Năng lực nghề nghiệp là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân trong con đường sự nghiệp. Bài viết hôm nay, Testcenter sẽ cùng bạn khám phá năng lực nghề nghiệp là gì, tầm quan trọng của năng lực nghề nghiệp cũng như gợi ý cách đáng giá năng lực nghề nghiệp của nhân viên cho nhà quản lý.

Năng lực nghề nghiệp là gì?

Năng lực nghề nghiệp có thể được hiểu chính là khả năng của mỗi người đối với công việc mà mình làm, sự hiểu biết cũng như kiến thức chuyên môn đối với công việc đó đến đâu. Năng lực nghề nghiệp càng lớn thì khả năng giải quyết công việc càng nhanh chóng, thuận lợi và dễ dàng hơn. Một doanh nghiệp có các nhân viên có năng lực nghề nghiệp tốt là lợi thế vô cùng.

Năng lực nghề nghiệp ở những điều kiện hay môi trường làm việc sẽ là không giống nhau. Chẳng hạn nhân viên kinh doanh sẽ giỏi về việc giao tiếp và thuyết phục khách hàng, còn nhân viên Marketing thì sẽ am hiểu các công cụ truyền thông hiệu quả, kiến thức về SEO, về Digital. Còn nhân viên Hành chính nhân sự sẽ am hiểu các công tác quản trị con người, tổ chức tuyển dụng, sắp xếp nhân sự,…

nang-luc-nghe-nghiep-la-gi
Năng lực nghề nghiệp là gì?

Phân loại năng lực nghề nghiệp

Với khái niệm cơ bản như trên thì năng lực nghề nghiệp được chia làm 4 nhóm năng lực cơ bản, bao gồm:

  1. Năng lực về sự nhận thức: Là năng lực phản ánh khả năng học tập cũng như tiếp thu kiến thức của bản thân, thể hiện qua quan sát thực tiễn và những sáng kiến giúp công việc tốt hơn.
  2. Năng lực kỹ thuật, chuyên môn: ở đây chính là những hiểu biết, kiến thức chuyên sâuu hay kỹ năng vượt trội của nhân viên trong một lĩnh vực hay môi trường làm việc cụ thể.
  3. Năng lực về khả năng lãnh đạo, giao tiếp: Những người ở nhóm này thường đủ tự tin, giỏi ngoại giao, đàm phán, có khả năng quản lý tốt đám đông hay một số người.
  4. Năng lực về kỹ năng tổ chức, quản lý: Có khả năng tổ chức và quản lý được các hoạt động trong công ty.

Tuy nhiên, năng lực nghề nghiệp của một người không cố định và có thể thay đổi. Năng lực không phải là thứ có thể dễ dàng nhìn nhận được trong thời gian ngắn mà để cần phải có bối cảnh để hiểu hết được một nhân viên có năng lực thế nào trong công việc mà họ đảm nhận.

cach-danh-gia-nang-luc-nghe-nghiep
Phân loại năng lực nghề nghiệp

>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu 10 cách đánh giá năng lực nhân viên chính xác và hiệu quả

Năng lực nghề nghiệp có vai trò quan trọng ra sao?

Đến đây chúng ta có thể thấy năng lực ngành nghề là yếu tố bao gồm kiến thức, chuyên môn và hành vi của người lao động. Trong công việc, năng lực chính là điểm sáng và là yếu tố cạnh tranh của bạn so với những người khác. Khi bạn có năng lực tốt thì rõ ràng bạn sẽ giải quyết công việc nhanh hơn, trôi chảy hơn và mang lại những điều tích cực cho tổ chức mà bạn làm việc. Bên cạnh đó, lãnh đạo tận dụng năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân để tạo nên môi trường làm việc đa dạng – nơi nhân viên được thể hiện quan điểm cá nhân.

Do đó ngay từ các vòng tuyển dụng, nhà tuyển dụng rất chú trọng đánh giá năng lực nghề nghiệp của ứng viên. Nhưng sẽ rất khó để có thể đánh giá toàn bộ năng lực của nhân viên, mà nhà quản lý chỉ có thể đánh giá được một phẩn nhỏ. 

vi-sao-phai-phat-trien-nang-luc-nghe-nghiep
Năng lực nghề nghiệp có vai trò quan trọng ra sao?

Nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên bằng những bước như thế nào?

Dưới đây là chia sẻ về những điều cần lưu ý khi lập chiến lược phát triển năng lực nghề nghiệp nhân viên, mà bạn có thể tham khảo để áp dụng vào tổ chức của mình nhé.

Bước 1: Viết ra kế hoạch phát triển nhân sự cụ thể, thành một bản kế hoạch rõ ràng. Điều này sẽ giúp bạn có động lực để thực hiện nó ngay mà không bị trì hoãn. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp cho cả bạn cùng nhân viên đều biết rõ về những mong đợi của công ty. 

Bước 2: Không quên thêm phần đánh giá kỹ năng trong kế hoạch. Bạn nên đánh giá nhân viên dựa trên những kỹ năng mà người đó có. Bạn cũng cần biết rõ mình muốn đánh giá điều gì và sử dụng những công cụ, hình thức đánh giá ra sao để đạt được kết quả tốt nhất.

Bước 3: Xác định những điều bạn muốn nhân viên tốt lên. Khi đã biết rõ bạn muốn nhân viên thay đổi điều gì, trở nên ra sao thì bạn mới có thể thực hiện mọi thứ đúng hướng, đúng lộ trình.

Bước 4: Cung cấp chương trình nâng cao kỹ năng chuyên môn cho nhân viên. Đó có thể là các buổi hội thảo, các lớp học giảng dạy kỹ năng,… Ví dụ như công ty tạo điều kiện cho nhân viên đăng ký các khóa đào tạo cụ thể mà không tốn phí hoặc được khuyến khích thêm để yên tâm đi học. Hoặc chính doanh nghiệp cũng có thể tổ chức các khoá nâng cao kỹ năng cho nhân viên ngay tại doanh nghiệp mình.

phan-mem-danh-gia-nang-luc-nghe-nghiep
Nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên bằng những bước như thế nào?

Bước 5: Cung cấp các tài liệu, công cụ để nhân viên sử dụng nhằm nâng cao các kỹ năng của họ. Là nhà quản lý, khi có các nguồn tài liệu hay hỗ trợ công việc, bạn nên chia sẻ với nhân viên của mình cũng như mở rộng sự giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhân viên, các bộ phận với nhau.

>>> Xem thêm: Các tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên mà nhà quản lý cần biết

Cách đánh giá năng lực nghề nghiệp nhân viên dành cho nhà quản lý

Tiếp đến để có thể đánh giá đúng được năng lực nghề nghiệp của ứng viên, nhân viên, nhà quản lý cỏ thể thực hiện theo một số gợi ý bên dưới này của Testcenter nhé:

Đánh giá năng lực nghề nghiệp nhân viên qua hiệu suất công việc thực tế

Hiệu suất nhân viên là yếu tố dễ dàng đánh giá dành cho nhà quản lý. Bởi nhà quản lý chỉ cần so sánh kết quả công việc với mức KPI đã đặt ra ban đầu là có thể đánh giá được. Nếu kết quả vượt trôi nghĩa là hiệu suất tốt, còn nếu kết quả không đạt được KPI nghĩa là bạn cần xem xét lại. Tuy nhiên việc này cũng cần có thời gian để có thể chính xác việc áp dụng những gì đã học vào công việc của nhân viên mang lại hiệu quả ra sao.

Dựa vào kết quả này, bạn cũng có thể đánh giá được nhân viên nào đã đạt được chỉ tiêu công việc đề ra và nhân viên nào là chưa đạt. Từ đây bạn sẽ có các phương án xử lý phù hợp.

Cách xử lý tình huống trong công việc cũng là một yếu tố đánh giá quan trọng

Trong công việc, nếu như trước đây nhân viên không biết cách xử lý tình huống và phải mất rất lâu để giải quyết những vấn đề phát sinh trong công việc đó nhưng nếu có năng lực nghề nghiệp vững vàng thì họ có thể xử lý tốt nó nhanh hơn. Nhà quản lý hoàn toàn có thể dựa vào thời gian này để đánh giá năng lực nghề nghiệp của một người.  

danh-gia-nang-luc-nghe-nghiep-bang-bai-test
Cách xử lý tình huống trong công việc cũng là một yếu tố đánh giá quan trọng

Bên cạnh đó, một người luôn tìm cách giải quyết công việc hiệu quả hơn, sáng tạo và có những cách làm hay, cũng chứng tỏ họ có năng lực nghề nghiệp rất tốt và rất thành thạo công việc.

Triển khai các bài test để biết năng lực nhân viên đến đâu

Thực hiện các bài kiểm tra năng lực cũng là một cách hay để bạn có thể đánh giá năng lực nghề nghiệp của nhân viên mình, chẳng hạn như các bài test về kiến thức chuyên môn, về năng lực xử lý tình huống, sự kinh hoạt sáng tạo,…

So với các phương pháp đáh giá năng lực chuyên môn truyền thống đã lỗi thời và không còn phù hợp thì sử dụng các phần mềm đánh giá là xu hướng hiện nay. Đặc biệt nó còn tỏ ra khá ưu việt trong thời kỳ Covid hay các hình thức làm việc remote, làm việc từ xa,… Do đó cách đánh giá năng lực nghề nghiệp online cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và tin dùng. Trong đó phần mềm đánh giá Testcenter – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự hàng đầu Việt Nam cũng là một gợi ý chất lượng dành cho bạn.

Testcenter giúp đánh giá năng lực ứng viên, nhân viên trên nhiều khía cạnh thông qua các bài test online; Đảm bảo tính công bằng, nhất quán trong quy trình đánh giá.nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nhân sự khi có thể đo lường, đánh giá và tối ưu hiệu quả nhờ hệ thống tạo bài kiểm tra online, Từ đó, giúp doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu, xây dựng lộ trình, phương pháp phát triển nhân sự phù hợp.

>>> Xem thêm: 10 tool đánh giá năng lực nhân sự hiệu quả cho nhà quản lý

Kết luận

Như vậy có thể thấy, việc hiểu rõ về năng lực nghề nghiệp và nắm vững các cách rèn luyện năng lực nghề nghiệp là rất quan trọng đối với cả nhân viên và nhà quản lý. Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn những kiến bổ ích, giúp bạn có thể nâng cao chất lượng đội ngũ của doanh nghiệp, hướng đến đạt được những mục tiêu lớn của doanh nghiệp.

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter