Chuyển đổi số doanh nghiệp là gì?
Chuyển đổi số doanh nghiệp là gì?

TestcenterChuyển đổi số doanh nghiệp (digital transformation) được cho xu hướng tất yếu trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nhưng đây cũng là thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp Việt chúng ta cần làm gì để chuyển đổi số?

Chuyển đổi số doanh nghiệp là gì?

Chuyển đổi số doanh nghiệp được đánh giá là xu thế không thể đảo ngược hiện nay. Dưới tác động của đại dịch Covid-19, xu hướng này càng mạnh mẽ hơn và tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ được xem là “cốt lõi” trong lần chuyển đổi này.

Theo nghiên cứu của Dell Technology với 4800 công ty ở 18 quốc gia cho thấy: cứ 10 doanh nghiệp thì 8 doanh nghiệp đang đầu tư chuyển đổi số và 79% trong số đó đang sáng tạo lại mô hình kinh doanh số hóa. Việt Nam đang được xem là một trong số các quốc gia tiếp cận sớm với chuyển đổi số.

Chuyển đổi số doanh nghiệp là yếu tố tất yếu thúc đẩy năng lực cạnh tranh và giúp doanh nghiệp tăng tốc trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Các chuyên gia đánh giá, trong các năm tiếp theo, với 10 việc phải làm của doanh nghiệp thì phải có 2 việc liên quan đến “số hóa”.

Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp quy mô 10 – 20 tỷ thì chắc chắn chưa suy nghĩ đến chuyển đổi số, bởi quy trình doanh nghiệp chưa đồng bộ, nhân viên chưa có cái nhìn chính xác về chuyển đổi số doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Tuyển tập thông tin cập nhật về quản trị doanh nghiệp dành cho nhà quản lý

Các bước giúp chuyển đổi số doanh nghiệp

Chuyển đổi số không phải ngày một ngày hai mà là cả một quá trình. Nó cần phải được thực hiện một cách đúng đắn ngay từ khâu đầu tiên. Khi có quy trình mới tính đến số hóa các quy trình và dùng các nền tảng số phù hợp, đồng thời áp dụng các nền tảng sao cho phù hợp từ quy trình bán hàng, quy trình nội bộ, kế toán – tài chính, quản lý nhân sự,…

Bước 1: Rà soát mong muốn của doanh nghiệp

Tâm lý nóng vội muốn chạy theo doanh số hoặc lợi ích trước mắt thường dẫn đến hai hệ quả:

Một là doanh nghiệp sẽ dễ bị sa đà, mất nhiều thời gian và nguồn lực của mình để chữa ngọn mà không chữa gốc, dễ bỏ qua những vấn đề cốt lõi trong nội bộ.

Hai là khi doanh nghiệp tuỳ tiện chọn cho mình một nền tảng không phù hợp để giải quyết nhanh chóng một vấn đề, việc tích hợp các nền tảng rời rạc sau này sẽ là một khó khăn, thử thách lớn.

Các bước chuyển đổi số doanh nghiệp
Các bước giúp chuyển đổi số doanh nghiệp

Do vậy, trước khi cân nhắc việc áp dụng chuyển đổi số, nhà quản lý cần có một tâm thái bình tĩnh. Đầu tiên là để tìm ra vấn đề nhức nhối nhất của doanh nghiệp dựa trên sự thấu hiểu quy trình kinh doanh và bối cảnh thị trường hiện tại.

Bên cạnh đó, tâm lý khách hàng nên được coi là trọng tâm để phác thảo ra một lộ trình chuyển đổi số cho phù hợp. Bởi vì sau cùng, doanh thu vẫn luôn là cái đích của mọi doanh nghiệp.

Bước 2: Đánh giá mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp

>> Tham khảo thêm: Chuyển đổi số là gì? Khi nào nên xây dựng quy trình chuyển đổi số?

Sau khi đã có một hình dung về lộ trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại mức độ sẵn sàng cho việc tái cấu trúc quy trình vận hành của mình. Đây là một bài toán không hề đơn giản bởi nó đòi hỏi doanh nghiệp phải thoả mãn 2 yếu tố: con người và dữ liệu.

Con người là yếu tố quan trọng hơn cả. Xét cho cùng, công nghệ cũng chỉ là một loại công cụ. Hiển nhiên, không có một công cụ thần thánh nào có thể cứu sống doanh nghiệp khi mà bản thân những người sử dụng nó không có tư duy thay đổi.

Bên cạnh đó, dữ liệu là tài sản đặc biệt quan trọng cho bước chuyển mình về công nghệ của doanh nghiệp. Song, ít có lãnh đạo nào được trang bị những hiểu biết cần thiết về nền tảng dữ liệu để có thể hiểu rõ các con số đang nói gì.

Do vậy, ban quản trị cần tìm đến sự phân tích chuyên nghiệp của các chuyên viên phân tích dữ liệu để biến thông tin thành tài sản vốn và tận dụng nó làm bàn đạp trong việc chuyển đổi số.

Bước 3: Rà soát quy trình để đưa ra các thay đổi cần thiết

Ban lãnh đạo có thể tận dụng những lúc sản xuất và giao dịch ít đi (ví dụ như do đại dịch Covid-19) để tái cấu trúc quy trình của mình cho phù hợp với việc chuyển đổi số. Đây là cơ hội để doanh nghiệp nhìn lại xem mình đã sẵn sàng hoàn toàn cho việc chuyển đổi số hay chưa. Quy trình nào hay khâu nào đang chưa sẵn sàng và nên giải quyết như thế nào.

Một lần nữa, những người đưa ra quyết định không nên dựa vào những suy luận trực quan mà cần có số liệu cụ thể và chi tiết nhất để tìm ra một hướng đi hợp lý cho doanh nghiệp.

Bước 4: Tìm ra một giải pháp phù hợp và tối ưu nhất

Chuyển đổi số doanh nghiệp cần yếu tố gì
Chuyển đổi số doanh nghiệp cần yếu tố gì

Để tìm ra một giải pháp phù hợp thì hơn ai hết chủ doanh nghiệp, đội ngũ nhân sự phải am hiểu đặc thù của sản phẩm hay dịch vụ, từ đó mới có thể tìm ra giải pháp tối ưu nhất.

Doanh nghiệp phải biết được là mình sẽ tiếp cận và phục vụ đối tượng nào, đối tượng khách hàng đó hiện ở đâu và làm sao để tiếp cận nhanh và chính xác nhất. Đặc biệt chi phí phải thực sự phù hợp với bối cảnh, quy mô của doanh nghiệp.

Bước 5: Nuôi dưỡng tính cam kết trong chuyển đổi số doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi số đều cho rằng, thay đổi về văn hoá khó khăn hơn là công nghệ. Khi công nghệ đã trở nên quá phổ biến, người ta thường dễ bỏ qua những giá trị căn bản nhất là con người.

Như đã giới thiệu ở Bước 2, việc xây dựng một văn hoá tôn trọng, đề cao sự mới mẻ và tinh thần học hỏi là một yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc chuyển đổi số. Nó sẽ quyết định sự thành bại trong quá trình chuyển đổi số.

Kết luận

Chuyển đổi số là một thử thách lớn cho mọi doanh nghiệp. Nó không chỉ đòi hỏi sự cố gắng từ ban quản trị đến toàn bộ đội ngũ nhân viên, mà còn đòi hỏi một chiến lược rõ ràng, kiên định dựa trên những phân tích kỹ càng, tổng quát về dữ liệu. Sự đầu tư đúng mực và sự nghiêm túc trong quá trình thực thi.

Hy vọng tất cả các “Doanh nghiệp Việt” sẽ có bước chuyển mình mạnh mẽ, có kế hoạch chuyển đổi phù hợp và hiệu quả nhất. Sớm hòa mình vào xu thế thương mại toàn cầu.

Testcenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.

chuyển đổi số doanh nghiệp

TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…

Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter