Pipeline là gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản nhất về Pipeline trong kinh doanh, sự khác biệt giữa sales Pipeline và sales funnel là gì? Đừng bỏ lỡ!

Pipeline trong kinh doanh là gì?

sales Pipeline và sales funnel là gì?
Cùng tìm hiểu 5 giai đoạn của quy trình Pipeline cho doanh nghiệp 

Trong lĩnh vực kinh doanh, Pipeline là một thuật ngữ tiếng anh được sử dụng khá là phổ biến, dùng để chỉ đường ống dẫn tài nguyên. Pipeline được hiểu là một quy trình đường dẫn mang tính nối tiếp để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi một công ty sẽ lựa chọn cho mình một Pipeline (đường ống) phù hợp với đặc thù lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu dài hạn mà họ đặt ra.

Ví dụ như “đường ống” cho vay của một ngân hàng sẽ bao gồm nhiều giai đoạn riêng biệt. Nó bao gồm quá trình tìm kiếm khách hàng mới, thực hiện kiểm tra tín dụng đối với người xin vay, kiểm tra tài sản bảo đảm và xử lý các thủ tục giấy tờ cần thiết để hoàn tất khoản vay.

Sự khác biệt giữa Sales Pipeline và Sales Funnel là gì?

Sự khác biệt giữa Sales Pipeline và Sales Funnel là gì
Sự khác biệt giữa Sales Pipeline và Sales Funnel là gì?

Để có thể nêu ra được sự khác biệt giữa Sales Pipeline và Sales Funnel, chúng ta sẽ tìm hiểu về Sale Funnel. Hiểu một cách đơn giản, Sale Funnel (hay Phễu bán hàng) mô tả quá trình tiếp thị và bán hàng lấy người tiêu dùng làm trung tâm. Mô hình minh họa hành trình mua hàng của khách hàng trong việc mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

Hơn thế, Sales Funnel cho phép đạt tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng tiềm năng khi họ chuyển sang các giai đoạn tiếp theo. Hình dạng của của kênh phễu rộng khi khách hàng tiềm năng bước vào và sau đó ngày càng thu hẹp hơn.

Trong khi đó, Sales Pipeline (đường ống bán hàng) thường được sử dụng để diễn tả một chuỗi hành động trong quy trình bán hàng để chuyển đổi khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực sự. Khi một giai đoạn hoàn thành, khách hàng tiềm năng sẽ được chuyển sang một giai đoạn tiếp theo. Việc xây dựng một Sales Pipeline sẽ giúp người đại diện bán hàng có thể theo dõi được tất cả giai đoạn trong mọi cuộc giao dịch.

>> Xem thêm: Cách quản lý Sales Pipeline hiệu quả cho doanh nghiệp là gì?

Thoạt nhìn, có vẻ như Sale Pipeline và Sales Funnel (phễu bán hàng và đường ống bán hàng) là hình thức bán hàng giống nhau. Tuy nhiên, trên thực tế mỗi hình thức lại có những yếu tố và quy trình nhỏ khác nhau. Cụ thể:

Những điểm khác nhau giữa Sale Pipeline và Sales Funnel
Những điểm khác nhau giữa Sale Pipeline và Sales Funnel (phễu bán hàng và đường ống bán hàng)

5 giai đoạn của quy trình Pipeline cho doanh nghiệp là gì?

Sau khi đã hiểu được định nghĩa của Pipeline cũng như sự khác nhau của chúng với Funnel, bạn cần nắm được 5 giai đoạn chính của quy trình Pipeline khi xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Tìm kiếm tệp khách hàng tiềm năng

Việc đầu tiên quan trọng trong 5 giai đoạn đó là tìm kiếm tệp dữ liệu khách hàng có khả năng ảnh hưởng đến doanh số của công ty. Đây là một quá trình lâu dài, cần có thời gian và lộ trình cụ thể. Bộ phận thị trường của doanh nghiệp cần hết sức linh hoạt trong phương thức để lọc ra được những nhóm khách hàng đang có nhu cầu với sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh.

Chăm sóc nuôi dưỡng để giữ chân khách hàng

pipeline trong kinh doanh là gì
5 giai đoạn của quy trình Pipeline cho doanh nghiệp là gì?

Chăm sóc khách hàng là một giai đoạn quan trọng quyết định khá lớn đến sự thành công của quy trình Pipeline. Bản chất của giai đoạn này chính là tư vấn hỗ trợ giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ.

>> Có thể bạn quan tâm: Tiêu chí đánh giá nhân viên bán hàng – Đề test năng lực nhân viên sales

Đưa ra đề xuất về nhóm khách hàng được quan tâm

Việc chú ý nhiều hơn đến nhóm khách hàng đang có nhu cầu tiêu thụ sẽ tiết kiệm thời gian cho cả doanh nghiệp lẫn người mua. Bán khi họ có nhu cầu và chỉ nhắc nhở họ hãy nhớ mình đang cần gì thì chiến lược kinh doanh mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

Thuyết phục khách hàng quan tâm hơn đến sản phẩm của doanh nghiệp

Sau khi đã đi qua 3 giai đoạn, bạn cần ngay lập tức chuyển sang giai đoạn thứ 4, đó là thực hiện đàm phán thuyết phục khách hàng. Đây là giai đoạn đòi hỏi rất nhiều kỹ năng từ nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn.

Bạn phải là người ra đòn đánh trực diện vào tâm lý khách hàng, để thuyết phục họ. Nhân viên phải nhạy cảm với tình huống, biết cách chăm sóc làm cho khách hàng hài lòng, thể hiện kỹ năng giao tiếp cùng sự hiểu biết sâu về mọi dòng sản phẩm của doanh nghiệp.

Chốt deal kết thúc quy trình thành công

>> Xem thêm: Nâng cao kỹ năng quản trị dành cho nhà quản lý doanh nghiệp

Sau khi khách hàng bị thuyết phục ở giai đoạn 4, bạn cần nhanh tay chốt đơn và thực hiện thanh toán là quy trình kết thúc. Tuy nhiên, để chốt đơn thành công thì doanh nghiệp có thể sử dụng một số chính sách ưu đãi, đưa ra một mốc thời gian mà ưu đãi sẽ hết hoặc ưu đãi này được giới hạn số lượng….

Tâm lý thích khuyến mại của khách hàng sẽ giúp tỷ lệ chốt đơn cao hơn, cũng như khuyến khích họ có thể lan tỏa những chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp bạn đến với tệp khách hàng tiềm năng.

Kết luận

Sau cùng, khi đã trải qua được cả 5 giai đoạn một cách thuận lợi đồng nghĩa là doanh nghiệp đã biết vận dụng quy trình Pipeline vào trong kinh doanh. TestCenter.vn hy vọng bài viết này đã thực sự hữu ích không chỉ cho các bạn làm trong kinh doanh mà còn cả những bạn ngoài ngành muốn tìm hiểu thêm về Pipeline. 

Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

hệ thống đánh giá năng lực nhân sự

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter