Với sự cạnh tranh ngày càng lớn trong thị trường tuyển dụng, các doanh nghiệp đang tự cập nhật để đem đến hiệu quả cao nhất trong công tác tìm kiếm nhân tài. Điều này khiến Talent Acquisition ra đời trong thời đại 4.0 nhằm hướng đến sự tối ưu tốt nhất cho tuyển dụng. Vậy Talent Acquisition là gì? Cùng tìm hiểu cách thức săn đầu người thời 4.0 mới nhất này với bài viết sau.

Talent Acquisition là gì?

Talent Acquisition được dịch ra theo tiếng Anh là thu hút tài năng. Đây là một thuật ngữ đang rất phổ biến trong ngành nhân sự hiện nay. Thực chất, Talent Acquisition là một phương thức tuyển dụng đầu tư dài hạn, bắt đầu từ việc xây dựng thương hiệu, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ứng viên cho đến khâu lựa chọn ứng viên đảm bảo năng lực nhằm bổ sung nguồn lực chất lượng mà doanh nghiệp đang còn thiếu.

Theo đó, trong Talent Acquisition tuyển dụng chỉ đóng một vai trò nhất định nhưng không phải là tất cả mọi thứ mà doanh nghiệp hướng đến. Phương thức tuyển dụng thời 4.0 này sẽ mang đến kế hoạch dài hạn giúp doanh nghiệp dễ dàng bổ sung nhân sự bất cứ lúc nào.

Talent Acquisition là gì?
Talent Acquisition là gì?

Talent Acquisition và tuyển dụng có điểm gì khác biệt?

Để hiểu hơn về Talent Acquisition nghĩa là gì, cần biết được sự khác biệt giữa thu hút tài năng và tuyển dụng thông thường. Nếu trong tuyển dụng truyền thống, thứ mà doanh nghiệp hướng đến là chiến thuật ngắn hạn nhằm đáp ứng được nhu cầu nhân sự với các hoạt động đăng tin tuyển dụng, sàng lọc, lựa chọn và phỏng vấn ứng viên thì với Talent Acquisition, cần một chiến lược dài hạn để không chỉ bù đắp sự thiếu sót nhân lực hiện tại mà còn có thể đảm bảo nhân lực cho bộ máy tổ chức của công ty trong tương lai vận hành tốt.

Với sự cạnh tranh và thay đổi trong cuộc chiến tuyển dụng, Talent Acquisition không chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết và đưa ra phương hướng nhân sự sau này mà còn giúp giảm tối đa thời gian, chi phí và nhân lực cho công tác tuyển dụng.

Vai trò của Talent Acquisition trong tuyển dụng 4.0

Vẫn là nhiệm vụ tìm kiếm, thu hút và bổ sung nhân tài cho doanh nghiệp. Nhưng những lợi ích đằng sau quá trình đấy lại là điều khiến các doanh nghiệp nhận thấy được tầm quan trọng, vai trò của Talent Acquisition. Theo đó, phương thức thu hút tài năng này đem đến cho doanh nghiệp:

Hoạch định chiến lược lâu dài

Những nhân sự thực hiện Talent Acquisition sẽ lên một chiến lược nhân sự song song với hoạt động sản xuất, phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng cho doanh nghiệp một hệ thống cung cấp nhân sự tốt nhất, kịp thời nhất nhờ hệ thống dữ liệu đã lưu trữ được.

Xác định nguồn nhân lực

Trong hoạt động Talent Acquisition, nhà tuyển dụng cần hiểu rõ được cách thực vận hành, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để nắm bắt được toàn bộ các vị trí trong bộ máy tổ chức. Đây là một trong những lợi thế giúp phương thức thu hút nhân tài dễ dàng tìm kiếm được ứng viên phù hợp.

>>> Xem thêm: Ứng viên là gì? Những phương pháp đánh giá ứng viên hiệu quả

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp

Tương tự như trong kinh doanh, đội ngũ nhân sự thực hiện Talent Acquisition cần xây dựng cho doanh nghiệp một hình ảnh, thương hiệu tuyển dụng uy tín, đảm bảo nhận diện doanh nghiệp tích cực, thu hút trong mắt người lao động. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong công tác tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên.

Với Talent Acquisition, thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp đạt tầm cao mới.
Với Talent Acquisition, thương hiệu tuyển dụng của doanh nghiệp đạt tầm cao mới.

Nâng cao quan hệ với ứng viên

Rất nhiều doanh nghiệp, dù không biết Talent Acquisition là gì nhưng vẫn luôn áp dụng mô hình kết nối với ứng viên cũ đã từng ứng tuyển nhưng tạm thời chưa phù hợp với vị trí còn thiếu của doanh nghiệp. Việc giữ được mối quan hệ tốt với ứng viên cũ sẽ mang đến nhiều lựa chọn trong công tác tìm kiếm nhân tài ngay khi cần bổ sung.

Dự đoán và đo lường

Trong Talent Acquisition, các số liệu đo lường đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua đó, nhà tuyển dụng có thể nhìn ra được những điểm còn thiếu sót hay cần phát huy những thế mạnh nào để đưa ra hướng đi đúng đắn cho công tác chiêu mộ nhân tài. Điều này hoàn toàn khác biệt so với công tác tuyển dụng thông thường khi chỉ cần đạt được mục tiêu tuyển dụng đề ra trước đó.

Áp dụng Talent Acquisition trong doanh nghiệp như thế nào?

Lý thuyết là thế, việc áp dụng phương thức Talent Acquisition vào trong doanh nghiệp lại là một câu chuyện khác. Theo đó, bộ phận phụ trách tuyển dụng cần thực hiện những công việc như:

Xây dựng hình ảnh thương hiệu tuyển dụng

Một trong những nhiệm vụ mà nhân sự phụ trách thực hiện thu hút tài năng cần làm chính là xây dựng cho doanh nghiệp một hình ảnh tích cực trong thị trường tuyển dụng – việc làm. Ít nhất, doanh nghiệp cần đảm bảo được sự phổ biến mà khi nhắc đến tên doanh nghiệp, ứng viên đã từng biết đến. Điều này đòi hỏi thông tin doanh nghiệp cần phủ sóng mọi ngóc ngách từ mạng xã hội, các trang tuyển dụng hàng đầu,…

Xây dựng nguồn ứng viên tiềm năng

Thay vì chờ đợi ứng viên nộp hồ sơ như các phương thức tuyển dụng truyền thống, nhân sự thực hiện Talent Acquisition cần chủ động tìm kiếm, tiếp cận ứng viên thông qua các trang mạng xã hội, hội nhóm, cộng đồng cùng ngành nghề, lĩnh vực. Việc tương tác với những ứng viên tiềm năng thông qua các hình thức like, comment, follow, … sẽ cho họ thấy sự quan tâm, coi trọng của doanh nghiệp đối với mình. Các hội thảo, sự kiện cũng là nơi để quảng bá, tìm kiếm và kết nối với những ứng viên tiềm năng không thể bỏ qua.

Với nguồn ứng viên sẵn có, phương thức Talent Acquisition dễ dàng bổ sung nhân sự cho doanh nghiệp
Với nguồn ứng viên sẵn có, phương thức Talent Acquisition dễ dàng bổ sung nhân sự cho doanh nghiệp

Khoa học trong quản lý dữ liệu

Ở bất kỳ lĩnh vực nào, dữ liệu luôn là một trong những tài nguyên quan trọng. Với Talent Acquisition, xây dựng được hệ thống dữ liệu ứng viên càng lớn thì điều này càng chứng tỏ tính hiệu quả và đúng hướng của bộ phận tuyển dụng. Doanh nghiệp với quy mô càng lớn sẽ càng thấy được sự quan trọng mà Talent Acquisition đem lại.

Lời kết

Song song với những những chiến dịch tuyển dụng ngắn hạn nhằm bổ sung nhân sự giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động trước mắt, việc xây dựng chiến lược tuyển dụng theo xu hướng 4.0 với phương thức Talent Acquisition là điều vô cùng đúng đắn. Để hướng đến sự phát triển lâu dài, các doanh nghiệp nên nắm rõ Talent Acquisition là gì và vận dụng cách thức săn đầu người thời 4.0 sao cho hiệu quả nhất.

Để hỗ trợ tối đa cho phương thức thu hút tài năng này, các doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống đánh giá năng lực nhân sự TestCenter. Nền tảng đem đến giải pháp sàng lọc, kiểm tra ứng viên với quy mô lớn, Testcenter sẽ giúp tiết kiệm, tối ưu được chi phí, thời gian trong công tác tuyển dụng. Với ngân hàng đề thi mẫu khổng lồ, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo bài test năng lực, tổ chức và tổng hợp kết quả đánh giá.

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter