ số đơn hàng thành công trên số khách hàng tiềm năng = Tỷ số giữa những hợp đồng thành công/ số lượng thông tin khách hàng mà nhân viên có.

Chỉ số này cho phép toàn bộ phận kinh doanh rà soát lại toàn bộ quá trình làm việc của mình, bao gồm thông tin nào có chất lượng, phương thức nào phù hợp nhất để chốt hợp đồng trong thời gian tới. Bên cạnh đó cũng giúp nhân viên rà soát lại đâu là những ưu đãi hấp dẫn hay thông điệp nào tạo được sự thu hút khi gửi tới khách hàng và khiến khách hàng ấn tượng.

Ngoài ra, nhà quản lý tỷ số đơn hàng thành công là một chỉ số cần được chia sẻ và thảo luận thường xuyên giữa bộ phận marketing và sales. Vì rõ ràng khi có được 20 leads chất lượng sẽ hiệu quả hơn so với hàng trăm leads kém chất lượng (xét trên góc độ ký kết hợp đồng thành công và tiết kiệm thời gian).

2. Chi phí trung bình cho một khách hàng tiềm năng (Average Cost Per Lead)

Với tiêu chí này, nhà quản lý sẽ dễ dàng đánh giá được chi phí cần thiết để tạo ra một khách hàng tiềm năng. Ví dụ nếu nhân viên của bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng social media và tốn $20 để tạo khách hàng tiềm năng. Trong khi đó nhân viên kinh doanh thường xuyên chốt được đơn hàng và giá trị đơn hàng khá cao, nghĩa là nhân viên của bạn đang làm việc rất hiệu quả đấy.

Ngoài ra, chỉ số này sẽ chính xác nhất khi được tính toán kết hợp với chi phí marketing (bao gồm cả lương nhân viên). Do đó, để đánh giá chính xác nhất, nhà quản lý nên có sự phối hợp cùng các bộ phận khác trong công ty.

3. Tỷ lệ giữ chân khách hàng và Tỷ lệ huỷ đơn hàng (Retention and Churn Rates)

kpi mẫu đánh giá nhân viên excel
Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value)

Tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh tiếp theo là tỷ lệ giữ chân khách hàng và tỷ lệ huỷ đơn hàng. Chỉ số này chính là cột mốc đánh dấu sự thay đổi trong đội ngũ nhân viên kinh doanh của bạn. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp hiện đại, đặc biệt là các công ty mạnh về inbound marketing, sẽ giao cho nhân viên kinh doanh đảm nhận cả việc chốt hợp đồng và đảm bảo khách hàng luôn hài lòng với sản phẩm, dịch vụ. Nhà quản lý cũng nên kết hợp đánh giá mức độ hài lòng và độ trung thành, yêu mến của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó đánh giá đúng về nhân viên kinh doanh của công ty.

4. Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value)

Giá trị vòng đời = Tỷ suất lợi nhuận biên% x (1/Tỉ lệ huỷ đơn hàng hàng tháng) x Doanh thu đăng ký trung bình hàng tháng trên một khách hàng. Đây cũng là tiêu chí quan trọng được nhiều nhà quản lý áp dụng khi đánh giá nhân viên kinh doanh.

5. Thời gian chuyển đổi trung bình (Average Conversion Time)

Còn gì tuyệt vời hơn nếu bộ phận kinh doanh của bạn sở hữu một hệ thống đo lường thời gian trung bình từ thời điểm tiếp xúc đầu tiên với một khách hàng tiềm năng đến thời điểm chốt được đơn hàng. KPI mẫu đánh giá nhân viên bằng Excel hiển thị các chỉ số này sẽ phản ánh năng suất phễu bán hàng của doanh nghiệp bạn và giúp bạn đánh giá chính xác về nhân viên kinh doanh đó.

6. Tỷ số MRR mới và MRR mở rộng (New and Expansion MRR)

Tỷ số MRR (hay có thể hiểu là doanh thu định kỳ hàng tháng) = (số lượng khách hàng đã trả tiền) x (lượng tiền trung bình của tất cả khách hàng). Chỉ số MRR mới là lượng MRR thêm vào được nhân viên kinh doanh đạt được trong tháng.

Với những doanh nghiệp kinh doanh mô hình SaaS, chỉ số MRR mở rộng là lượng MRR được bổ sung từ những khách hàng hiện tại đăng ký nâng cấp hoặc mở rộng thêm sản phẩm, dịch vụ mà họ có. Và chắc chắn rằng, các nhân viên kinh doanh hiện đại sẽ không dừng ở việc chốt hợp đồng mà bao gồm sự kết hợp của cả MRR mới và MRR mở rộng.

7. Số cuộc gọi tiếp cận và demo hàng tháng (Number of Monthly Onboarding and Demo Calls)

Hằng tháng, nhà quản lý cần nắm được: Có bao nhiêu cuộc gọi nội tuyến hoặc cuộc gọi demo cho khách hàng mà bộ phận kinh doanh đã hoàn thành trong tháng này? Những cuộc gọi như vậy có thể rất quan trọng để dẫn tới chốt hợp đồng thành công, nên đây là một KPI cần thiết. Giống như các chỉ số được đề cập phía trên, số cuộc gọi này có thể chia nhỏ để tính cho mỗi nhân viên và nhà quản lý căn cứ vào số liệu đó để đánh giá.

Công cụ đánh giá nhân viên kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp 

Tìm hiểu thêm:

>> 9 chỉ số KPI cho nhân viên kinh doanh nhà quản lý cần biết

>> Tham khảo mẫu KPI cho nhân viên kinh doanh chính xác nhất

>> Tài liệu quản trị nhân sự dành cho doanh nghiệp

công cụ đánh giá nhân viên kinh doanh
Công cụ đánh giá nhân viên kinh doanh hiệu quả 

Đa phần các bộ phận kinh doanh chuyên nghiệp khi đánh giá nhân viên kinh doanh đều sử dụng công cụ đo lường tự động. Nó cho phép tất cả nhân viên kinh doanh và nhà quản lý thấy sự rõ ràng và minh bạch về các con số để đối chiếu với kết quả đạt được. Qua đó, đánh giá được tiềm năng và khả năng của nhân viên nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai.

Trong đó, không thể không nhắc tới Nền tảng tạo bài test online TestCenter.vn. Thông qua công cụ này, nhà quản lý có thể đánh giá được năng lực hiện tại của nhân viên thông qua các bài kiểm tra đánh giá năng lực. Chỉ với 5 phút, nhà quản lý đã tạo được bài kiểm tra phù hợp với công ty của mình. Không chỉ vậy, với kho đề thi mẫu đa dạng lĩnh vực, bạn có thể linh hoạt ứng dụng vào quy trình tuyển dụng để chọn lựa được ứng viên phù hợp nhất.

TestCenter.vn giúp doanh nghiệp đánh giá và đào tạo nhân sự một cách hiệu quả. Với TestCenter.vn, doanh nghiệp còn tiết kiệm thời gian trong xây dựng các bảng đánh giá nhân sự và xây dựng các chương trình đào tạo chất lượng nhân sự kinh doanh. 

Kết luận

Hy vọng 7 tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh cho doanh nghiệp trên đây đã cho bạn những gợi ý bổ ích trong việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nhận xét nhân viên thuộc bộ phận kinh doanh ở doanh nghiệp mình.

TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

công cụ test online uy tín

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter