Nắm được cách đánh giá năng lực nhân viên chuẩn là một yếu tố qua trọng hàng đầu nếu bạn muốn xây dựng một quy trình đánh giá nhân viên toàn diện và hiệu quả. Để có thể nắm được bức tranh nhân sự tổng quan, doanh nghiệp cần có phương pháp đánh giá nhân viên phù hợp để có thể khai thác tối đa nguồn nhân lực đang có. Bài viết dưới đây mời bạn cùng Testcenter tìm hiểu chi tiết 10 cách đánh giá năng lực nhân sự được tin dùng hiện nay.

Tự đánh giá

Đầu tiên trong 10 cách đánh giá năng lực nhân viên được sử dụng phổ biến chính là phương pháp tự đánh giá. Với phương pháp này tự, nhà quản trị sẽ để cho nhân viên của mình đánh giá năng lực của bản thân thông qua bảng câu hỏi về các tiêu chí mà doanh nghiệp đưa ra. 

Đây được coi là phương pháp đánh giá giúp cho nhân viên tự nhận thức được năng lực của mình nằm ở đâu, có những điểm mạnh và điểm yếu ra sao, từ đó để có thể phát triển bản thân nhiều hơn trong công việc. Phương pháp sẽ đạt được hiệu quả cao nhất nếu nhân viên trung thực với chính mình và có sự tự đánh giá khách quan. Thông qua kết quả đánh giá từ nhân sự, nhà quản lý có thể lấy đó làm cơ sở cho sự đánh giá tổng quan hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: 7 mẫu đánh giá năng lực nhân viên mới nhất cho doanh nghiệp

Bảng điểm

Đối với cách đánh giá năng lực nhân viên này, các nhân viên sẽ được đánh giá theo thang điểm từ cao xuống thấp dựa trên các tiêu chí mà nhà quản trị đưa ra. Đây được coi là phương pháp đánh giá nhân sự khá thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và có số lượng nhân viên không quá đông. 

Tuy có những ưu điểm nhưng cách đánh giá này thường sẽ mang tính chủ quan của nhà quản lý. Do đó, nhà quản lý có thể kết hợp thêm các tiêu chí khác, để có kết quả đánh giá khách quan hơn.

danh-gia-nang-luc-nhan-vien
Phương pháp đánh giá nhân viên bằng bảng điểm

So sánh từng cặp nhân sự

Đây là phương pháp đánh giá nhân sự mà nhà quản trị đánh giá nguồn nhân lực bằng cách so sánh các nhân viên trong công ty với nhau. Phương pháp đánh giá nhân viên này mang tinh khách quan và công bằng hơn dồng thời tạo được tính cạnh tranh trong công việc để thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên một cách tốt nhất.

Xếp hạng theo cấp bậc

Đây được coi là phương pháp đánh giá nhân sự khá đơn giản khi nhà quản trị chỉ cần so sánh hiệu suất làm việc của các nhân viên với nhau để sắp xếp thứ hạng. Phương pháp đánh giá nhân viên này thường được dùng trong các doanh nghiệp nhỏ vì số lượng nhân sự ít và dễ dàng theo dõi cụ thể từng nhân sự hơn. Phương pháp sẽ khó triển khai hơn nếu doanh nghiệp có số lượng nhân sự lớn, ở nhiều chi nhánh khác nhau.

Quan sát hành vi nhân viên

Đánh giá nhân sự thông qua phương pháp quan sát hành vi là cách mà nhà quản trị đánh giá năng lực nhân viên của mình thông qua việc quan sát hành vi của họ khi làm việc. Nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được đánh giá thông qua phiếu kiểm tra hành vi bao gồm cả hành vi tốt và hành vi xấu.

phuong-phap-danh-gia-nang-luc-nhan-vien
Phương pháp đánh giá nhân viên băng cách quan sát hành vi

Một điểm trừ là phương pháp này khá tốn khá nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Chưa kể, phương pháp đánh giá nhân viên này đôi lúc khiến nhân viên không thoải mái trong khi làm việc vì biết được nhà quản trị có thể quan sát được mọi hành vi của mình trong lúc làm việc. 

Theo dõi sự việc quan trọng

Ở phương pháp đánh giá nhân sự này, nhà quản lý cần phải theo dõi và thống kế lại các sự việc quan trọng của nhân viên trong quá trình làm việc. Phương pháp đánh giá nhân viên này rất thích hợp để nhà quản lý có thể theo dõi được sự tiến bộ của nhân viên qua quá trình đào tạo. Đồng thời nhà quản trị cũng có thể góp ý cho nhân viên kịp thời để tránh những sai sót trong quá trình làm việc.

Tuy nhiên phương pháp đánh giá nhân viên này đòi hỏi nhà quản lý phải công tâm và ghi chú một cách chính xác và đôi lúc phương pháp này cũng sẽ tạo cảm giác không thoải mái cho nhân viên khi làm việc bởi họ sẽ biết được những vi phạm của mình sẽ được ghi chép lại.

>>> Có thể bạn quan tâm: 4 bài kiểm tra năng lực hiệu quả dành cho nhà tuyển dụng

Quản trị mục tiêu (MBO)

Đây được coi là phương pháp giúp nhà quản trị và nhân viên của mình thấu hiểu nhau hơn. Phương pháp đánh giá nhân sự này giúp thúc đẩy sự tự giác của nhân viên nhiều hơn, đồng thời tạo ra sự tương tác giữa các cấp trong công ty nhằm hướng đên mục tiêu chung của trong công việc.

cach-danh-gia-nang-luc-nhan-vien
Quản trị mục tiêu (MBO) – phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả

Tuy nhiên để thực hiện cách đánh giá năng lực nhân viên này hiệu quả cần đòi hỏi tầm nhìn, chiến lược và cách triển khai của ban quản trị phải cực kỳ tốt chính vì thế mà mô phương pháp thường khó áp dụng với các doanh nghiệp trong nước.

Cách đánh giá năng lực nhân viên bằng định lượng

Áp dụng phương pháp này, nhà quản trị sẽ đưa ra các tiêu chí cụ thể và có sự phân cấp mức độ quan trọng của từng tiêu chí để dựa vào đó đánh giá được nguồn nhân lực. Nhờ có các tiêu chí được đưa ra rõ ràng ngay từ ban đầu nên phương pháp này rất dễ triển khai và rất khó nhầm lẫn và giúp doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể, rõ ràng về hiệu suất làm việc của nhân viên.

Đánh giá hiệu suất bằng chỉ số KPI

KPI là thuật ngữ rất quen thuộc bởi phương pháp đánh giá nhân sự bằng chỉ số này được áp dụng hầu hết với các phòng ban trong công ty. Thế nhưng để thực hiện phương pháp đánh giá nhân viên dựa trên KPI một cách hiệu quả nhất thì doanh nghiệp cần tạo ra một bộ chỉ số KPI rõ ràng đo lường một cách hiệu quả nhất.

Phương pháp đánh giá nhân viên này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và lớn bởi các doanh nghiệp nhỏ thường rất khó xây dựng được bộ tiêu chí này. Tuy nhiên phương pháp này có thể áp dụng cho nhiểu loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Đánh giá 360 độ

Phương pháp đánh giá nhân viên 360 độ là phương pháp đánh giá toàn diện nhân sự, việc đánh giá nhân sự lúc này không chỉ là công việc của cấp quản trị mà mọi thành viên trong công ty cũng có thể tham gia vào việc đánh giá này.

Đây được coi là phương pháp đánh giá giúp nhân viên phát triển toàn diện hơn không chỉ ở mặt chuyên môn mà còn cả về thái độ, khả năng thích ứng, khả năng làm việc nhóm,… Tuy nhiên phương pháp này thường mang tính chủ quan của người đánh giá và đôi lúc cũng gây nên mâu thuẫn nội bộ trong doanh nghiệp.

Kết luận

Trên đây là top 10 cách đánh giá năng lực nhân viên được các nhà quản lý yêu thích. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo và áp dụng các phần mềm đánh giá nhân sự hữu ích như Testcenter, giúp bạn tối ưu đáng kể thời gian, công sức và cả chi phí cho việc đánh giá nhân sự tại doanh nghiệp mình. 

Chúc bạn thành công.

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter