tool đánh giá ứng viên
7 giai đoạn của quá trình tuyển dụng

Đối với bất cứ doanh nghiệp nào thì quá trình tuyển dụng nhân sự đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nhằm tìm kiếm và xây dựng được đội ngũ nhân sự vững mạnh để phát triển kinh doanh. Để quá trình tuyển dụng hiệu quả thì nhà quản lý phải chuẩn bị kỹ càng cho từng khâu. Testcenter sẽ giúp các bạn nắm vững quá trình tuyển dụng cơ bản chỉ với 7 giai đoạn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Quá trình tuyển dụng là gì?

Chúng ta có thể hiểu, quá trình tuyển dụng chính là quá trình sàng lọc và lựa chọn ra được ứng viên có đủ năng lực đáp ứng được nhu cầu cho các vị trí công việc mà công ty đang đăng tuyển.

Một quy trình tuyển dụng nhân viên gồm nhiều phần như: mục đích, phạm vi, định nghĩa, nội dung tuyển dụng,…

Trên thực tế, các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình thực tiễn của mình để có sự thay đổi linh hoạt, chứ không phải doanh nghiệp nào cũng tuân thủ theo đủ các bước trong quy trình tuyển dụng nhân sự. Ví dụ như quy trình tuyển dụng cấp quản lý sẽ khác với quy trình tuyển dụng cấp nhân viên, quy trình tuyển dụng công chức sẽ khác quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng. Vì vậy trước khi tiến hành xây dựng quy trình tuyển dụng cho doanh nghiệp mình, bạn nên dành thời gian để hiểu tình hình, tính chất của doanh nghiệp mình đã nhé!

Mục đích của quá trình tuyển dụng

Quá trình tuyển dụng nhằm đảm bảo có đủ nhân sự vận hành các hoạt động của doanh nghiệp. Không những vậy, nguồn nhân lực phải chất lượng và đáp ứng được nhu cầu riêng của doanh nghiệp. Xây dựng quá trình tuyển dụng hiệu quả góp phần xây dựng thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Quy trình tuyển dụng được lập ra dưới hình thức tuyển dụng nhân sự, nhằm cung cấp những công nhân viên có trình độ và tay nghề đúng yêu cầu của từng bộ phận trong công ty. Quy trình tuyển dụng tối ưu nhất chính là quy trình giúp công ty sàng lọc tốt và mang về được những nhân viên ưu tú, bên cạnh đó là giúp họ hòa nhập tốt với môi trường làm việc, với văn hóa doanh nghiệp riêng của mỗi công ty.

7 giai đoạn của quá trình tuyển dụng

Từng quá trình tuyển dụng tại từng công ty thì sẽ có những giai đoạn khác nhau. Nhiều công ty có đến 8,9 hoặc thậm chí 10 giai đoạn. Bạn có thể tham khảo thêm các cách đánh giá ứng viên sau phỏng vấn hiệu quả.

Nhưng hôm nay Testcenter sẽ giới thiệu đến bạn quy trình tuyển dụng. Gói gọn trong 7 giai đoạn cơ bản. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những giai đoạn gì nhé!

Giai đoạn 1: Chuẩn bị chân dung ứng viên

Hẳn bạn đã từng nghe qua câu nói “Nếu cho tôi 6 giờ để chặt cây, tôi sẽ dành 4 giờ để mài rìu”. Câu nói này đã phản ánh đúng tầm quan trọng của giai đoạn chuẩn bị chân dung ứng viên trong quá trình tuyển dụng. Giống như dành thời gian mài rìu trước khi bắt đầu chặt cây, bạn hãy xây dựng một hồ sơ ứng viên lý tưởng trước khi bắt đầu.

Hãy tự hỏi bản thân, bạn đang cần một ứng viên như thế nào? Điều gì tạo nên một hồ sơ ứng viên lý tưởng? Người có khả năng như thế nào thì có thể đạt được mục tiêu của vị trí tuyển dụng? Những ứng viên tài năng thường sẽ quan tâm đến điều gì khi tìm kiếm công việc mới? Làm thế nào bạn có thể thu hút ứng viên tốt nhất? Thông điệp tiếp thị nên như thế nào?

Nói cách khác, bạn hãy viết bản mô tả công việc rõ ràng. Từ chân dung ứng viên sẽ giúp nhắm đúng mục tiêu, tiếp cận và thu hút ứng viên một cách hiệu quả.  

Giai đoạn 2: Tìm nguồn cung ứng và thu hút nhân tài

Sau khi hoàn tất giai đoạn chuẩn bị, nhà tuyển dụng cần thông báo tin tuyển dụng. Thông báo này phải đảm bảo ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn cần nội dung cơ bản nhất.

Đọc thêm:

>> Kỹ thuật đánh giá ứng viên mà nhà tuyển dụng nên biết

>> Tài liệu quản trị nhân sự dành cho doanh nghiệp

Bạn có thể thu hút ứng viên bằng cách đa dạng hóa các kênh tuyển dụng. Ví dụ như website chính của công ty, mạng xã hội, các hội nhóm, diễn đàn hay báo, kênh truyền hình,… Nhà tuyển dụng cần lựa chọn phương tiện phù hợp với nhu cầu tuyển dụng. Để thông tin tuyển dụng đến được các ứng viên một cách chính xác nhất.

Bạn cũng sẽ cần một chiến lược tìm nguồn cung ứng cho phép bạn chủ động tìm kiếm tài năng thông qua các nguồn trực tuyến khác nhau. Nếu bạn có đủ ngân sách, có lẽ bạn nên đặt chỗ cho nhà tuyển dụng trên LinkedIn. 

Giai đoạn 3: Phỏng vấn sơ bộ và kiểm tra trắc nghiệm

công cụ đánh giá ứng viên
Xây dựng quá trình tuyển dụng

Đây là giai đoạn mà nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn sơ bộ để lọc ra ứng viên tiềm năng. Bạn có thể hỏi ứng viên những câu hỏi tổng quát để đánh giá kiến thức của ứng viên. Bên cạnh đó, bạn có thể cho ứng viên thực hiện các bài trắc nghiệm tính cách như test MBTI, DISC, MI,… để hiểu thêm về con người bên trong của ứng viên. Cũng như điểm mạnh, điểm yếu và sự đồng điệu của ứng viên với văn hóa doanh nghiệp

Khi ứng viên vượt qua thì xin chúc mừng bạn đã có thêm 1 ứng viên tài năng. Ngay cả khi ứng viên thể hiện khả năng ở lĩnh vực khác với vị trí đăng tuyển thì cũng đừng vội từ chối. Bạn có thể chuyển ứng viên này sang một bộ phận khác để đánh giá thêm. Biết đâu đây sẽ là người mà những bộ phận khác đang cần.

Giai đoạn 4: Sàng lọc ứng viên

Đến giai đoạn sàng lọc ứng viên, bạn phải đảm bảo giải thích toàn bộ quy trình tuyển dụng cho ứng viên. Điều này sẽ giúp ứng viên hiểu rõ hơn về công ty. Cũng như để biết những gì họ mong đợi về độ phù hợp với công ty. Hãy tôn trọng thời gian của họ như bạn mong đợi họ sẽ trở thành ứng viên tài năng của bạn.

Giai đoạn 5: Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Sau khi đã sàng lọc được ứng viên tiềm năng thì bạn nên chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Đó là một buổi phỏng vấn trực tiếp, yêu cầu nhiều hơn ở ứng viên. Thông qua buổi phỏng vấn này, kết hợp với các bài kiểm tra đánh giá trước đó sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan hơn.

Những công việc cần chuẩn bị bao gồm: chốt thời gian, địa điểm phỏng vấn, người sẽ tham gia phỏng vấn… Bạn cũng nên gửi một email ghi chú những nội dung mà ứng viên cần chuẩn bị trước buổi phỏng vấn, về trang phục, về hồ sơ,… Đây là công đoạn không thể thiếu để nâng cao trải nghiệm ứng viên. Nâng cao trải nghiệm ứng viên công ty xây dựng thương hiệu tuyển dụng hiệu quả hơn.

Giai đoạn 6: Giới thiệu về doanh nghiệp

Đừng bỏ qua giai đoạn này. Đây là giai đoạn mà bạn có thể cho ứng viên thấy sự phù hợp của mình. Khi bạn giới thiệu về công ty, về các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, về chế độ đãi ngộ, về các chương trình đào tạo nhân sự,…

Điều này không những giúp bạn có thể tìm kiếm được ứng viên phù hợp mà còn là cơ hội để bạn quảng bá thêm về thương hiệu của công ty mình.

Giai đoạn 7: Kiểm tra tham chiếu

Đây chính là thuật ngữ dùng để nói về việc xác minh thông tin về ứng viên (reference checking). Kiểm tra tham chiếu là quá trình mà nhà tuyển dụng sẽ làm sáng tỏ thêm trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng và tính cách của ứng viên thông qua các liên hệ tham khảo. 

Bạn nên kết nối cùng lãnh đạo cũ, đồng nghiệp cũ,… để kiểm tra được tính chân thật của những thông tin mà ứng viên cung cấp. Qua đó, nhà tuyển dụng cũng nắm bắt và khai thác thêm nhiều thông tin hơn. Chỉ thông qua một buổi phỏng vấn là không đủ. Đây là những thông tin quan trọng giúp bạn đưa ra quyết định cuối cùng trong việc tuyển dụng.

Kết luận

Tóm lại, không có quy trình tuyển dụng hoàn hảo nhất mà chỉ có quy trình tuyển dụng phù hợp nhất. Hy vọng, 7 giai đoạn của quy trình tuyển dụng cơ bản nhất mà Testcenter chia sẻ trên đây, đã giúp bạn có thêm một gợi ý hữu ích và thực tế, để áp dụng thật linh hoạt vào doanh nghiệp của mình, sớm tìm kiếm và xây dựng được một đội ngũ nhân sự vững mạnh, giỏi chuyên môn chắc ý chí.

Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

quá trình tuyển dụng

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter