Các ví dụ về chuyển đổi số
Các ví dụ về chuyển đổi số mà doanh nghiệp nào cũng nên tham khảo

Tham khảo các ví dụ về chuyển đổi số của nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau sẽ giúp ích rất nhiều cho nhà quản lý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 3 ví dụ điển hình về sự thay đổi của doanh nghiệp sau quá trình chuyển đổi số!

Chuyển đổi số (Digital transformation) là gì?

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để tạo ra hoặc điều chỉnh quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện có. Nhằm mục đích đáp ứng các thay đổi kinh doanh và yêu cầu của thị trường.

Có thể hiểu, quy trình chuyển đổi số thường được hiểu là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số. Nó được thực hiện bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud).

Khi chuyển từ giấy tờ sang bảng tính hoặc các ứng dụng thông minh để quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp có cơ hội nhìn lại cách mà họ kinh doanh – cách thu hút khách hàng – trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số.

>> Xem thêm: 3 bước chuyển đổi số chi tiết và hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong thời đại hiện nay

Việc áp dụng chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ như điều hành, quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh.

Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là:

3 ví dụ về chuyển đổi số
3 ví dụ về chuyển đổi số nổi bật của các doanh nghiệp
  • Cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Nhà lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn. Nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, doanh nghiệp tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên.
  • Chuyển đổi số dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng. Thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý.
  • Góp phần gia tăng năng suất lao động. Nghiên cứu của Microsoft cho thấy, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%. Đến năm 2020, con số này là 21%.

>> Quan tâm: Cập nhật những thông tin mới nhất về quản trị nhân sự

Nhìn chung, theo các chuyên gia phân tích và nghiên cứu thị trường thì chuyển đổi số còn giúp mang đến năm lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.

Không chỉ có vai trò quan trọng tại các doanh nghiệp mà chuyển đổi số còn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác của xã hội như dịch vụ công của chính phủ, truyền thông đại chúng, y học, khoa học…

Ví dụ về chuyển đổi số trong doanh nghiệp 

Hiện nay, quá trình số hóa đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự đầu tư, tìm hiểu. Hơn nữa, việc xây dựng lộ trình là điều cần thiết.

Ví dụ về chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Ví dụ về chuyển đổi số trong doanh nghiệp 

Tối ưu nền tảng số

Nền tảng kỹ thuật số hay nền tảng điện toán (tiếng Anh: Digital Platform) là môi trường trong đó một phần mềm được thực thi. Đó có thể là phần cứng hoặc hệ điều hành, thậm chí là trình duyệt web và các giao diện lập trình ứng dụng liên quan.

Tối ưu nền tảng số, hiểu nôm na chính là tạo ra một ‘sàn giao dịch’ để khách hàng và các nhà cung cấp (supplier) có thể kết nối trực tiếp với nhau và hưởng lợi từ mạng lưới kết nối này. Ví dụ như phát triển nền tảng cho phép khách hàng mua bán, trao đổi sản phẩm đã mua với những khách hàng khác.

Một ví dụ khác, nền tảng quản lý khách hàng trung thành cho phép doanh nghiệp quản lý được khách hàng của mình một cách rõ ràng để có được những cách thức marketing cho phù hợp.

Hay nền tảng Marketing tự động giúp tự động hóa những quá trình phân tích và tổng hợp thông tin khách hàng như là phân khúc, vị trí địa lý cũng như quản lý những chiến dịch marketing phù hợp.

>> Tham khảo thêm: Chuyển đổi số là gì? Khi nào nên xây dựng quy trình chuyển đổi số

Marketing tự động khiến những quá trình được thực hiện bằng tay trong quá khứ trở nên nhanh chóng và chính xác hơn, cũng như việc được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật số sẽ mang độ chính xác cao.

Số hóa quy trình vận hành

Chúng ta biết rằng trong một doanh nghiệp luôn tồn tại rất nhiều quy trình. Tuy nhiên, tất cả chỉ là trên giấy tờ bởi vì không có một công cụ nào để số hóa và quản lý các quy trình này, dẫn đến hiệu quả làm việc không cao.

Do đó việc áp dụng chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp số hóa quy trình doanh nghiệp, nhằm giúp nhân sự hiểu rõ quy trình, giúp giảm “trì trệ” trong công việc, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả làm việc và giúp theo dõi, đánh giá chất lượng công việc tốt hơn.

các ví dụ về chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp
các ví dụ về chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp

Tự động hóa quy trình có thể hiểu là ứng dụng công nghệ, kỹ thuật số để tinh giản những quy trình làm việc và tối ưu chi phí khi nhân rộng về quy mô. Ví dụ sử dụng hệ thống email automation để tự động chăm sóc khách hàng theo quy trình có sẵn.

Sử dụng các phần mềm công nghệ

Tích hợp digital vào sản phẩm, dịch vụ  – ‘số hóa’ sản phẩm, dịch vụ  đang cung cấp hay phát triển những ứng dụng đáp ứng nhu cầu mới của thị trường. Chẳng hạn, nhà phân phối nội thất tích hợp công nghệ AR, giúp khách hàng  ‘ướm thử’ sản phẩm trước khi đặt mua.

Một ví dụ khác của chuyển đổi số đó chính là sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI. Một số ví dụ về việc áp dụng AI vào các lĩnh vực là:

• Chatbots: giúp doanh nghiệp giải đáp các truy vấn của khách hàng mọi lúc mọi nơi theo một kịch bản đã được lập trình sẵn dựa vào chính thói quen tìm kiếm, các câu hỏi của khách hàng.

• Quản lý kho và chuỗi cung ứng tự động: hệ thống này giúp quản lý hàng hoá và nguồn cung ứng hàng hoá, giúp ngành thương mại điện tử hoạt động hiệu quả hơn.

>> Xem thêm: 5 bước quan trọng để chuyển đổi số doanh nghiệp dành cho nhà quản lý

• Alexa và Siri: trợ lý ảo bằng giọng nói. Giúp con người thực hiện công việc nhanh và dễ dàng hơn.

• Facebook feed: giúp đẩy các nội dung người dùng ưa thích trên news feed.

• Netflix: AI được dùng để tạo ra “movies you may like” – “phim bạn có thể thích” dựa vào kết quả tìm kiếm trước đó của người dùng.

Kết luận

Cùng với cách mạng 4.0, chuyển đổi số chính là chìa khóa giúp các doanh nghiệp có thể bắt kịp xu thế phát triển của thế giới mới. Các doanh nghiệp giờ đây không thể thờ ơ với những tác động và lợi ích mà chuyển đổi số mang lại.

Hy vọng bài viết mà Testcenter chia sẻ đã một lần nữa giúp bạn có cái nhìn rõ ràng và chân thực về chuyển đổi số để có thể xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp mình. 

Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

tool đánh giá năng lực nhân sự toàn diện

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter