Training là một khái niệm khá quen thuộc với tất cả chúng ta, đặc biệt là với các nhà quản lý doanh nghiệp. Bởi đây là công việc khá quan trọng và cần thực hiện thường xuyên nếu muốn duy trì chất lượng nhân sự ở trạng thái tốt nhất. Bài viết dưới đây, Testcenter sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về training là gì cũng như hướng dẫn cách traning nhân viên hiệu quả nhất. Mời bạn cùng khám phá ngay nhé!

Training là gì?

Training là một từ tiếng Anh, có nghĩa là đào tạo. Training ý chỉ đến một hình thức giúp trang bị kiến thức, nâng cao kỹ năng và rèn luyện kỹ năng cho nhân viên trong một tổ chức hay doanh nghiệp nào đó. Training thường diễn ra khi nhân viên chào đón nhân sự hay hay có những sự thay đổi về cách vận hành công việc..

Training hay hoạt động đào tạo nhân sự sẽ giúp nhân viên mới hoặc nhân viên trong tổ chức am hiểu về một lĩnh vực hay nhiệm vụ của công việc đặc thù nào đó của mình. Nhà quản lý sẽ cùng cấp các hướng dẫn về những kiến thức và kỹ năng cơ bản đến nâng cao, từ đó giúp cho mỗi nhân viên có thể hoàn thành tốt các công việc được giao.

Khi tổ chức các hoạt động training, nhà quản lý cần xem xét mức độ phức tạp của mỗi khóa học đào tạo nhân sự, khả năng tiếp thu của mỗi nhân viên và trình độ của người đào tạo để có thể dự trù kế hoạch thực hiện và đánh giá kết quả đào tạo nhân sự tại doanh nghiệp mình.

training-la-gi
Training là gì?

Những ai cần được training?

Chúng ta cần phải biết rằng, training không chỉ là nâng cao tay nghề cho nhân viên mà còn là cơ sở để đánh giá năng lực và trình độ, kỹ năng của mỗi nhân viên, làm căn cứ cho quá trình thưởng phạt, bổ nhiệm hay thuyên chuyển nhân sự sáng các bộ phận khác. Vậy những ai sẽ là đối tượng của training?

Đầu tiên thì những nhân viên mới vào công ty sẽ được training vì họ còn mới nên chắc chắn sẽ chưa thể nắm hết được về công việc, về quy trình cũng như các quy định cần thiết để thực hiện công việc. Do đó đây chính là đối tượng rất cần được training. Thông thường thì cần có một người leader có kinh nghiệm hay một nhân viên lâu năm, thạo nghề sẽ là người thực hiện training nhân viên, tốt nhất đó là người cùng phòng ban. Vì như thế họ sẽ nắm rõ và truyền đạt cho nhân viên mới một cách tốt nhất. 

Tiếp theo, những nhân viên hiện tại cũng cần phải được training. Có thể là nhân viên cần được cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới có ích cho công việc. Hoặc cũng có thể là doanh nghiệp thay đổi cơ chế làm việc, tính chất hay quy trình công việc thì mọi nhân viên cũng cần được training để có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Hoặc khi công ty thay đổi chiến lược kinh doanh, áp dụng mô hình, phương thức kinh doanh mới, thay đổi máy móc thiết bị thì bộ phận kỹ thuật cũng như các bộ phận liên quan cũng cần được đào tạo để có thể thạo việc. Doanh nghiệp cũng nên lưu ý đào tạo training cho bộ phận quản lý, bộ phận leader trước rồi sau đó hãy đào tạo cho đội ngũ nhân viên, theo thứ tự như vậy sẽ tối ưu hơn cho doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Đánh giá nhân sự là gì? Cách đánh giá nhân sự hiệu quả

training-nghia-la-gi
Những ai cần được training?

Vai trò của hoạt động training là gì?  

Tiếp đến chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vai trò của training đối với doanh nghiệp và cả  nhân viên. Cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp

Đối với công ty, doanh nghiệp, nếu muốn biết chất lượng tổng quan của bức tranh nhân sự như thế nào thì training là căn cứ quan trọng. Nếu như quá trình training nhân viên đều hiểu được những nội dung cần triển khai và áp dụng nó tốt vào thực tế công việc thì đó là chuyện đáng mừng. Ngược lại nếu như nhân viên cảm thấy lúng lúng thì bạn cần phải đầu tư hơn nữa vào quá trình training tại doanh nghiệp của mình.

Quy trình training nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp có được quy trình làm việc trơn tru, đạt hiệu quả tốt hơn. Doanh nghiệp cũng hạn chế được nhiều sai sót không đáng có, từ đó chất lượng công việc cũng trở nên tốt hơn rất nhiều. Chung quy lại chất lượng kinh doanh, công việc, hiệu suất đều sẽ có những tín hiệu tích cực.

goi-y-cach-training-nhan-vien
Training có vai trò gì? 

Đối với nhân viên

Ở khía cạnh nhân viên, quá trình training sẽ giúp nhân viên sẽ có thể nắm được quy trình làm việc rõ ràng, nắm rõ các bước thực hiện và tối ưu được công việc hơn nữa. Nhân viên khi đã được hướng dẫn cũng sẽ trở nên tự tin hơn trong công việc, phát huy các thế mạnh của bản thân tối đa. Đối với nhân viên hiện tại, quá trình training sẽ giúp nhân viên nâng cao chất lượng công việc và đạt được những mục tiêu nghề nghiệp của bản thân mình.

Việc training cho nhân sự là điều bắt buộc để sàng lọc, xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng, phù hợp với văn hóa và yêu cầu công việc, cụ thể:

  • Đối với nhân sự mới chưa hiểu rõ quy trình làm việc của đơn vị, chưa biết mình sẽ làm việc như thế nào, cùng với ai. Họ cũng chưa quen với văn hóa công ty và đồng nghiệp. Do đó, training là điều cần thiết để giúp nhân viên thích nghi với môi trường mới, hiểu được mình cần làm gì, làm như thế nào để hoàn thành công việc và kết nối cùng đồng nghiệp.
  • Đối với nhân viên đang làm việc tại tổ chức, việc training giúp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn. Khi nhận một dự án mới, lượng công việc mới, các yêu cầu mới từ khách hàng hay những quy định mới, các cấp quản lý sẽ tiến hành training cho nhân viên để phổ biến những thay đổi đó.
cach-training-nhan-vien-chuan-nhat
Quá trình training sẽ giúp nhân viên sẽ có thể nắm được quy trình làm việc rõ ràng

Có những hình thức training nào?

Hiện nay có 3 hình thức training phổ biến mà nhà quản lý cần nắm, đó là:

Training định kỳ (Internal session)

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ có những buổi gặp mặt định kỳ, có thể là đánh giá kết hợp training hoặc một buổi học training định kỳ hàng tuần, hàng tháng, tuỳ thuộc vào từng công ty.

Thông qua các buổi gặp gỡ hay training định kỳ như thế này, nhân viên sẽ được giải đáp những khó khăn mà bản thân gặp phải trong công việc cũng như những công việc bị trì trệ vì thiếu chuyên môn, thiếu kiến thức. Nhân viên sẽ được đào tạo những điều này, còn nhà quản lý sẽ nhìn ra được vấn đề để có những kế hoạch phát triển đội ngũ nhân sự tốt hơn. Đó cũng là cách giúp nhà quản lý luôn nắm được thực tiễn doanh nghiệp mình và thúc đẩy nhân viên hơn nữa.

Đào tạo qua công việc (On-job training)

On job training đòi hỏi nhà quản lý phải sắp xếp thời gian riêng để đào tạo nhân viên và nhân sự và đảm bảo điều này không ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Thông qua phương pháp đào tạo qua công việc, nhân viên sẽ vừa làm vừa được hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức thực tế một cách sống động hơn qua công việc thực tiễn. Việc đào tạo này rất được ưa chuộng vì tính hiệu quả và có tính ứng dụng cao. 

Đào tạo bằng việc kèm cặp

Đây là hình thức mà người quản lý hoặc ngừoi có kinh nghiệm hướng dẫn và kèm cặp nhân viên một cách trực tiếp. Họ sẽ là người truyền đạt lại cho nhân viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách tốt nhất. Vì thế doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn những người theo dõi và thực hiện đào tạo, hãy đảm bảo họ có đủ trình độ và có tâm để hoạt động đào tạo đạt kết quả tốt đẹp.

quy-trinh-training-nhan-vien-chuan-nhat
Có những hình thức training nào?

>>> Có thể bạn quan tâm: 7 phương pháp đào tạo nhân viên mới chuẩn cho doanh nghiệp

Hướng dẫn các bước tiến hành training nhân sự

Có thể có nhiều bước để thực hiện chương trình đào tạo nhân viên nhưng bạn nên tìm hiểu và ít nhất là đảm bảo quy trình training có 3 bước sau: 

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp mình

Một doanh nghiệp muốn thực hiện việc training thành công thì phải cần biết là mình sẽ training cho ai và training nhằm mục đích gì. Người thực hiện các kế hoạch training phỉa đảm bảo đã có sự trao đổiliên hệ với các cấp lãnh đạo để các phòng ban và các nhóm chuyên môn để chốt được nhu cầu cào tạo và mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới. Việc nắm vững nhu cầu đào tạo là tiền đề để thực hiện hiệu quả các bước sau.

Bước 2: Xây dựng quy trình đào tạo chuẩn nhất

Bước tiếp theo chính là nhà quản lý cần phải xây dựng được quy trình đào tạo chuẩn cho doanh nghiệp. Quy trình đào tạo nhân viên cần phải rõ ràng các nội dung sau: 

  • Tên của chương trình đào tạo nội bộ là gì?
  • Bạn muốn đạt được những mục tiêu như thế nào sau chương trình?
  • Đối tượng nhân viên tham gia huấn luyện là những ai, số lượng bao nhiêu?
  • Nhân sự, phòng ban nào có liên quan đến kế hoạch training?
  • Nội dung và hình thức đào tạo cho nhân sự như thế nào?
  • Dự trù khung thời gian cụ thể, chi phí và địa điểm thực hiện việc training nhân viên mới, nhân viên hiện tại
  • Các điều cần chú ý trước-trong-sau khi thực hiện training là gì?
goi-y-cach-training-nhan-vien-chuan-nhat-cho-nha-quan-ly
Hướng dẫn các bước tiến hành training nhân sự

Sau khi đã xây dựng một quy trình đào tạo chi tiết và bài bản thì nhà quản lý cũng cần phải xem xét thứ tự ưu tiên, bộ phận nào cần ưu tiên được đào tạo trước và bộ phận nào có thể đào tạo sau. Việc này sẽ giúp bạn có thể sắp xếp nguồn lực triển khai một cách tốt nhất mà không bị phân tác quá nhiều. 

Bước 3: Triển khai training và đánh giá kết quả đào tạo

Khi đã xong bản kế hoạch đào tạo nhân viên, bạn cũng cần phải lưu ý nên tổ chức một buổi gặp mặt để thông báo ý nghĩa của buổi training, lợi ích dành cho nhân viên như thế nào để thu hút họ tham gia đầy đủ. Điều này giúp họ hiểu được ý nghĩa thực sự của buổi huấn luyện, từ đó tích cực hơn khi tham gia training và có thái độ phù hợp. Việc hiểu rõ được lợi ích cũng giúp họ có kế hoạch tiếp thu training và vận dụng tốt hơn vào công việc, để gặt hái được thành công rực rỡ.

Khi đánh giá kết quả đào tạo, nhà quản lý cũng có thể áp dụng các phần mềm đánh giá nhân sự, như Testcenter để có thể ứng dụng công nghệ phần mềm vào công việc, tối ưu chi phí, thời gian, đơn giản hoá công việc mà vẫn đảm bảo hiệu quả. 

>>> Tham khảo: 4 bước triển khai quy trình đào tạo chuẩn cho doanh nghiệp

Kết luận

Training nhân viên là một việc làm cần thiết và cần thực hiện thường xuyên, có kế hoạch và quy trình rõ ràng. Thực hiện đào tạo nhân viên tốt sẽ giúp bạn có thể xây dựng được một đội ngũ nhân sự chất lượng, giàu tâm huyết, giúp doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức, những gợi ý hay. Hẹn gặp lại bạn trong các chủ đề hữu ích khác trên Testcenter nhé.

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter