Bảng đánh giá năng lực ứng viên ngày càng được các nhà quản lý sử dụng rất nhiều trong quá trình tuyển dụng. Vậy lý do nào mà bảng đánh giá năng lực ứng viên ngày càng trở nên phổ biến là gì? Để hiểu rõ hơn về những điều này, mời bạn tìm hiểu cùng Testcenter ngay bây giờ!

3 mẫu bảng đánh giá năng lực ứng viên hiệu quả
Khám phá 3 mẫu bảng đánh giá năng lực ứng viên hiệu quả

Bảng đánh giá năng lực ứng viên là gì?

Bảng đánh giá năng lực ứng viên là một biểu mẫu lập sẵn theo cấu trúc từng phần của buổi phỏng vấn. Biểu mẫu này được thiết kế hợp lý giúp nhà tuyển dụng có thể ghi chép nhanh về các ứng viên của mình. Mỗi một biểu mẫu sẽ được sử dụng cho một ứng viên và có phần chấm điểm nhanh bên cạnh phần ghi chú. Điều này giúp nhà tuyển dụng có thể đưa ra những thông số nhanh gọn và chính xác nhất về ứng viên đó.

Ưu và nhược điểm của bảng đánh giá năng lực ứng viên

Cũng giống như bất kỳ biểu mẫu nào khác thì công cụ này cũng tồn tại cả ưu điểm và nhược điểm.

Ưu điểm

Một số lợi ích mà công cụ này mang lại cho nhà tuyển dụng như:

  • Giữ sự tập trung: Khi đã có một danh sách các tiêu chí và cách thức thực hiện, bạn chỉ cần triển khai tới nhân viên theo đúng kế hoạch. Việc biết trước mình cần tìm kiếm điều gì ở ứng viên và không phải ứng biến nhiều sẽ giúp bạn tập trung vào quá trình phỏng vấn hơn.
  • Tạo sự minh bạch: Việc nhanh chóng ghi lại các chi tiết đắt giá vào kịp lúc sẽ giúp quá trình sàng lọc nhanh chóng, chính xác và tối ưu hơn.
  • Mang đến sự công bằng: Mọi ứng viên đều được đánh giá trên thang điểm cố định, với những tiêu chí rõ ràng, mang đến sự công bằng cho tất cả.
  • Cải thiện năng lực của quản lý nhân sự: Để tạo nên công cụ tuyển dụng chính xác nhất thì nhà tuyển dụng cần xây dựng dựa trên mô tả công việc và khung năng lực cho từng vị trí. Từ đó sẽ giúp nâng cao năng lực quản trị.
  • Nâng cao chất lượng công việc nhóm: Cùng nhau xây dựng bảng đánh giá, cùng nhau thảo luận, đánh giá ứng viên, sẽ giúp nâng cao chất lượng teamwork trong bộ phận nhân sự.

>> Tham khảo thêm: Tài liệu đánh giá nhân sự hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm như trên thì bảng đánh giá ứng viên còn tồn tại nhiều hạn chế như:

Bảng đánh giá năng lực ứng viên là gì
Bảng đánh giá năng lực ứng viên là gì?
  • Hạn chế sự tương tác, tiếp xúc giữa nhà tuyển dụng và ứng viên: khi nhà tuyển dụng chăm chú chấm điểm và ghi chép, sẽ hạn chế sự tương tác cùng ứng viên.
  • Mất tự nhiên: Nhiều khi dành quá nhiều thời gian cho ghi chép và khi ngẩng đầu lên thì ứng viên đã trả lời xong rồi. Hay việc chăm chú theo dõi hệ thống câu hỏi, sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh mất không khí tự nhiên.
  • Mất thời gian và công sức: Đối với những kế hoạch tuyển dụng có KPI lớn, sẽ mất thời gian cho HR  khi phải vừa phỏng vấn, thu thập các thông tin, ghi chép, đánh giá, vừa nhắc nhở, thuyết phục các trưởng bộ phận chuyên môn.

Tiêu chí của bảng đánh giá năng lực ứng viên hiệu quả

Vậy thế nào là bảng đánh giá năng lực ứng viên hiệu quả hay để tối ưu cần tính chính xác thì cần đạt được những tiêu chí nào? Dưới đây là 5 tiêu chí gợi ý dành cho bạn:

Tiêu chí đánh giá cho từng vị trí cụ thể

Trước tiên, nhà tuyển dụng cần liệt kê được các tiêu chí để đánh giá ứng viên dựa trên mô tả công việc của từng vị trí. Nhà quản lý có thể sử dụng bộ khung năng lực. Trong đó, bao gồm các năng lực cần có và các mức độ biểu hiện. Ở một số mẫu khung năng lực còn có kèm cả hệ thống các câu hỏi để bạn sử dụng như một phương pháp đánh giá nhân viên.

Hệ thống câu hỏi về chuyên môn nghiệp vụ

Một phần khá quan trọng tiếp theo, đó là xây dựng hệ thống câu hỏi về chuyên môn nghiệp vụ. Với câu hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, bạn nên tham khảo ý kiến từ các trưởng bộ phận quản lý vị trí cần tuyển. Họ là người am hiểu nghiệp vụ nhất và hiểu đâu là điều cần thiết cho công việc. Nhà tuyển dụng nên lấy ý kiến của họ và tổng hợp lại, để xây dựng nên hệ thống câu hỏi về chuyên môn nghiệp vụ.

>> Tham khảo thêm: Cẩm nang đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Hệ thống câu hỏi về tính cách và hành vi 

Hệ thống câu hỏi về tính cách và hành vi sẽ giúp bạn đánh giá độ phù hợp của ứng viên với văn hóa của doanh nghiệp hay ước lượng thời gian hòa nhập của ứng viên đó với môi trường làm việc tại doanh nghiệp mình. Bạn có thể sử dụng các bài test online đầu vào như test trắc nghiệm tính cách, test IQ… để nhìn ngắm rõ hơn về chân dung ứng viên.

Các yêu cầu về bằng cấp và chứng chỉ

Dù hiện nay các tiêu chí về bằng cấp, chứng chỉ đã không còn quá khắt khe như ngày trước. Tuy nhiên đây cũng là bước không thể thiếu, đặc biệt là ở những vị trí yêu cầu chuyên môn cao như pháp chế, kế toán,…

Dựa trên tiêu chí tuyển dụng

Và cuối cùng, nhà quản lý nên dành thời gian để đánh giá tổng thể về ứng viên của mình. Những đánh giá quý báu này có thể giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về ứng viên và so sánh khách quan hơn giữa các ứng viên, với các tiêu chí đánh giá hồ sơ ứng viên đã đặt ra, để từ đó đưa ra các quyết định. 

3 mẫu bảng đánh giá năng lực ứng viên

Mời bạn tham khảo 3 mẫu được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay:

Mẫu bảng đánh giá số 1

mẫu 1 bảng đánh giá năng lực ứng viên
Mẫu bảng đánh giá năng lực ứng viên số 1

Bảng đánh giá năng lực ứng viên số 2

mẫu 2 bảng đánh giá năng lực ứng viên
Mẫu bảng đánh giá năng lực ứng viên số 2

Mẫu bảng đánh giá năng lực ứng viên số 3

mẫu 3 bảng đánh giá năng lực ứng viên
Mẫu bảng đánh giá năng lực ứng viên số 3

Công cụ đánh giá năng lực ứng viên cho doanh nghiệp

Cùng với sự phát triển của công nghệ trong kỷ nguyên số, việc đánh giá ứng viên đã được công nghệ hoá bằng các phần mềm chuyên dụng. Chính vì vậy, nhà quản lý có thể lựa chọn sử dụng các công cụ đánh giá năng lực, để tối ưu hóa quy trình tuyển dụng.

Việc áp dụng các công cụ đánh giá năng lực ứng viên sẽ giúp nhà quản lý có thể thiết lập sẵn các tiêu chí đánh giá và trọng số cho từng tiêu chí của một vị trí cụ thể. Bên cạnh đó các công cụ này còn mang lại rất nhiều lợi ích, tiết kiệm thời gian, công sức và giúp giảm tỷ lệ tuyển dụng sai nhân sự trong doanh nghiệp mình.

Testcenter là một trong số công cụ đánh giá nhân sự được nhiều doanh nghiệp tin tưởng sử dụng. Với tính năng cho phép doanh nghiệp tạo bài test online đầu vào cho riêng mình, quá trình chọn lọc ứng viên cũng trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đề đánh giá tính cách, khả năng tư duy hay xử lý tình huống thì đề test chuyên môn cũng rất quan trọng.

Nó giúp nhà tuyển dụng đánh giá chính xác được năng lực của ứng viên có phù hợp với yêu cầu không. Hơn thế, kết quả trả về cũng cho ứng viên thấy được khả năng của mình và có trải nghiệm tốt hơn với doanh nghiệp.

Kết luận

Hy vọng những thông tin mà Testcenter chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để xây dựng được cho doanh nghiệp mình một công cụ phục vụ cho tuyển dụng hiệu quả và tối ưu nhất.

Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

đánh giá năng lực nhân viên phù hợp

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter