Ở các bài viết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các cách quản lý, các phương pháp quản lý nhân sự hiệu quả. Vậy nên tiếp nối chủ đề thú vị này, ngày hôm nay Testcenter sẽ mang đến cho bạn những kinh nghiệm quản lý nhân sự được đúc rút, chia sẻ từ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong ngành. Nào chúng ta cùng bắt đầu ngay thôi.

Truyền cảm hứng cho người khác 

Người quản lý là người đứng đầu trong một tổ chức, là người lèo lái con thuyền nhân sự đến những mục tiêu, lý tưởng chung. Do đó truyền cảm hứng là cách tốt nhất để nhà lãnh đạo quản lý nhân sự trong tổ chức. Chúng ta đã quá quen với hình ảnh người quản lý sử dụng mệnh lệnh hay các văn bản chính sách, để áp lệnh xuống nhân viên. Thế nhưng bạn có thể thay đổi những quy củ này bằng cách truyền cảm hứng cho nhân sự của mình thông qua kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo của mình.

Đây là một nghệ thuật quản lý nhân sự được nhiều chuyên gia gợi ý. Điều này cũng chính là cách để bạn chiếm được sự tôn trọng và kính nể từ nhân viên của mình và khơi dậy tinh thần nhiệt huyết, đam mê sâu trong họ.

Có tầm nhìn xa

Đây rõ ràng là điều cần thiết và hiển nhiên. Là một người quản lý nhân sự, bạn phải có tầm nhìn xa, có định hướng phát triển và mục tiêu rõ ràng. Người quản lý nhân sự cần biết mình muốn đạt được kết quả như thế nào và hướng đội ngũ nhân viên của mình theo mục tiêu đó. 

cach-quan-ly-nhan-su
Người quản lý cần có tầm nhìn xa

Ngay từ ban đầu lãnh đạo doanh nghiệp cần xây dựng giá trị cốt lõi, tạo ra môi trường và văn hóa làm việc mà tổ chức hướng tới. Thông qua đó tạo thành thông điệp tuyển dụng và môi trường làm việc cho toàn thể bộ máy nhân sự. Có tầm nhìn xa sẽ giúp đội ngũ, tổ chức của bạn có những bước đi rõ ràng, đúng định hướng và mục tiêu đã đề ra.

>>> Xem thêm: Kế hoạch nhân sự là gì? Tầm quan trọng đối với doanh nghiệp

Hãy trở thành người giao tiếp tuyệt vời

Khả năng giao tiếp chính là điều cực lỳ cần thiết và làm nên sự thành công trong quản lý nhân sự của một nhà quản trị. Giao tiếp là kỹ năng quản lý nhân viên mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng cần trau dồi và học hỏi không ngừng. 

Để hoàn thành vai trò của mình nhà quản lý cần biết nói đúng lúc, đưa ra các phát ngôn có trọng lượng và ý nghĩa. Đi cùng với việc giao tiếp tốt, nhà quản lý cũng nên chú ý đến kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu. Sử dụng kỹ năng của mình để giúp đỡ các nhân sự trong doanh nghiệp giao tiếp tốt hơn. Nhà quản lý có thể tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp để có thêm kiến thức và kinh nghiệm.

Am hiểu về công nghệ

Thời đại 4.0 cùng xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp đang là giải pháp tuyệt vời thay thế cho việc điều hành doanh nghiệp theo kiểu truyền thống. Thay vì cách phương pháp quản lý nhân viên thủ công, việc áp dụng các công nghệ, công cụ và giải pháp phần mềm quản lý nhân sự ngày càng trở nên phổ biến. Thông qua các công cụ này mọi quy trình làm việc của nhân sự trong tổ chức đều được quản lý một cách dễ dàng. 

kinh-nghiem-quan-ly-nhan-vien
Nhà quản lý cần trau dồi khả năng sử dụng công nghệ

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn và sử dụng các nền tảng quản lý, đánh giá nhân sự được tin dùng hiện nay như Testcenter. Với nhiều tính năng hữu ích trong việc số hoá quản lý nhân sự, hỗ trợ đánh giá nhân viên thông qua kho đề test online phong phú cùng nhiều tính năng hấp dẫn khác,… Testcenter sẽ là trợ thủ đắc lực của bạn đấy.

Hãy linh hoạt trong quản lý

Quản lý nhân sự là một công việc khó khăn và đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm. Một trong những kinh nghiệm làm quản lý nhân sự từ chuyên gia chính là hãy linh hoạt trong mọi trường hợp. Đầu tiên người quản lý cần có tính “tò mò” nhằm khám phá những kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ mà mình chưa biết. Tốc độ và khối lượng công việc có thể thay đổi, chính vì vậy người quản lý cần học hỏi các phương pháp quản lý nhân viên khác nhau.

Tiếp đến, người quản lý cần sẵn sàng đổi mới tư duy và thử sức với những điều mới. Với vai trò là nhà quản lý bạn phải sẵn sàng đương đầu với những thử thách mới và thay đổi linh hoạt nhằm thích ứng. 

Và cuối cùng sau khi đưa ra các thay đổi nhà lãnh đạo cần quản lý chúng một cách hiệu quả. Thông qua việc thay đổi quy trình làm việc hay cách thức quản lý, bạn cần giám sát chúng nhằm xác định việc thay đổi có thực sự mang lại hiệu quả hay không. 

kinh-nghiem-quan-ly-nhan-su
Phong cách quản lý nhân sự cần linh hoạt, không cứng nhắc

Tăng cường sự tương tác

Một tổ chức tốt nhất là tổ chức có sự đoàn kết cao nhất. Nếu muốn đội ngũ nhân sự của mình luôn gắn kết và hợp tác cùng nhau, người quản lý cần phải xoá bỏ định kiến đối với bộ phận nhân sự. Hãy cho nhân viên thấy rằng bộ phận nhân sự luôn cố gắng xích lại gần hơn với tất cả mọi người. Hãy thường xuyên tương tác với các nhân viên tại các phòng ban khác nhau. Điều này giúp hai bên cởi mở với nhau, tăng tính tương tác thông qua việc đặt câu hỏi hay thảo luận về các vấn đề.

Nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn, rút ngắn khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới, từ đó nhân viên sẽ thực hiện và chấp hành các chính sách và quy định được đưa ra với tinh thần tự nguyện. Kinh nghiệm làm quản lý nhân sự chính là tạo ra chính sách cởi mở cho phép nhân viên khiếu nại, đặt ra câu hỏi từ đó tăng niềm tin vào tổ chức. Từ đó, họ sẽ nỗ lực nhiều hơn trong công việc và mang lại những kết quả đáng kinh ngạc.

Chấp nhận rủi ro

Rủi ro là điều không ai mong muốn thế nhưng không ai có thể làm chủ được điều này. Do đó nhà quản lý cần học cách chấp nhận rủi ro. Việc áp dụng quy trình tuyển dụng hay quản lý quy trình làm việc mang tính truyền thống đảm bảo tính an toàn. Tuy nhiên trên thực tế nếu bạn không chấp nhận mạo hiểm, thử sức mình ở các chiến lược hay cách làm và giải pháp mới, bạn không thể tạo ra điều khác biệt cũng như bứt phát và phát triển. 

Chấp nhận rủi ro sẽ giúp bạn có được sự trù bị tốt nhất cho tất cả các tình huống xấu có thể xảy ra. Như vậy bạn sẽ có sự chủ động cần thiết cũng như có sự chẩn bị những phương án, nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh một cách tốt nhất. Từ đó đội ngũ nhân viên cũng sẽ tin tưởng hơn vào người quản lý và tổ chức mà mình đang làm việc.

Kết luận

Trên đây là các kinh nghiệm quản lý nhân sự hữu ích mà Testcenter đã tổng hợp lại. Tuỳ vào tình hình thực tế và tính chất của từng doanh nghiệp mà nhà quản lý có thể linh động áp dụng các kinh nghiệm, kỹ năng khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng của công tác quản lý nhân sự vẫn chính là nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng công việc, để hướng đến các mục tiêu chung. Chúc bạn và doanh nghiệp sẽ ngày càng thành công hơn nữa trong 6 tháng cuối năm 2022.  

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter