Là một nhà quản lý, chắc hẳn bạn đã có vài lần rơi vào trường hợp nhân viên không làm hoặc không hoàn thành công việc mình giao. Vậy làm thế nào nếu nhân viên không làm việc quản lý giao? Dưới đây là một vài hướng giải quyết mà Testcenter gợi ý cho bạn.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến nhân viên không làm việc quản lý giao

Để tìm ra hướng giải quyết phù hợp, trước tiên bạn hãy cùng nhân viên ngồi lại. Sau đó trao đổi thẳng thắn về nguyên nhân họ không thực hiện công việc được giao. Thường nguyên nhân sẽ rơi vào hai trường hợp dưới đây:

Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân xuất phát từ thái độ, ý thức của nhân viên. Nói cách khác, nhân viên cố tình, chủ ý không làm công việc quản lý giao.

Nhân viên thiếu trách nhiệm với công việc

Nhân viên có biểu hiện thiếu trách nhiệm với công việc là khi họ coi thường công việc. Họ làm việc hời hợt, qua loa và có biểu hiện chán chường, khó chịu khi được giao thêm việc.

Nhân viên không làm việc được giao do thiếu trách nhiệm với công việc
Nhân viên không làm việc được giao do thiếu trách nhiệm với công việc

Đối với những nhân viên có thái độ làm việc như vậy, muốn đảm bảo công việc được giao hoàn tất một cách nghiêm túc, đúng hạn, nhà quản lý phải thường xuyên đốc thúc, nhắc nhở. Thậm chí tạo động lực bằng hình thức thưởng hoặc phạt,…

Nhân viên có thái độ chống đối

Nhân viên có thái độ chống đối là khi họ tỏ ra thiếu tôn trọng nhà quản lý. Họ phớt lờ, phản ứng tiêu cực trước những đề nghị và quyết định mà nhà quản lý đưa ra. Và một trong những biểu hiện của việc chống đối là không làm việc quản lý giao.

Tại sao nhân viên có thái độ chống đối nhà quản lý? Có rất nhiều nguyên nhân cho việc này. Có thể là do họ có mâu thuẫn cá nhân với nhà quản lý. Họ cảm thấy bất bình về cách đối xử, phân chia công việc hay ghi nhận thành tích,…

>> Tìm hiểu thêm: 4 bước xử lý nhân viên chống đối tốt nhất cho nhà quản lý

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan khiến nhân viên không làm việc quản lý giao
Nguyên nhân khách quan khiến nhân viên không làm việc quản lý giao

Đây là những tác nhân bên ngoài khiến nhân viên không làm việc quản lý giao. Nhân viên không cố ý phớt lờ nhiệm vụ, nhưng có những vấn đề khiến họ không thể thực hiện. Thông thường, chỉ có 3 nguyên nhân khách quan chính đáng cho việc không thực hiện việc được giao:

Khối lượng công việc của nhân viên quá lớn

Bạn giao việc cho nhân viên mà không để ý rằng họ đã gánh rất nhiều đầu việc trên vai. Khi đó, họ phải giảm chất lượng công việc hoặc không hoàn thành một số đầu việc được giao.

Công việc không phù hợp với khả năng của nhân viên

Nếu công việc được giao đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, kiến thức chuyên môn mà nhân viên không có, họ cũng sẽ không thể đảm bảo thực hiện được công việc đó. Nhân viên sẽ mất nhiều thời gian tìm hiểu lại từ đầu. Nếu không có sự dẫn dắt của nhà quản lý, việc thực hiện những công việc đó càng khó khăn.

Nhân viên rơi vào trường hợp bất khả kháng 

Những trường hợp như: Ốm đau, tai nạn hay gia đình có chuyện quan trọng,… là tình huống bất ngờ khiến nhân viên không thể đảm bảo hoàn thành công việc được giao. Trong trường hợp này, nhà quản lý nên thông cảm và phân công lại nhiệm vụ cho người khác.

Giải quyết những nguyên nhân khách quan khiến nhân viên không làm việc quản lý giao

Cách giải quyết những nguyên nhân khách quan
Cách giải quyết những nguyên nhân khách quan

Sau khi xác nhận nguyên nhân, nhà quản lý đã có thể đi tìm giải pháp cho câu hỏi: “Làm thế nào nếu nhân viên không làm việc quản lý giao?”. Nếu là nguyên nhân khách quan, bạn hãy điều chỉnh lại các tiêu chí giao việc.

Khả năng của nhân viên có đảm bảo để nhận công việc?

Khi giao việc, điều đầu tiên nhà quản lý cần quan tâm là sự phù hợp về kỹ năng, trình độ của nhân viên với công việc được giao. Hãy đảm bảo nhân viên có đủ kiến thức, kỹ năng để đảm nhận công việc đó. 

Nếu muốn giao cho nhân viên những nhiệm vụ thử thách, giúp họ khám phá khả năng, hãy làm rõ những vấn đề sau:

  • Bạn có thời gian và nguồn lực để hỗ trợ họ thực hiện công việc?
  • Mục tiêu phát triển của nhân viên có phù hợp với công việc này hay không?
  • Nhân viên có sẵn sàng thử thách và học hỏi trong thời điểm này?
  • Quyền lợi mà công việc mang lại có tương xứng với kỳ vọng của nhân viên hay không?

Khối lượng công việc hiện tại của nhân viên

Đây là yếu tố thể hiện sự quan tâm, tinh tế và công bằng của nhà lãnh đạo. Khi giao việc cho nhân viên, bạn cần biết họ có đang phải ôm đồm quá nhiều công việc hay không? Có thể giải phóng bớt những công việc lặt vặt, không đúng chuyên môn giúp họ tập trung vào việc chính hay không?

Để ý khối lượng công việc của nhân viên trước khi giao việc
Để ý khối lượng công việc của nhân viên trước khi giao việc

Hãy trao đổi với nhân viên thường xuyên. Để biết họ cần gì và gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, bạn cần lưu ý với nhân viên về việc báo cáo tình trạng công việc thường xuyên để không làm chậm tiến độ dự án.

Đánh giá nhân viên thường xuyên

Để biết rõ trình độ, thái độ của nhân viên, bạn cần tổ chức đánh giá thường xuyên. Kết quả đánh giá sẽ là tư liệu giúp bạn quyết định giao việc chính xác và hợp lý.

Có nhiều cách để đánh giá nhân viên thường niên. Chẳng hạn như: Phỏng vấn 360 độ, đánh giá dựa trên kết quả/quá trình, theo dõi – ghi chép, làm bài test,… Trong quá trình đánh giá, nhà quản lý cũng có cơ hội để trao đổi với nhân viên nhiều hơn. Điều đó giúp nhà quản lý kết nối và thấu hiểu nhân viên hơn.

Giải quyết những nguyên nhân chủ quan khiến nhân viên không làm việc quản lý giao

Nếu nguyên nhân khiến nhân viên không làm việc quản lý giao xuất phát từ ý thức chủ quan, bạn cần nghiêm túc xem xét về mức độ nghiêm trọng, hình thức kỷ luật đối với nhân viên.

Cách giải quyết những nguyên nhân chủ quan
Cách giải quyết những nguyên nhân chủ quan

Khiển trách, kỷ luật

Việc không làm nhiệm vụ quản lý giao chắc chắn sẽ để lại những hậu quả. Chẳng hạn làm chậm tiến độ dự án, khiến chi phí tăng cao, mất cơ hội ký hợp đồng với khách hàng,… Nhất là khi nguyên nhân xuất phát từ ý thức của nhân viên không tốt, nhà quản lý cần họp bàn để đưa ra hình thức nhắc nhở hoặc kỷ luật nhân viên.

Các yếu tố cần cân nhắc:

  • Mức độ nghiêm trọng của hậu quả
  • Thái độ nhận lỗi, ý thức sửa sai của nhân viên
  • Năng lực, cống hiến của nhân viên trong thời gian vừa qua
  • Những thay đổi về thái độ, ý  thức của nhân viên nhằm hợp tác với cấp trên và cải thiện chất lượng công việc
Khiển trách, kỷ luật khi nhân viên không làm việc được giao
Khiển trách, kỷ luật khi nhân viên không làm việc được giao

Nếu nhân viên có biểu hiện tốt, sẵn sàng thay đổi thái độ làm việc. Đồng thời hậu quả để lại không lớn, nhà quản lý có thể gặp gỡ nhân viên để nhắc nhở và trao đổi hướng giải quyết. Nếu nhân viên không điều chỉnh thái độ hay không thể dung hòa với nhà quản lý, bạn có thể cân nhắc cách giải quyết sau:

Thuyên chuyển, cắt giảm nhân sự

Làm thế nào nếu nhân viên không làm việc quản lý giao nhưng vẫn có năng lực và mang lại giá trị cho công ty? Hãy chuyển nhân viên đến bộ phận, vị trí khác phù hợp hơn. Hãy tham khảo ý kiến nhân viên, nhu cầu của bộ phận khác và điều chuyển họ đến một vị trí thích hợp.

Việc bố trí nhân sự sai với năng lực, mong muốn khiến họ dễ nảy sinh bất mãn. Khi đó, không làm việc quản lý giao là cách mà nhân viên phản ứng lại. Tuy nhiên, nếu được chuyển đến một vị trí phù hợp hơn, họ vẫn có thể phát huy năng lực của mình.

Làm thế nào nếu nhân viên không làm việc quản lý giao và cũng không có đủ năng lực để giữ lại? Trường hợp này, bạn chắc chắn nên nghĩ đến chuyện cho nhân viên nghỉ việc. Việc giữ lại những nhân viên có thái độ không tốt và năng lực kém sẽ khiến công việc bị ảnh hưởng rất nhiều.

Thuyên chuyển, cắt giảm nhân sự nếu nhân viên có thái độ, trình độ kém
Thuyên chuyển, cắt giảm nhân sự nếu nhân viên có thái độ, trình độ kém

Rà soát lại khâu tuyển dụng

Để tránh nhân viên không làm việc quản lý giao, điều đầu tiên cần đảm bảo là tuyển đúng người. Đánh giá chính xác đầu vào sẽ tháo gỡ triệt để vấn đề nhân viên không thực hiện nhiệm vụ. Để đưa ra quyết định tuyển chọn chính xác, bạn cần điều chỉnh những yếu tố như: 

Điều chỉnh tiêu chí tuyển dụng

Liệu tiêu chí tuyển dụng đã sát với yêu cầu của vị trí và văn hóa công ty chưa? Hãy đưa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể thay vì đánh giá một cách cảm tính. Tiêu chí càng cụ thể bao nhiêu, khả năng khai thác ứng viên càng chính xác bấy nhiêu. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng loại bỏ những ứng viên có năng lực và thái độ không phù hợp. 

>> Tham khảo thêm: Xây dựng các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng hiệu quả

Thay đổi bộ câu hỏi phỏng vấn

Thay đổi bộ câu hỏi phỏng vấn để cải thiện chất lượng đầu vào
Thay đổi bộ câu hỏi phỏng vấn để cải thiện chất lượng đầu vào

Dựa trên tiêu chí tuyển dụng, bạn cần xây dựng lại bảng câu hỏi phỏng vấn. Cần đảm bảo khai thác tối đa các mặt của ứng viên, gồm: Kiến thức, kỹ năng, thái độ. 

  • Kiến thức: Đánh giá chính xác kiến thức chuyên môn mà ứng viên có sẽ giúp bạn nhận định ứng viên có phù hợp với yêu cầu về mặt chuyên môn của vị trí hay không. Khi có kiến thức nền tảng tốt, nhân viên sẽ nắm bắt vấn đề nhanh nhạy và làm quen với công việc dễ dàng hơn.
  • Kỹ năng: Đánh giá các kỹ năng giúp bạn nhìn nhận khả năng thực hiện công việc của ứng viên. Các kỹ năng như: Làm việc nhóm, giao tiếp, quản lý thời gian,… là không thể thiếu nếu muốn thực hiện tốt bất kỳ công việc nào.
  • Thái độ: Sự thiếu cầu tiến, không chủ động, không có tinh thần trách nhiệm,… là một trong những yếu tố khiến nhân viên lơ là công việc do quản lý giao. Để tránh trường hợp này, bạn cần khai thác được thái độ của ứng viên trong buổi phỏng vấn.

>> Tham khảo thêm: 4 bảng câu hỏi phỏng vấn ứng viên toàn diện cho doanh nghiệp

Bổ sung các bài test tính cách, năng lực, thái độ vào quá trình tuyển dụng

Bổ sung các bài test tính cách, năng lực, thái độ vào quá trình tuyển dụng
Bổ sung các bài test tính cách, năng lực, thái độ vào quá trình tuyển dụng

Phương pháp đánh giá ứng viên bằng các bài test đã dần trở nên phổ biến ở Việt Nam. Sự ra đời của các bài test tính cách như MBTI, DISC,… đã giúp nhà tuyển dụng xác định khá chính xác xu hướng tính cách cũng như phong cách làm việc của ứng viên.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng thực hiện phương pháp kiểm tra trình độ chuyên môn của ứng viên qua các bài test. Thay vì phỏng vấn, các câu trả lời có phần mô tả và mang tính tương đối, việc trực tiếp làm bài test có thể mang đến kết quả trực quan và chính xác hơn nhiều.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp tạo bài test đánh giá năng lực ứng viên. Trong đó phải kể đến phần mềm hàng đầu Việt Nam – Testcenter. Hiện nay, Testcenter đã hợp tác với rất nhiều đối tác là các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước, giúp các doanh nghiệp đánh giá ứng viên và nhân viên thường niên. Hệ thống kho bài mẫu của Testcenter lên đến 300+ đề, gồm cả những lĩnh vực chung và chuyên môn. Nhờ đó, nhà quản lý có thể dễ dàng tạo đề test cho bộ phận của mình.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Làm thế nào nếu nhân viên không làm việc quản lý giao. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả quản lý của mình. Nếu muốn nâng cao chất lượng nhân sự đầu vào, hãy truy cập và đăng ký dùng thử phần mềm đánh giá năng lực nhân viên Testcenter ngay hôm nay!

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter