Hẳn là các nhà quản lý đã quá quen với quy trình đánh giá năng lực nhân viên. Thế nhưng không phải nhà quản lý cũng nắm rõ quy trình đánh giá năng lực nhân viên chuẩn. Hiểu được điều này, trong bài viết ngày hôm nay, Testcenter sẽ giới thiệu đến bạn tầm quan trọng cũng như quy trình đánh giá năng lực nhân viên chỉ trong 5 bước. 

Tầm quan trọng của quy trình đánh giá năng lực nhân viên? 

Chúng ta đều biết rằng, chất lượng nguồn nhân lực con người là tài sản vô cùng quan trọng đối với mỗi công ty, doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống đánh giá công bằng, minh bạch, để có thể thực hiện công việc đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, việc đánh giá từng người cũng rất cần thiết đến sự phát triển chung của doanh nghiệp. Công tác quản lý nhân sự đạt hiệu quả tối đa thì mọi đóng góp của nhân viên sẽ được công nhận và trả thù lao xứng đáng. Cũng từ đó xây dựng được chế độ khen thưởng, phạt phù hợp, giúp mọi hoạt động được minh bạch và nhân viên cũng có mục tiêu phấn đấu rõ ràng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ đạt được những thành công nhất định về kết quả kinh doanh và xa hơn là doanh thu vượt bậc.

>>> Xem thêm: Tại sao phải đánh giá năng lực nhân viên trong doanh nghiệp?

Các bước xây dựng quy trình đánh giá nhân viên 

Ngay bây giờ, Testcenter sẽ bật mí cùng bạn quy trình đánh giá năng lực nhân viên chỉ trong 5 bước. Phải nói rằng, mỗi doanh nghiệp, tổ chức sẽ áp dụng những quy trình khác nhau, nhưng quy trình 5 bước dưới đây là cơ bản mà mọi nhà quản lý cần phải nắm.

quy trình đánh giá năng lực nhân viên
Các bước xây dựng quy trình đánh giá nhân viên 

Bước 1: Lập mẫu đánh giá nhân viên 

Khi có một mẫu đánh giá nhân viên rõ ràng, khi đó người quản lý của doanh nghiệp sẽ đánh giá nhân viên công tâm và khách quan nhất. Trong mẫu đánh giá này cần quy định rõ về các tiêu chí. Một khi có đầy đủ chỉ số đánh giá sẽ giúp cho bạn tiết kiệm cả về thời gian và công sức. Chỉ cần nhìn vào dữ liệu là có thể đánh giá một cách rõ ràng, minh bạch nhất. 

Bước 2: Hoàn thiện các tiêu chí để đánh giá về năng lực

Các tiêu chí đánh giá năng lực mà bạn có thể tham khảo như: Kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm, hiệu quả công việc, khối lượng công việc hoàn thành, việc thực hiện nội quy, thái độ làm việc,…

Đối với từng vị trí nhân viên khác nhau, nhà quản lý có thể linh hoạt thay đổi bộ tiêu chí sao cho phù hợp. Ví dụ như đối với các vị trí quản lý trở lên ngoài hiệu quả công việc còn phải đánh giá về kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý, khả năng tạo ra năng lượng, truyền động lực, làm việc nhóm giải quyết vấn đề. 

đánh giá năng lực nhân viên
Triển khai các hoạt động đánh giá nhân viên 

Bước 3: Triển khai các hoạt động đánh giá nhân viên 

Không chỉ có lời đánh giá, nhận xét chung chung mà nhà quản lý còn phải đưa ra hướng giải quyết vấn đề của mỗi nhân viên. Điều này khiến họ hiểu bạn muốn họ thay đổi theo hướng như thế nào và bạn sẽ hỗ trợ quá trình thay đổi đó ra sao. Đồng thời cũng đừng quên khuyến khích sự phản hồi của nhân viên trong quá trình làm việc. 

Bước 4: Xây dựng các chính sách thưởng phạt cụ thể 

Để việc đánh giá đạt hiệu quả tốt nhất thì bạn cần đưa ra quy định về thưởng và phạt rõ ràng. Trong nội dung thưởng và phạt cần đưa ra các biện pháp tiến hành xử lý nếu nhân viên không hoàn thành KPI như: Kỷ luật cảnh cáo, kiểm điểm, cắt thưởng, trừ lương… hoặc là phần thưởng cụ thể cho nhân viên có năng suất cao.

Bước 5: Nghiệm thu kết quả đưa ra dự định phát triển 

Khi đã xây dựng hoàn thiện xong quy trình đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên bao gồm: Mẫu đánh giá, các quy định, chính sách,… lúc này người quản lý cần phải xem khi nào thì nên bắt đầu. 

Cũng có một số công ty thu kết quả đánh giá vào 1 thời điểm trong năm, tuy nhiên một số khác thì lại nghiệm thu kết quả sau 30 ngày làm việc. Thông qua kết quả thu được này, nhà quản lý sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về nhân sự công ty. Cũng từ đó có những hướng điều chỉnh phù hợp với sự phát triển chung.

quy trình đánh giá năng lực nhân viên
Một vài lưu ý khi xây dựng quy trình đánh giá nhân viên 

Một vài lưu ý khi xây dựng quy trình đánh giá nhân viên 

Các lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng một quy trình đánh giá năng lực nhân viên đạt hiệu quả tốt nhất: 

  • Hệ thống đánh giá giúp tạo động lực, khuyến khích tinh thần làm việc cho nhân viên khi ghi nhận cá nhân có thành tích tốt. Bên cạnh đó còn khuyến khích giao tiếp trong nội bộ công ty. 
  • Mọi hoạt động đánh giá nên được thực hiện công bằng, khách quan. Nhà quản lý không nên có tâm lý thiên vị cho bất kỳ ai.
  • Nên tuân thủ quy trình đánh giá nhân viên, linh hoạt trong áp dụng.
  • Để có hệ thống đánh giá hiệu quả cần phải có mẫu đánh giá chuẩn, chỉ số rõ ràng. 

>>> Tin liên quan: 4 tiêu chí xây dựng bảng câu hỏi đánh giá năng lực nhân viên

Kết luận

Tóm lại, khi xây dựng quy trình đánh giá nhân viên chuẩn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Hy vọng rằng bài viết trên đây mà Testcenter chia sẻ đã giúp bạn có thêm những gợi ý hữu ích, góp phần vào quá trình đánh giá nhân viên hiệu quả tại doanh nghiệp. 

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter